Chủ đề: Đau đầu vì hàng hóa nguyên liệu
-
03-03-2011, 04:53 AM #1
Silver member
- Ngày tham gia
- Sep 2015
- Bài viết
- 0
Đau đầu vì hàng hóa nguyên liệu
Chỉ số tổng hợp giá các hàng hóa nguyên liệu nay còn cao hơn giữa năm 2008, khi giá dầu ở mức 140 đôla/thùng.
Thị trường cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn có lẽ đã thống trị các tít báo trong năm 2008 nhưng giá hàng hóa nguyên liệu tăng cao cũng đóng một vai trò đáng kể trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm đó.
Vì thế, thật bất ngờ khi biết rằng chỉ số hàng hóa nguyên liệu tổng hợp của The Economist nay còn cao hơn khi ấy.
Phải nói là chỉ số này loại trừ dầu mỏ, vốn thấp hơn 50 đôla so với mức đỉnh năm 2008. Tuy vậy, ở mức khoảng 90 đôla/thùng, giá dầu vẫn đủ cao để đẩy giá xăng lên trên 3 đôla/gallon ở Mỹ.
Giá nguyên liệu thô tăng mạnh đặt ra ba câu hỏi quan trọng.
Kinh tế toàn cầu mới ở bước đầu của quá trình hồi phục, giá tăng cao có phản ánh nguồn cung toàn cầu đang bị thiếu hụt đáng kể?
Liệu những thiếu hụt ấy có kéo dài áp lực lạm phát và khiến các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ?
Hay liệu giá cao chỉ là do bong bóng, kết quả của hoạt động đầu cơ trên thị trường tương lai?
Nói về đầu cơ thì năm 2011 mở đầu với một số lượng kỷ lục các hợp đồng tương lai mua hàng hóa nguyên liệu trên các sở giao dịch tại Mỹ: khoảng 1,85 triệu hợp đồng, theo Ole Hansen từ Saxo Bank. (Dường như điều đó đã tạo ra một làn sóng chốt lời trong vài ngày đầu năm.)
Nhưng vẫn khó mà đổ hết trách nhiệm cho giới đầu cơ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàng hóa nguyên liệu nào không được giao dịch tập trung có xu hướng còn tăng giá nhanh và bất thường hơn.
Dù sao chăng nữa, dường như giới đầu tư và người có nhu cầu thực đều bị thúc đẩy bởi cùng một yếu tố. Giá hồi phục trong nửa cuối năm 2010 sau khi Cục dự trữ liên bang ra tín hiệu cơ quan này sẽ tiến hành đợt “nới lỏng định lượng” lần thứ hai.
Điều đó có lẽ đã khiến giới đầu cơ đổ lệnh mua vào thị trường nhưng điều đó có lẽ cũng đã khiến các công ty ở Mỹ cũng như trên toàn thế giới thôi lo ngại về một cuộc suy thoái kép và bắt đầu bổ sung hàng tồn kho.
Trong dài hạn, đầu tư vào hàng hóa nguyên liệu không phải một lựa chọn tốt. Doanh nghiệp sử dụng cụm từ “commodity business” (tạm dịch: kinh doanh hàng hóa nguyên liệu) để miêu tả những hoạt động nhàm chán, có biên lợi nhuận thấp.
Tính theo giá thực tế, chỉ số giá hàng hóa nguyên liệu của The Economist đã giảm một nửa kể từ năm 1862. Loài người đã trồng trọt, thăm dò và tinh chế các nguyên liệu cơ bản ngày càng hiệu quả hơn.
Như chiến lược gia Dylan Grice từ Société Générale nói: “Khi mua hàng hóa nguyên liệu, bạn đang bán sự khéo léo của con người.”
Một số người hy vọng giá hàng hóa nguyên liệu sẽ được neo vào chi phí sản xuất. Giá thị trường cao hơn mức này có thể khiến phía cung chạy hết công suất, giá quá thấp sẽ khiến mỏ bị đóng cửa hay chuyển sang trồng loại cây khác.
Ngược lại, chi phí sản xuất phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh vì nó cũng cần tới nhiều loại hàng hóa nguyên liệu khác trong quá trình sản xuất . Ví dụ như giá lúa mạch cao khiến giá gia súc tăng.
Rõ ràng, ở đỉnh của chu kỳ kinh doanh, người tiêu dùng sẽ rất muốn mua được hàng hóa nguyên liệu nên họ sẽ trả mức giá cao hơn nhiều so với chi phí sản xuất.
Vì thế đợt tăng giá hiện nay của hàng hóa nguyên liệu, đúng lúc các nước phát triển đang dư thừa công suất, cho thấy có lẽ sắp xảy ra hai hiện tượng.
Hoặc là nhu cầu từ các nước đang phát triển đang khiến cầu vượt xa cung trong một thời gian dài, hoặc nguồn cung mới chỉ có thể được phát hiện với một chi phí cao hơn.
Cả hai lời giải thích trên đều khiến giả thuyết “siêu chu kỳ hàng hóa cơ bản” thêm sức nặng, theo đó chu kỳ tăng giá dài hạn có thể kéo dài 15 - 20 năm.
Trong ngắn hạn, đây là tin xấu đối với các nước phát triển vốn nhìn chung là các nước tiêu dùng chứ không phải sản xuất hàng hóa nguyên liệu.
Giá cao có thể khiến lạm phát tăng mạnh nhưng tác động chính của nó là đóng vai trò như một loại thuế đối với người tiêu dùng.
Nhiều nước Châu Âu sẽ phải đóng thêm loại thuế đó đúng lúc chi tiêu tiêu dùng đã bị giới hạn vì các nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Không may cho người Châu Âu, nhu cầu của họ không đủ để tác động tới giá thế giới, vốn phụ thuộc nhiều vào Mỹ và Trung Quốc hơn.
Tác động tới lạm phát ở các nước đang phát triển sẽ rõ ràng hơn, nơi nguyên liệu thô chiếm phần lớn hơn trong giỏ hàng hóa tính lạm phát: ví dụ như giá thực phẩm tại Ấn Độ đã tăng 18% trong 12 tháng qua.
Điều an ủi duy nhất đến nay là gạo, lương thực quan trọng nhất tại Châu Á, vẫn chưa tăng nhanh như các loại lương thực khác. Tuy vậy, Châu Á đang bắt đầu thắt chặt kinh tế. Tháng trước, Trung Quốc đã tăng lãi suất.
Nếu kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại đáng kể, giá hàng hóa nguyên liệu sẽ giảm mạnh. Nhưng đó không phải là điều các nước phát triển nên hy vọng.
Theo: CafeFView more random threads:
- Giá dầu vượt ngưỡng 78 USD / thùng.
- Năm nay, chứng khoán Mỹ có thể tăng khoảng 15%
- những hìnnh thức thất nghiệp ở việt nam năm 2008
- Hiện tượng mới trong nền kinh tế Trung Quốc
- Nhận diện lạm phát ở Việt nam
- Tàu Vinashinlines bị bắt ở Ấn Độ
- Năm 2011: Thế giới đương đầu với 2 cuộc khủng hoảng nguy hiểm
- 10 Hiểu làm về nền Kinh tế TQ
- Để giảm nhập siêu hàng xa xỉ
- Mất 1,7 tỉ USD/năm vì tắc nghẽn giao thông
Các Chủ đề tương tự
-
Nguyên nhân và triệu chứng thoái hóa đốt sống thắt lưng
Bởi Minhpham.mng trong diễn đàn Mua bán hàng hóaTrả lời: 1Bài viết cuối: 07-26-2016, 11:33 PM
duyên do trẻ lọt lòng có đờm Đờm là chất nhầy do các tế bào niêm mạc trong đường hô hấp tiết ra để bảo vệ và làm sạch các mảnh vỡ, bụi bẩn, vi khuẩn… Khi bé bị nhiễm trùng hoặc dị ứng, lượng đờm...
Cách vỗ lưng nong đờm cho bé