Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 12
  1. #1

    Trung Quốc ép giá điện. Việt Nam ...???

    Trung Quốc ép tăng giá bán điện cho Việt Nam

    Không chỉ chịu cảnh thiếu điện tới 4-5% nhu cầu, Việt Nam còn phải đối mặt trước sức ép đòi tăng mạnh giá bán điện từ phía Trung Quốc, đối tác sẽ cung cấp hơn 4,6 tỷ kWh cho Việt Nam năm nay.

    Đó là những đòn giáng từ nhà cung cấp điện Trung Quốc:

    *Giá điện Trung Quốc có thể vọt thêm 15%?

    Trung Quốc bán cho Việt Nam với mức giá điện là 4,5 cent/kWh nhưng đến năm 2010, mức giá mới đã là 5,1 cent/kWh, tức đã tăng thêm 12%. Ngành điện Việt Nam, khi cách đây không lâu, việc nhập khẩu điện Trung Quốc đã được hoạch định là nguồn mua dài hơi trong tương lai!



    Ảnh: Hà Nội Mới

    Việt Nam sẽ:

    *Có nên trông chờ nguồn điện Trung Quốc?

    Nếu như năm 2005, Việt Nam mới chỉ nhập khẩu 200 triệu kWh. Năm 2007, kế hoạch mua điện từ nước ngày đã tăng lên gấp 13 lần. Từ năm 2008, tỷ trọng nguồn điện Trung Quốc luôn chiếm khoảng 4% trong cơ cấu nguồn điện quốc gia.

    Vì chỉ cần ảnh hưởng 1% có vấn đề là chắc chắn, an ninh năng lượng sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng Mùa khô năm 2010, Việt Nam thiếu điện trầm trọng, các nguồn thủy điện khô kiệt, thì thật vô tình, công ty lưới điện Vân Nam, Trung Quốc lại cũng ngưng cấp điện hơn 20 ngày vì lý do kỹ thuật. Khi đó, chính EVN cũng phải dẫn giải việc thiếu điện còn do việc mua điện của Trung Quốc sụt giảm so với năm 2009.

    Nhìn toàn diện hơn trong vấn đề năng lượng, năm 2010, chính vì việc ngăn sông, tích nước ở thượng nguồn phía Trung Quốc đã góp phần lớn khiến cho các hồ thủy điện Việt Nam bị can kiệt. Cũng vì tới 10 nhà máy nhiệt điện của Trung Quốc đang làm tổng thầu cho Việt Nam đều chậm tiến độ, đã làm gia tăng áp lực thiếu điện

    Mặc dù có tới 5 năm mua điện của nước này song đến nay, nguồn điện truyền tải trên đường dây 110kV và 220kV của Trung Quốc không hòa được với nhau và là nguồn độc lập với lưới điện quốc gia của Việt Nam. Trong khi đó, 2 đường dây này đã bị quá tải. Vì lẽ đó, nếu 12 tỉnh phía Bắc (Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang). không tiêu thụ hết sản lượng điện Trung Quốc thì cũng không thể truyền tải sang cho tỉnh khác.

    Chiến lược nhập khẩu một nguồn năng lượng nhạy cảm này nếu không cẩn trọng, sẽ có thể dẫn tới mối nguy lớn: Việt Nam dễ bị bắt chẹt phải mua điện giá cao, hoặc sẽ phải đứng trước nguy cơ thiếu điện do không mua được đủ điện như dự kiến.

    (Được trích từ http://vef.vn/?vnnid=12340)

    Có mua thừa cũng không sử dụng hết nhưng mua thiếu thì lại dùng thiếu điện. Lại là vấn đề an ninh năng lượng quan trọng là "ĐIỆN", Bạn đọc VnEcon nghĩ sao về vấn đề này...???

  2. #2
    Phản hồi: Trung Quốc ép giá điện. Việt Nam ...???

    Trong nước điện tăng giá, điện nhập khẩu cũng đòi tăng giá. Nhân dân ta đang có thể nói là một cổ 2 chòng rồi đây.

    Các dự án bị EVN trả lại, thực ra nước ta có thể khai thác tối đa tiềm năng thủy điện của mình để cung cấp điện nhưng không hiểu sao chúng ta lại không làm được? Mua điện của nước ngoài tại sao lại không cho hòa nhập với lưới điện quốc gia?

    Vấn đề này là sao nhỉ Bạn đọc VnEcon t nghĩ mà không hiểu.

  3. #3
    Phản hồi: Trung Quốc ép giá điện. Việt Nam ...???



    Mã:
    Có mua thừa cũng không sử dụng hết nhưng mua thiếu thì lại dùng thiếu  điện. Lại là vấn đề an ninh năng lượng quan trọng là "ĐIỆN", minhvuongtnvn nghĩ sao về vấn đề này...???
    tốt nhất la VN phải nhanh chóng xây dựng nha máy điên Hat Nhân để khac phuc tình trang hiên nay... chứ cứ trông chờ đến bao giờ điện la nguồn lăng lương ko thể thiếu
    (Không thể trông chờ vò nước láng riềng TQ đâu

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    236
    Phản hồi: Trung Quốc ép giá điện. Việt Nam ...???

    Một vấn đề nan giải
    Càng ngày chúng ta càng phụ thuộc vào nước ngoài

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    236
    Phản hồi: Trung Quốc ép giá điện. Việt Nam ...???




    Trích dẫn Gửi bởi gmnstupid
    Mua điện của nước ngoài tại sao lại không cho hòa nhập với lưới điện quốc gia?

    Vấn đề này là sao nhỉ Bạn đọc VnEcon t nghĩ mà không hiểu.
    Nguồn điện truyền tải trên đường dây 110kV và 220kV của Trung Quốc không hòa được với nhau và là nguồn độc lập với lưới điện quốc gia của Việt Nam

    Đó chính là lý do không hòa được với lưới điện quốc gia. Nếu bạn hỏi tại sao thì cái này liên quan tới lĩnh vực Vật Lý và tại sao lại mua hai nguồn 110kV, 220kV thì mình cần phải tìm hiểu thêm đã.

    Thế Bạn đọc VnEcon thấy thế nào?

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Trung Quốc ép giá điện. Việt Nam ...???

    theo mình các bạn không nên nói như vậy,việc tăng giá điện là vì 2 lý do,thứ nhất là công nhân kỹ sư nghành điện nhận lương thấp hơn nhiều so với công nhân kỹ sư điện ở các nước khác,thứ 2 tăng giá điện để bù vào tiền mua điện từ trung quốc và ngoài ra còn 1 nguồn mua nữa mà bài viết không nhắc đến là nhà máy điện phú mỹ sản xuất điện bằng dầu khí với giá gấp đôi giá điện bình thường

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Trung Quốc ép giá điện. Việt Nam ...???

    :-Sđây là một vấn đề nhạy cảm cuả quốc gia,trung quốc coi như là độc quyền khi bán điện cho Viêt NAm,hơn nữa nguồn thủy điện của ta phụ thuộc nhiều vào trung quốc nên TQ ép giá là chuyện đương nhiên

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Trung Quốc ép giá điện. Việt Nam ...???

    vấn đề ở đây là Việt Nam vẫn đang thực hiện việc độc quyền giá điện
    mức giá điện hiện nay không thể hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài
    tại sao chúng ta không cho tự do cạnh tranh giữa các nhà cung cấp điện,nhưng Nhà nước vẫn điều chỉnh giá trần nhỉ????

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Trung Quốc ép giá điện. Việt Nam ...???

    ĐNA: Sức gió là năng lượng tái tạo quan trọng nhất


    Đi đôi với phát triển kinh tế, vài năm trở lại đây nhiều quốc gia tại châu Á tích cực đầu tư vào khai thác các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, sức gió… và hướng đi này đã tỏ ra sáng suốt trong bối cảnh luôn có biến động trong thị trường dầu mỏ thế giới.


    Các nhà phân tích cho rằng các quốc gia Đông Nam Á đều có tiềm năng năng lượng tái sinh không hề thua kém Trung Quốc và Ấn Độ. Vấn đề ở chỗ là các nước này nhận thức được thế mạnh nội tại trong phát triển năng lượng tái tạo đến đâu và đầu tư như thế nào.

    Địa nhiệt và Biomass

    Chủ tịch Ủy ban Năng lượng S. Chander thuộc Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) cho biết Đông Nam Á rất tiến bộ trong việc phát triển năng lượng tái tạo. Trong thời gian gần đây nhiều nước trong vùng, đặc biệt là Thái Lan và Philipine, đã nỗ lực tìm kiếm nguồn năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, ông cho biết một số quốc gia Đông Nam Á khác vẫn còn "chậm chân" trong lĩnh vực này.

    Giám đốc Chính sách Năng lượng Rafael Senga của Tổ chức Bảo vệ thiên nhiên hoang dã thế giới (WWF) và chuyên về môi trường khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cho rằng các nước Đông Nam Á đều có tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo.

    Philipine và Indonesia là những quốc gia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương vốn chứa rất nhiều năng lượng địa nhiệt của thế giới. Người ta ước lượng 40%dự trữ địa nhiệt của thế giới nằm tại Indonesia. Trong khi đó, hai quốc gia Việt Nam và Thái Lan, vốn sản xuất rất nhiều gạo và đường mía, lại là hai nước có nhiều tiềm năng tạo ra năng lượng sinh khối (biomass) từ các chất thải nông nghiệp.

    Sức gió và năng lượng mặt trời

    Tuy nhiên, theo ông S. Chander, sức gió mới là tiềm năng lớn lao nhất của khu vực Đông Nam Á và sẽ tạo ra bước đột phá lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo của khu vực. Tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều có tiềm năng rất lớn về sức gió. Để khai thác năng lượng gió người ta cũng không cần tốn nhiều nhiều đất đai như thủy điện. Trong khi đó, đất đai trong vùng Đông Nam Á lại khá màu mỡ và có thể dùng vào nhiều việc khác.

    Khi so sánh giữa sức gió với năng lượng mặt trời, ông Chander cho hay Đông Nam Á sẽ không sử dụng nhiều năng lượng mặt trời vì việc sử dụng này không hiệu quả cho lắm. Ông cho biết người ta chủ yếu khai thác năng lượng mặt trời qua việc đặt các tấm thu nguồn năng lượng này trên các mái nhà. Theo ông, sức gió là loại năng lượng có nhiều tiềm năng hơn đối với Đông Nam Á.

    Phát triển, nghiên cứu chế tạo thiết bị

    Các chuyên gia cũng tin rằng những nước chưa được biết đến nhiều trong vấn đề năng lượng cũng có thể giữ vai trò quan trọng. Ông Paul Curnow - thành viên trong công ty luật Baker and Mackenzie’s Global Environment Markets đồng thời là một cố vấn về chính sách năng lượng tái tạo cho Chính phủ Australia - nói lĩnh vực năng lượng tái tạo không chỉ quanh quẩn trong vấn đề năng lượng vật chất ‘thuần túy’ mà còn bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác như sản xuất, nghiên cứu và phát triển.

    Theo ông Curnow, tất cả những yếu tố này tạo nên những nét quan trọng trong bức tranh năng lượng. Ông nêu ra dẫn chứng về Singapore, một quốc gia đã cung cấp rất nhiều tiền của và công sức vào việc khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực kỹ thuật, nghiên cứu, phát triển và chế tạo. Ông cũng cho hay trong khi các nước như Trung Quốc và Ấn Độ đã sản xuất rất nhiều sản phẩm liên quan tới năng lượng tái tạo như các tấm thu năng lượng mặt trời, thì ở nhiều nơi tại Đông Nam Á việc này chỉ đang trong giai đoạn khởi đầu.

    Ông Curnow cho rằng vấn đề không chỉ là đơn thuần là chế ngự và khai thác các nguồn năng lượng tái tạo mà còn bao trùm nhiều địa hạt khác nhau như tạo ra dây chuyền cung cấp thiết bị khai thác các nguồn này. Ông cho rằng các nước Đông Nam Á có thể giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

    Theo Tamnhin

    Tại sao VN không tận dụng lợi thế này??? Chúng ta biết rằng việc đầu tư cho các dự án khai thác diện năng từ gió rất tốn kém nhưng 1 đất nước đang phát triển như VN muốn trở thành 1 con hổ Châu Á thì phải có tầm nhìn dài hạn, lấy ngắn nuôi dài. Tại sao bao năm qua chúng ta vẫn quanh quẩn với vấn đề về điện mà không đặt ra lộ trình, 10 năm sau năng lượng gió đáp ứng 50% nhu cầu của chúng ta chẳng hạn. Lúc đó chúng ta đâu phải phụ thuộc vào ai, cũng không phải đầu tư dàn trải vào các nhà máy thủy điện, nhiệt điện- những hình thức khai thác điện năng đã không còn phù hợp với chúng ta. Giờ còn đầu tư vào đó thì đúng là 1 sự lãng phí.
    Bạn có ý kiến gì về vấn đề này?

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Trung Quốc ép giá điện. Việt Nam ...???

    vấn đề này cũng hết sức nhạy cảm,nhưng sao chúng ta ko xây dựng thêm nhà máy điện,với khả năng tự cung tự cấp,dùng sức gió.mà cứ trông chờ vào nguồn điện nhập khẩu.

 

 
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Các Chủ đề tương tự

  1. trung tâm ngoại ngữ Việt Trung tuyển nhân viên lễ tân sáng
    Bởi thanhphong23893 trong diễn đàn Tuyển dụng - Việc làm
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 10-05-2016, 09:00 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 07-04-2013, 11:16 AM
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 12-29-2010, 12:31 AM
  4. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 12-17-2010, 04:33 AM
  5. Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 04-05-2010, 05:59 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •