Thông tin về kinh tế Trung Quốc.

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng “chóng mặt” trong những năm gần đây. Nhiều người cho rằng, trong tương lai “Con rồng vàng châu Á” sẽ soán ngôi Hoa Kỳ trở thành bá chủ thế giới.




Tuy nhiên, xét một cách logic, điều này khó có thể xảy ra. Nếu tiếp tục giữ được nền tự do và sức mạnh tiến bộ, nước Mỹ sẽ vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu. Bên cạnh đó, chính quyền Trung Quốc rất sợ đi theo hướng tự do dân chủ bởi vì có thể dẫn đến sự phá vỡ khối đoàn kết đất nước. Hơn nữa, có thể sẽ dẫn Trung Quốc đến những cuộc nội chiến đẫm máu như những năm 1920.

Một điều đáng lưu ý nữa là nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn tồn tại những “gót chân asin”. Bên cạnh thành tựu tăng trưởng chóng mặt, Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng cờ bạc quốc tế và ma túy.

Macao là thủ phủ cờ bạc của Trung Quốc, nơi duy nhất được đánh bạc hợp pháp tại các sòng bài ở nước đất nước 1,3 tỉ dân.. Những con bạc "khát nước" của Trung Quốc “lăn lóc” lại trên một bán đảo nhỏ nơi họ mất hàng đống tiền chỉ trong vòng vài ngày. Năm ngoái, họ đã để lại 23 tỉ USD trên các bàn bài, một con số kỷ lục khi so với số tiền Mỹ tài trợ cho các sòng bài của Las Vegas (gấp 4 lần).

Theo nhiều người, một lượng lớn tiền của Trung Quốc thuộc sở hữu của cả cá nhân lẫn nhà nước đã bị ném vào chiếu bạc. Theo ước tính, những con bạc Trung Quốc đã ném khoảng 70 tỷ USD mỗi năm vào các sòng bạc và trung tâm cá cược ở nước ngoài.

Cờ bạc tồn tại ở Trung Quốc với rất nhiều hình thức khác nhau, len lỏi từ công chức nhà nước cho đến người dân. Cờ bạc bất hợp pháp còn có thể biến tướng trong những cuộc chơi bài mạt chược vốn rất quen thuộc hoặc thậm chí là trò chọi gà ở một số vùng của Trung Quốc. Năm ngoái, cảnh sát thành phố Thượng Hải còn phá một đường dây gồm hơn 200 con bạc chuyên đặt cược một số tiền lớn vào trò chọi dế vốn có từ lâu đời tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, chính phủ Ma cao lại xác định kinh doanh dịch vụ sòng bài là ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm. Cờ bạc đã trở thành một ngành kinh tế, chiếm tới 30% thu nhập tài chính của chính quyền và 50% thu nhập từ thuế. 80% khách du lịch tìm đến Macao chỉ với mục đích duy nhất đánh bạc.

Thánh địa cờ bạc Ma Cao mỗi năm thu về hàng tỷ đôla, tạo ra nhiều việc làm, nhưng đánh bạc không tạo ra sản phẩm hoặc cải thiện kỹ năng lao động, và có thể dẫn đến bùng nổ sự phá sản của cá nhân. Ông John Warren Kindt, chuyên gia kinh tế của đại học Illinois (Mỹ) nhận xét: “Macao là một ví dụ minh hoạ cho thấy đánh bạc không tạo ra bất kỳ sản phẩm nào. Bạn không thể đạt đến sự thịnh vượng bằng con đường đánh bạc”. Theo ông, hầu hết các việc làm ở các ****** là những vị trí dành cho người lao động dịch vụ có kỹ năng thấp.

Bên cạnh tình trạng cờ bạc thế giới là tệ nạn ma túy đang lan rộng tại quốc gia đông dân nhất thế giới này. Mặc dù gần đây, chính phủ Trung Quốc đã rất chú trọng kiểm soắt tình trạng trên. Ty nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cộng với dân số đông đúc đã khiến tệ nạn này ngày càng khó kiểm soát.

Vào thế kỷ 18, Ấn Độ được biết đến như “mẹ thuốc phiện”. Hầu hết thuốc phiện sản xuất ở Ấn Độ được tiêu thụ ra nước ngoài. Tệ nạn “nàng tiên nâu” cũng bắt đầu bùng phát tại Trung Quốc vào thời gian này khi dân số bước này bùng nổ từ 150 triệu người vào năm 1700 lên 450 triệu người năm 1850. Thật đáng buồn, Trung Quốc ngay lập tức trở thành quốc gia tiêu thụ thuốc phiện nhiều nhất thế giới.

Điều này đã làm lợi cho các quốc gia Phương tây. Khi những nước này mua hàng loạt sản phẩm tơ lụa của Trung Quốc thì người dân Đại lục lại “hắt hủi” hàng hóa nước ngoài. Trung Quốc tìm mọi cách hạn chế hàng hóa nhập khẩu, điều này đã khiến quốc gia này có mức thặng dư thương mại khổng lồ với phương tây. Trước tình trạng trên, các nước phương tây đã nhận ra Trung Quốc “miếng mồi béo bở” mà họ tha hồ xâu xé khi dân Trung Quốc đang them khát “nàng tiên nâu”. Phương tây bắt đầu “tuồn” lượng ma túy khổng lồ vào Trung Quốc đại lục. Nền kinh tế Trung Quốc nhanh chóng chuyển từ tình trạng thặng dư thương mại sang thâm hụt thương mại nghiêm trọng.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, sự phát triển nhanh của xã hội sẽ luôn đi kèm với những huệ lụy của nó và đặc biệt là ma túy. Theo diều tra mới nhất, 40% lượng ma túy sản xuất tại Afghanistan , Pakistan , Lào và Myanmar đã được đổ vào Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tự sản xuất thuốc lắc và các chất gây nghiện khác phục vụ nhu cầu trong nước và các con nghiện quốc tế.

Tệ nạn xã hội lan rộng sẽ gây nên những bất ổn chính trị, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế. Trung Quốc đã từng chứng kiến hàng loạt cuộc biểu tình chống lại tệ nạn ma túy và tham nhũng. Mặc dù, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng những biện pháp triệt để trong phòng chống tội phạm. Nhưng những tệ nạn vẫn còn len lỏi trong một nền kinh tế phát triển nóng nhất thế giới. Khi đời sống của người dân càng tăng cao sẽ đem theo những hệ lụy về tệ nạn ma túy nơi đã từng là “trung tâm ma túy lớn nhất thế giới” trong thế kỷ 19.

Vì vậy, Trung Quốc sẽ khó có thể “hạ gục” nền kinh tế Mỹ để trở thành nền kinh tế mạnh nhất thế giới.

Theo : http://www.hoclamgiau.vn