Chủ đề: Viễn cảnh G-0
-
02-12-2011, 11:44 PM #1
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Viễn cảnh G-0
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới không chỉ cuốn đi hàng ngàn tỷ USD, làm lung lay lý thuyết thị trường tự do, thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của một số nước, mà đến nay, khi cơn bão này đã qua đi, một số chuyên gia kinh tế cho rằng nó còn khiến Nhóm các nền kinh tế phát triển và đang nổi (G-20) rơi vào tình trạng “không cần thiết phải tồn tại”.
Vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner ngày 7-2 đã đến thành phố Sao Paulo, Brazil, để làm công tác tiền trạm cho chuyến thăm Brazil vào tháng 3 tới của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Mọi chuyện sẽ là bình thường nếu ông Geithner chỉ tán dương tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Brazil, cũng như các biện pháp thiết thực mà nền kinh tế lớn nhất khu vực Mỹ Latinh này áp dụng để ngăn chặn đồng nội tệ real tăng giá, bao gồm cả việc Brazil nâng mức thuế suất đối với các khoản đầu tư nước ngoài ngắn hạn.
Nhưng trong một phát biểu tại đây, ông Geithner đã nói rằng “một số nền kinh tế chủ chốt trên thế giới đã hạ giá đồng nội tệ của mình và kiểm soát nghiêm ngặt tỷ giá hối đoái” khiến Brazil và các nước khác phải chịu hậu quả nặng nề khi đối mặt với dòng tiền nóng.
Dù không “điểm mặt chỉ tên”, nhưng với nhiều nhà phân tích, ông Geithner đang ngầm phê phán Trung Quốc. Bởi Washington vẫn chỉ trích Bắc Kinh định giá đồng NDT thấp hơn giá trị thực. Tuy nhiên, quan trọng hơn là ẩn ý lôi kéo Brazil về phía Mỹ để chống lại việc Trung Quốc định giá thấp đồng NDT. Hành động lôi kéo này là ví dụ rõ ràng để minh chứng cho tính thực dụng: “Không có đồng minh thực sự, chỉ có lợi ích là tối thượng”.
Có lẽ vì thế, trong bài viết đăng trên Tạp chí Foreign Affairs, Tiến sĩ Nouriel Roubini và Chủ tịch Eurasia Group, Ian Bremmer đều cho rằng khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lùi vào dĩ vãng, các nước sẽ đua nhau “chỉ biết đến mình”, không có một nước hay một nhóm nước nào có đủ lực bẩy về chính trị và kinh tế, hoặc có ý muốn thúc đẩy các nghị trình quốc tế. Vì thế, cơ chế G-20 đang tiến tới đường cùng của việc “có cũng như không”.
Theo 2 ông, cái gọi là G-2 (Trung Quốc và Mỹ) về căn bản không thể trở thành sự thật vì Bắc Kinh không muốn đảm nhiệm trọng trách cùng gánh vác vai trò lãnh đạo thế giới. Cái gọi là G-3 (EU, Mỹ và Nhật Bản) cũng không phải là lựa chọn mang tính khả thi, bởi Mỹ thiếu các nguồn lực để tiếp tục đóng vai trò nhà cung cấp hàng hóa chính cho toàn cầu.
Trong khi đó, châu Âu đang phải dồn hết tâm lực để chống chọi với cuộc khủng hoảng nợ đang lan tràn trong khu vực sử dụng đồng euro và Nhật Bản vẫn chưa thoát khỏi sự vướng víu của những vấn đề chính trị, kinh tế phức tạp trong nước.
Hệ quả là các nước phát triển đều đang nằm trong cảnh “mạnh ai nấy làm”, xung đột giữa các bên trên vũ đài quốc tế, trong các vấn đề như điều phối kinh tế vĩ mô quốc tế, cải cách quy định tài chính, thay đổi chính sách thương mại, đối phó với biến đổi khí hậu… sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
Trong bối cảnh hiện nay, việc lôi kéo các đồng minh nhằm phục vụ lợi ích riêng khiến nền kinh tế toàn cầu sẽ lại bị giáng thêm đòn và viễn cảnh G-0 xuất hiện làm cho quá trình phục hồi của kinh tế thế giới kéo dài thêm.
Theo: Sài Gòn Giải phóng
bạn nghĩ gì về vấn đề này?View more random threads:
- Phát triển kinh tế ĐBSCL, một bài toán khó !?
- Mark Mobius dự báo giá dầu tăng không ngừng trong dài hạn
- Báo cáo của FAO: Giá lương thực sẽ tăng trong thập niên tới
- Xăng dầu và thời tiết đẩy giá rau quả tăng cao
- Việt Nam: một năm 2 cuộc khủng hoảng kinh tế!
- Tương lai FDI của Việt nam?
- Tàu Vinashinlines bị bắt ở Ấn Độ
- Căng thẳng với Triều Tiên có thể tác động tới các biện pháp ngoại hối của Hàn Qu
- Brazil chuẩn bị gia nhập “cuộc chiến tiền tệ” với Hoa Kỳ và Trung Quốc
- Tại sao đến giờ này mới nhập khẩu "vàng"?
Ăn rau thay cơm có giúp giảm cân không? Câu đáp cho câu hỏi “Ăn rau thay cơm có giúp giảm cân hay không?” chính là… có! Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò khôn xiết quan trọng trong kết quả giảm...
Ăn rau có thay cơm được không? Cách giảm cân đúng khoa học