-
11-15-2010, 06:09 AM #1
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Có nên cấp vốn trở lại cho Petro Vietnam?
[IMG]data/attachments/4/4065-7f524d1db3b8515a99b78e15b30e0ada.jpg[/IMG]
Một trong những lý do khiến đại biểu không yên tâm chính là, năm nào cũng bố trí chi đầu tư trở lại cho Petro Vietnam với số tiền rất lớn, nhưng việc chi như thế nào, hiệu quả ra sao thì không có báo cáo Quốc hội.
200/398 đại biểu Quốc hội đã không đồng ý đầu tư trở lại 3.500 tỷ đồng cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam), kết quả tổng hợp ý kiến về dự thảo nghị quyết và phiếu xin ý kiến về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2011 cho biết.
Theo nghị trình của kỳ họp Quốc hội thứ tám, ngay tại phiên họp sáng thứ Hai (15/11), Quốc hội sẽ đưa ra quyết định về việc phân bổ ngân sách Trung ương năm 2011. Và, gần như năm nào cũng vậy, số tiền chi trở lại cho Petro Vietnam nói riêng và một số tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nói chung luôn có ý kiến trái chiều.
Quốc hội quyết nhưng không rõ hiệu quả
Một trong những lý do khiến đại biểu không yên tâm chính là, năm nào cũng bố trí chi đầu tư trở lại cho Petro Vietnam với số tiền rất lớn, nhưng việc chi như thế nào, hiệu quả ra sao thì không có báo cáo Quốc hội.
Ngay từ phiên khai mạc, tại báo cáo thẩm tra về ngân sách Nhà nước, Ủy ban Tài chính Ngân sách cũng cho biết, có ý kiến ở Ủy ban cho rằng không nên cấp vốn trở lại cho Petro Vietnam vì đây là nguồn thu đặc thù của ngân sách trong khai thác dầu khí.
Quá trình thảo luận và qua phiếu xin ý kiến trước khi Quốc hội “chốt” việc chi ngân sách Trung ương năm sau, đa số các vị đại biểu Quốc hội đã bày tỏ sự nhất trí với ý kiến được coi là thiểu số tại cơ quan thẩm tra. Đồng thời, đề nghị cần làm rõ: bản chất 3.500 tỷ đồng là gì, lợi nhuận doanh nghiệp hay từ nguồn khoáng sản thuộc ngân sách Nhà nước?.
Bên cạnh đó, nhiều đề nghị khác nhau cũng đã được đưa ra về số tiền không nhỏ dự định chi cho tập đoàn này. Có đại biểu nêu quan điểm chỉ đầu tư trở lại 3.000 tỷ đồng, còn 500 tỷ đầu tư kè sạt lở, xâm thực. Và, chỉ đầu tư trở lại trên cơ sở xác định đúng các chi phí và đầu tư thêm các công trình xây dựng cơ bản do Nhà nước đầu tư.
Trong số 198 phiếu đồng ý chi, nhiều ý kiến đề nghị giải trình cụ thể nhất là các khoản đã chi trong các năm trước. Đồng thời, Chính phủ cần báo cáo Quốc hội danh mục dự án đầu tư và hiệu quả đầu tư vào năm 2012 để Quốc hội giám sát.
Đảm bảo bình đẳng
Dù không chiếm đa số song cũng có đến hàng trăm ý kiến không đồng ý với nội dung chi để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do Nhà nước giao cho các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty thành lập theo Quyết định 91, các ngân hàng thương mại.
Cụ thể, 88 đại biểu nói không với việc chi cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) 215 tỷ đồng để thực hiện chương trình cấp điện các thôn, buôn chưa có điện 5 tỉnh Tây Nguyên; dự án cung cấp điện cho các hộ dân chưa có điện là đồng bào Khơ Me thuộc tỉnh Bạc Liêu; dự án thủy lợi - thủy điện Quảng Trị.
107 ý kiến không tán thành chi cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) 50 tỷ đồng để thực hiện dự án Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, nhà nước; mạng thông tin phục vụ công tác chỉ đạo phòng chống thiên tai.
Việc Tổng công ty Đường sắt được chi 1.324 tỷ đồng để thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, như hiện đại hoá thông tin, tín hiệu đường sắt; nâng cao an toàn cầu trên các tuyến đường sắt Hà Nội - Tp.HCM; cải tạo nâng cấp một số tuyến đường sắt… cũng có 98 đại biểu không đồng tình.
Có ý kiến đề nghị ngân sách Trung ương dành một khoản từ 215 tỷ đồng định chi cho EVN để hỗ trợ đầu tư điện trung thế cho vùng sản xuất lúa đồng bằng sông Cửu Long. Ý kiến khác chỉ đồng ý chi cho VNPT vì tính chất hoạt động của tập đoàn này là công ích. Các tập đoàn khác đề nghị không chi.
Tương tự như với Petro Vietnam, đồng ý chi cho một số doanh nghiệp khác, song lưu ý là số kinh phí rất lớn, nhiều đại biểu cho rằng Chính phủ cần báo cáo với Quốc hội danh mục dự án đầu tư vào năm 2012 để Quốc hội xem xét.
Với yêu cầu giám sát chặt chẽ nguồn ngân sách cấp cho các đơn vị này, một số vị đại biểu đề nghị báo cáo trở lại theo thời gian 6 tháng, 1 năm đối với ủy ban chuyên môn của Quốc hội về thực trạng chi, hiệu quả chi từ nguồn ngân sách được cấp.
Theo quan điểm của Uỷ ban Tài chính - Ngân sách, việc Chính phủ ghi vốn đầu tư phát triển cho các tập đoàn, tổng công ty thực chất không phải là nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư hỗ trợ cho các đơn vị này mà chỉ là nguồn vốn để các tập đoàn, tổng công ty thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do Nhà nước giao.
Tuy nhiên, đa số ý kiến đề nghị để phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm sự thống nhất trong hạch toán và theo dõi, giám sát, nên ghi vốn các nhiệm vụ trên cho các bộ, ngành để thống nhất điều hành.
Có ý kiến đề nghị cần ghi rõ danh mục, số vốn cho từng dự án, công trình mà Chính phủ giao cho các tập đoàn, tổng công ty thực hiện; đồng thời cần tổ chức đấu thầu công khai, đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế khác.
Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ giải trình các khoản chi cho các tập đoàn kinh tế như: chi trả nợ, viện trợ 2,7 tỷ đồng, chi lương hưu và đảm bảo xã hội 12,5 tỷ đồng, chi sự nghiệp kinh tế 15,92 tỷ đồng...
Tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2009, khi thông qua nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm nay, trước đề nghị của nhiều đại biểu không bố trí vốn đầu tư cho các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị không bố trí vốn đầu tư cho Tập đoàn Dệt may Việt Nam (10 tỷ đồng) và Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản (28 tỷ đồng) để bổ sung đầu tư cho các chương trình biển Đông, hải đảo.
Nguồn: http://vneconomy.vn/2010111401554545P0C5/co-nen-cap-von-tro-lai-cho-petro-vietnam.htmView more random threads:
- Dự trữ ngoại hối của Nhật đạt kỷ lục mới (tuy nhiên vẫn thua xa Trung Quốc)
- Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm của Phi-lip-pin mạnh nhất trong vòng 20 năm
- Trung Quốc: Dự luật mới của Hoa Kỳ vi phạm luật lệ WTO
- Muốn được yêu, doanh nghiệp phải biết thương 'thượng đế'
- Kỳ vọng về Thị trường bất động sản thành phố Hồ Chí Minh 6 tháng cuối năm 2019
- Share Các bạn nên vào xem để phòng ngừa nhé: "Nước uống đóng chai có vi trùng gây mủ"
- Thêm một máy ATM Đông Á bị gắn camera quay trộm
- IMF bán xong 403 tấn vàng
- Nền kinh tế mới nổi sẽ "hạ bệ" khối phương Tây
- Dự kiến xuất khẩu 6 triệu tấn gạo năm 2011
-
11-23-2010, 05:14 PM #2
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Có nên cấp vốn trở lại cho Petro Vietnam?
Ngành xăng dầu, điện lực, đường sắt là 1 trong các ngành ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Nếu ta buông thả hoàn toàn cho các doanh nghiệp tự thu tự chi tự cân đối ngân sách thì có lẽ giá sẽ tăng cao ngùn ngụt. Nếu để cho bên ngoài quốc doanh đầu tư vào các lĩnh vực này thì giá cũng vẫn tăng cao. Còn nếu cái kiểu trợ vốn như hiện nay thì năm nào cũng chi hàng ngàn tỷ để nâng cấp, xây dựng.... năm nào lời nhiều thì chia thưởng nhiều, năm nào lỗ thì nhà nước lại trợ vốn, thật là 1 điều nghịch lý
Khi tôi học bên ngành kế toán thì biết tất cả các doanh nghiệp đều có trích 1 khoảng chi đầu tư phát triển và khấu hao tài sản cố định... Vậy mà các ông lớn nhà ta thì năm nào cũng thấy xin tiền chi đầu tư, sữa chữa...
Còn về khoản chi 50 tỷ cho VNPT để cung cấp mạng truyền số liệu... thì lại là 1 điểm nghịch lý nữa. 1 tập đoàn mà số lợi nhuận năm nào cũng cao, tiền lương của nhân viên thuộc loại "khủng" ở Việt Nam, vậy mà lại ngân sách trung ương lại rót 50tỷ????
Về chi ngân sách cho Điện lực, Đường Sắt là 1 bài toán khó cho bài toán chung của kinh tế Việt Nam. Theo tôi nghĩ thì để giải quyết được vấn đề này thì cuối cùng chỉ nhờ vào 2 chữ "Tâm và Tài" của các vị lãnh đạo, giám đốc chi nhánh và các trưởng phòng của các tập toàn lớn thôi
Trên đây chỉ là đôi lời tâm sự của tôi thôi, nếu có gì không đúng cũng xin bỏ qua cho
-
11-25-2010, 06:58 PM #3
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Đồng tình quan điểm tác giả. Hãy để ông ấy đi bằng đôi chân của mình. Hỗ trợ có mức độ thôi. Tạo canh tranh là quy luật của phát triển. Nuôi nấng chiều chuộng mãi cũng chỉ làm hư những "Đứa con" ^^
-
01-14-2011, 07:58 PM #4
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Có nên cấp vốn trở lại cho Petro Vietnam?
Mấy ông to to kiểu Petro này, Quốc hội cần giám sát chặt chẽ thông qua Chính phủ!
-
02-13-2011, 01:24 AM #5
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Có nên cấp vốn trở lại cho Petro Vietnam?
- theo tôi việc cấp lại vốn cho PVN là đương nhiên, vi mọi người nên nhớ rằng số thu ngân sách của PVN chiếm 1/3 ngân sách của Quốc gia cơ mà, cho nên phải cấp vốn trở lại thì mới giúp họ phát triển sản xuất và tăng thu cho ngân sách Nhà nước. vấn đề quan trọng là phải có cơ chế giám sát chặt chẽ họ mà thôi.
Các Chủ đề tương tự
-
MacCoffee in Vietnam
Bởi saobang trong diễn đàn Chiến lược kinh doanhTrả lời: 1Bài viết cuối: 04-28-2012, 06:18 PM -
Liệu có gì đằng sau cái bề ngoài hào nhoáng của Petro hay không?
Bởi yeubongda1102 trong diễn đàn Chiến lược kinh doanhTrả lời: 0Bài viết cuối: 04-15-2012, 08:58 PM -
Độc quyền phân phối xăng dầu ở Petro Vietnam. Nguyên nhân gây nhập siêu năm 2010
Bởi giangnguyen9199 trong diễn đàn Kinh tế ngày nayTrả lời: 4Bài viết cuối: 11-06-2010, 01:28 AM -
Vietnam can do!
Bởi thimun229 trong diễn đàn Kinh tế ngày nayTrả lời: 1Bài viết cuối: 11-23-2009, 04:08 PM
Dụng cụ người lớn tuyệt nhất dành cho các vợ chồng vào màn dạo đầu Nói một cách đơn giản, như tôi đã nói ở trên, chơi trò chơi tình dục là một cách nhẵn để thêm một số niềm vui và sự phấn khích...
Trò chơi người lớn hay nhất dành cho các cặp đôi vào màn dạo đầu