-
02-24-2011, 02:49 PM #1
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
“Kiểm soát CPI cả năm dưới 7% là rất khó!”
Việc tăng giá điện và các mặt hàng khác đang gây lo ngại về quyết tâm kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô của Chính phủ. Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính đã trao đổi xung quanh vấn đề này.
Quyết định tăng giá điện 15,28% từ ngày 1/3 vừa được công bố. Theo ông, mức tăng này tác động như thế nào đến chỉ số lạm phát của cả năm?
Với mức tăng này, giá điện tăng bình quân là 165 đồng/KWh. Đó là giá điện chưa được tính đủ vì còn phải “khoanh” lại khoảng 27.917 tỷ đồng chi phí phát sinh từ năm trước để phân bổ dần cho các năm sau, chưa tính theo tỷ giá mới điều chỉnh, Nhà nước lùi khấu hao tài sản của ngành điện và không tính lợi nhuận...
Giá điện tăng đương nhiên tác động làm tăng giá thành sản phẩm và giảm lợi nhuận của các ngành sử dụng điện. Nhưng tăng giá thành, giảm lợi nhuận bao nhiêu còn phụ thuộc vào việc quản lý, sắp xếp sản xuất, tiết kiệm, chống lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của từng đơn vị trong nền kinh tế.
Đối với các hộ nghèo theo tiêu chí mới Nhà nước vẫn có chính sách hỗ trợ đối với 50Kwh đầu tiên của điện sinh hoạt. Giá điện tăng sẽ tác động làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng trực tiếp của vòng 1 về lý thuyết khoảng 0,38%. Nếu tính tác động đến các vòng tiếp theo và cả các yếu tố tâm lý kỳ vọng thì có thể tỷ lệ tăng chung khoảng 0,76%.
Một số ý kiến lo ngại việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND với mức 9,3% là khá đột ngột và sẽ dẫn đến sự tăng giá của hàng loạt mặt hàng khác. Ông nhìn nhận gì về việc tăng tỷ giá lần này?
Tỷ giá USD/VND tăng không chỉ giá hàng nhập khẩu bị tác động mà giá mua hàng xuất khẩu ở thị trường nội địa cũng tăng, do tỷ giá tăng khuyến khích xuất khẩu đã đẩy nhu cầu xuất khẩu tăng kéo giá tăng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho biết cứ giảm giá danh nghĩa đồng nội tệ 1% thì đẩy lạm phát tăng 0,1%.
Tuy nhiên, tình hình thực tế của nước ta hiện nay không hoàn toàn diễn ra như vậy. Bởi lẽ, trừ những doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá được ưu tiên bán ngoại tệ với tỷ giá 19.500 VND/USD nay bị điều chỉnh tăng thêm 1.400 VND/USD; còn những doanh nghiệp phải mua tỷ giá thoả thuận, tỷ giá thị trường thì đã phải hạch toán theo quanh mức tỷ giá mới khá lâu rồi.
Chính vì thế mà khoản chi phí đẩy đối với nền kinh tế không lớn đến mức như trên, và cũng chính vì vậy “phương trình cứ giảm giá đồng nội tệ 1% thì lạm phát tăng 0,1% cũng không hoàn toàn diễn ra như vậy nữa.
Cái chính ở đây là một mặt các doanh nghiệp phải có biện pháp hạn chế tác động; còn Nhà nước phải nhận diện được rất nhiều hiện tượng lợi dụng việc điều chỉnh tỷ giá và tác động cộng hưởng của lòng tin vào đồng tiền, của yếu tố tâm lý mà giá cả bị đẩy lên. Do đó, các giải pháp điều tiết, kiểm tra, kiểm soát phải được áp dụng kịp thời.
Không chỉ chịu tác động từ mặt bằng giá xăng dầu thế giới tăng, tỷ giá USD/VND hiện cũng là một yếu tố khiến giá xăng dầu khó lòng kiềm chế được?
Chúng ta đang vận hành kinh doanh xăng dầu theo Nghị định số 84/2009/NĐ-CP; trong đó, giá xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Việc sử dụng các công cụ là để bình ổn giá chứ không phải cố định giá.
Điều hành lần này vẫn có nhiều biện pháp không gây sốc mà vẫn thực hiện chia sẻ với người tiêu dùng bởi Nhà nước vẫn thực hiện mức đã giảm thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu với mức 0%. Nếu phải điều chỉnh giá tăng cũng là để xoá bao cấp một bước qua giá, tránh làm méo mó toàn bộ hệ thống giá và ngăn chặn tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới đang diễn biến rất phức tạp.
Như vậy, việc điều hành giá năm 2011 với mục tiêu CPI tăng không quá 7% sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thưa ông?
Đúng vậy, mục tiêu kiểm soát CPI tăng không quá 7% là mục tiêu phấn đấu rất khó khăn. Tính khả thi không vững chắc do nhiều nhân tố tác động bất lợi, khó kiểm soát. Để kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, chúng ta phải thực hiện đồng bộ các giải pháp mà Nghị quyết số 02/NQ-CP Chính phủ đã đề ra nhưng với liều lượng mạnh hơn, quyết liệt hơn.
Đó là, phải cụ thể hoá và thực hiện ngay các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng trên cơ sở hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh. Thực hiện các biện pháp khống chế tổng cầu của nền kinh tế thông qua việc giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, giảm bội chi ngân sách, giảm nhập siêu xuống dưới mục tiêu Quốc hội đề ra.
Áp dụng các giải pháp kinh tế tăng tính ổn định của thị trường vàng, ngoại tệ, tỷ giá, lãi suất. Thực hiện cơ chế giá thị trường, đẩy mạnh cạnh tranh về giá; kiểm soát độc quyền và liên minh độc quyền. Kiểm soát có hiệu quả hoạt động của thị trường chống các hành vi gian lận thương mại, vi phạm hoặc chấp hành không nghiêm túc các pháp luật về kinh doanh, tài chính, tiền tệ, giá cả...
VnEconomyView more random threads:
- Kinh tế VN 2009: Ưu tiên và giải pháp then chốt
- Tiềm ẩn chiến tranh tiền tệ
- Chứng khoán Việt Nam tiếp tục gây bất ngờ
- Hà Nội rớt 17 bậc về năng lực cạnh tranh
- Khủng hoảng kinh tế 2008 ảnh hưởng như thế nào đến cung cầu tiền tệ Việt Nam
- Có hiện tượng các NHTM đang làm hư nhau trong việc chạy đua huy động tiền gửi?
- Hoffman bán cổ phiếu Facebook trước lần đầu tiên phá hành cổ phiếu ra công chúng
- Đối mặt nguy cơ giảm phát.
- Nợ "khủng" của EVN tiếp tục tăng chóng mặt
- hậu quả kinh tế của thông tin sai lệch!
-
02-24-2011, 02:53 PM #2
Silver member
- Ngày tham gia
- Sep 2015
- Bài viết
- 166
Phản hồi: “Kiểm soát CPI cả năm dưới 7% là rất khó!”
Mục tiêu này mình nghĩ là đã quá xa vời rồi.
Tới đây chắc Chính phủ sẽ điều chỉnh chỉ tiêu cho phù hợp với thực tế hơn.
Năm nay theo mình giữ được dưới 2 con số là cũng hạnh phúc lắm rồi.
Thân
-
02-24-2011, 06:05 PM #3
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: “Kiểm soát CPI cả năm dưới 7% là rất khó!”
Việc kiểm soát lạm phát các nhà hoạch định đưa ra những sáng kiến kiểu "lập quỹ bình ổn tỷ giá" .... theo tôi cái này chỉ làm giàu cho mấy ông phân phối quỹ, lại tạo cơ chế xin cho ... thì bao giờ mới tiến tới cơ chế thị trường ...
với các chỉ đạo mà .... " kiểm soát chính sách tiền tệ; công tác tăng cường quản lý đầu tư công; thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm nặng lượng, thực hiện lộ trình điều hành giá bán xăng dầu, điện theo cơ chế thị trường; tăng cường đảm bảo an sính, phúc lợi xã hội…"
các giải pháp trên cần cụ thể hóa và thực hiện đồng bộ,.....
Việc kiểm soát lạm phát cần phân định do các yếu tố quốc tế, và do các yếu tố nội địa. Các yếu tố quốc tế có tính chất tương đối khách quan, ảnh hưởng đến xăng, dầu và hàng xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên các yếu tố nội địa làm giá vàng tăng bất thường, giá USD thường xuyên bị chợ đen khống chế .... đến mức mà người chính phủ lên tiếng là .... hợp thức hóa thị trường
Theo tôi Việc kiểm soát các yếu tố nội địa cần bắt đầu từ các yếu tố kiểm soát việc giao dịch ngoại tệ, việc cất trữ và giao dịch ngoại tệ tại thị trường đang bị thả ..... cần áp dụng các biện pháp quản lý ngoại tệ mà Việt Nam đã từng, và các nước khác đang áp dụng.
-
02-24-2011, 06:12 PM #4
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: “Kiểm soát CPI cả năm dưới 7% là rất khó!”
Gửi bởi nguyendat508
Mà kể cũng lạ đường đường nắm quyền trong tay có rất nhiều điều không nên làm mà vấn dám làm mà có mỗi chuyện quản lý USD lại không làm được? Hay là thực sự không làm được? Mà nếu không làm được thì cũng nói thẳng là "tôi không làm được" để mọi người góp ý, tranh luận chứ chờ đến bao giờ?
-
02-25-2011, 02:59 AM #5
Junior Member
- Ngày tham gia
- Dec 2015
- Bài viết
- 0
Thực sự có quá nhiều khó khăn trước mắt mà chúng ta phải vượt qua. Lạm phát chi phí đẩy là điều đang diễn ra khi mà giá của cứ tăng vọt. Liệu có nên điều chỉnh chỉ tiêu CPI này cho phù hợp với thực tế không?
-
02-25-2011, 08:18 PM #6
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: “Kiểm soát CPI cả năm dưới 7% là rất khó!”
7% là khó trong thời điểm này
Các Chủ đề tương tự
-
Năm 2012 khó khăn với mọi người, nhưng với bạn thì KHÔNG!!! Chúng tôi tin chắc
Bởi zin9xpro trong diễn đàn Giới thiệu dịch vụTrả lời: 2Bài viết cuối: 12-16-2011, 04:36 AM -
Những khó khăn của kinh tế Mỹ trong năm 2011
Bởi BaoNgoc86 trong diễn đàn Kinh tế ngày nayTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-12-2011, 05:42 AM -
Châu Á khó bị ảnh hưởng bởi khó khăn trong khu vực EU!!!
Bởi Tidus86 trong diễn đàn Kinh tế ngày nayTrả lời: 0Bài viết cuối: 02-26-2010, 07:26 AM -
Giá đô la khó tăng dịp cuối năm?
Bởi toiyeucota1992 trong diễn đàn Kinh tế ngày nayTrả lời: 1Bài viết cuối: 06-22-2009, 03:53 PM
Dụng cụ người lớn tuyệt nhất dành cho các vợ chồng vào màn dạo đầu Nói một cách đơn giản, như tôi đã nói ở trên, chơi trò chơi tình dục là một cách nhẵn để thêm một số niềm vui và sự phấn khích...
Trò chơi người lớn hay nhất dành cho các cặp đôi vào màn dạo đầu