Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 12 của 12
  1. #11
    Phản hồi: Đâu là điểm mạnh của nền kinh tế Việt Nam?

    Chúng ta thử nhìn vào những điểm mà các bạn đang đề cập đến :

    - Tài nguyên : Chúng ta đã từng có rất nhiều : trên rừng dưới biển đủ cả, và câu "rừng vàng biển bạc" mà ông cha nói ngày xưa rất đúng. Nhưng khi chiến tranh kết thúc thì chúng ta khai thác bừa bãi, không kế hoạch dẫn đến các nguồn tài nguyên sắp đến hồi cạn kiệt và chúng ta đang phải khai thác cả những nguồn tài nguyên giá rẻ và đầy tính rủi ro (dự án Bauxite, mở vỉa mỏ than sông Hồng...)

    - Con người cần cù, sáng tạo : chúng ta cũng có và yếu tố này luôn tồn tại trong mọi thời kì phát triển của đất nước ta. Nhưng chúng ta cũng như các nước bạn thôi, và khi nhìn lên chúng ta còn kém rất nhiều nước. Ví dụ như:

    + Người Đức nổi tiếng về tính kỉ luật cao và trong lịch sử thế giới hiện đại họ để lại dấu ấn là những thành tựu kĩ thuật vượt bậc, độ chính xác rất cao.
    + Người Trung Quốc tài giỏi trong việc kinh doanh, cái gì cũng có thể mua bán được, giá nào cũng có thể mua bán được. Và chính những nhà buôn người Hoa này đã từng giúp lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh giải quyết việc khan hiếm hàng hóa tiêu dùng trong những năm cuối của thời bao cấp.
    + Người Nhật Bản cũng rất nổi tiếng với tính kỉ luật, sự cần cù trong công việc và tinh thần dân tộc cao, chính những yếu tố đó đã đưa dân tộc Nhật tới ngày hôm nay sau khi nếm trải những tổn thất trong chiến tranh Thế Giới 2. Và ngay trong thời điểm hiện tại, khi mức nợ của nhật lên tới hơn 200% GDP mà Nhật vẫn đứng vững trong khi Hy Lạp thì đã lâm vào tình trạng mất kiểm soát.

    Còn các yếu tố như nhân công giá rẻ thì mình nghĩ là không nên nhắc đến vì nó giống như tự chúng ta bóc lột chúng ta vậy, sẽ tạo ra khoảng cách rất lớn về giai cấp trong xã hôi, sẽ gặp bài học của Trung Quốc trong xây dựng xã hội khi hàng triệu người thiếu ăn, làm việc trong môi trường độc hại còn những người giàu có thì lâu lâu lại lên báo với những thành tích như phá xe hơi vài trăm ngàn đô, thiếu gia cầu hôn với triệu bông hồng bằng vàng...)

    Nền nông nghiệp của chúng ta cũng không thể coi là điểm mạnh vì từ xa xưa cho đến bây giờ, người nông dân Việt Nam vẫn là con trâu đi trước cái cày theo sau và người nông dân thì đi sau rốt. Còn người nông dân nơi vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước thì vẫn đối mặt với những vụ mùa bấp bênh do thiên tai và dịch bệnh, sản lượng hàng năm không ổn định...

    Nước ta hiện tại đang là dân số trẻ, người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao trong xã hội, nhưng người lao động lại thiếu rất nhiều kĩ năng vì không được đào tạo đầy đủ. Thêm vào đó nhà nước cũng không tạo đủ việc làm cho người lao động dẫn đến gia tăng lao động tự do và làm việc không ổn định, năm 2009 vào 2010, tỉ lệ thất nghiệp vào khoảng 4.6-5% ( theo Bộ LĐ-TB & XH), mình nghĩ con số thực tế sẽ còn cao hơn nhiều.

    Vị trí địa lý thì tất nhiên cũng là một điểm mạnh nhưng lại thành điểm yếu. Chúng ta nằm ở cửa ngõ vào khu vực châu Á và ĐNA, là điểm thông thương tốt nhất cho hàng hải, hàng không. Nhưng chúng ta chưa sử dụng nó hiệu quả, và đặc biệt còn bị các nước lớn nhòm ngó, o ép.

    Vậy điểm mạnh của Việt Nam là gì? Đó là chính chúng ta thôi, nguồn tài nguyên lớn nhất của Việt Nam là con người Việt Nam và là một nguồn tài nguyên chưa được khai thác một cách đúng đắn và đã lãng phí khá nhiều nhưng nó vẫn còn rất lớn.

    Các bạn có thấy chột dạ không khi biết được dân số 90.5 triệu người của chúng ta trong năm 2010, GDP ước tính dựa trên sức mua của Việt Nam 255 tỉ USD và trên sản xuất là 104.6 tỉ USD. Trong khi đi chỉ 5 triệu dân Singapore có GDP ước tính lần lượt là <span style="color: red">255 tỉ USD 195 tỉ USD.

    Vậy bình quân sức mua của 16 người Việt Nam mới bằng 1 người Singapore, bình quân năng lực sản xuất của gần 33.7 người Việt Nam mới bằng 1 người Singapore. Trong khi đó đất nước họ chẳng có tài nguyên gì cả, đất đai thì nhỏ hẹp, đến lương thực cũng không tự sản xuất đủ ăn được chứ đừng nói đến trồng lúa nước xuất khẩu như Việt Nam. Vậy họ phát triển do đâu?

    Mình tin rằng nếu mỗi người trong chúng ta được đào tạo tốt 1 kĩ năng và hiểu biết một cách có hệ thống thì có thể đưa đất nước phát triển. Ngược lại chúng ta dù có đông đúc đến mấy, giàu tài nguyên đến mấy mà con người không có kĩ năng lao động, sản xuất thì cũng sẽ chẳng ngẩng cao đầu lâu được. Phát triển đất nước cũng là do con người, làm trì trệ đất nước cũng là do con người mà thôi.</span>

  2. #12
    Phản hồi: Đâu là điểm mạnh của nền kinh tế Việt Nam?

    Một câu hỏi hay, có lẽ chúng ta đã nghe nhiều về điểm mạnh về viêt nam như : rừng vàng biển bạc ,đất đai phì nhiêu ....., lao động cần cù ...

    Chúng ta có lao động rẻ nhưng chủ yếu là lao dộng phổ thông => tạo ra giá trị gia tăng thấp đó không phải là thế mạnh, chúng ta cần cù ư? xin thưa là không hề ,hãy so sánh thời gian làm việc,cường độ làm viêc với nhũng nuóc phát triên thử xem

    Vậy đâu thật sự là điểm mạnh?

    Ta quay về lịch sử một chút , từ hàng ngàn năm trước chúng ta chỉ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu , trong hàng ngàn năm đó chúng ta không có gì nổi bật về thành tựu kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật, mà chủ yếu là "oánh nhau giỏi " , trải qua thời kỳ pháp thuộc, cũng như nội chiến ,ngành công nghiệp
    cũng không có gì thăng tiến ,như vậy để cạnh tranh về mặt này không phải là thế mạnh của chúng ta,

    Về nông nghiêp nghiệp chúng ta có 2 vùng đôngg bằng châu thổ sông hồng và sông mokong rộng lớn,con người trải qua hàng ngàn năm canh tác kinh nghiệm dồi dào => đó là thế mạnh chính vì vậy mà bây giờ chúng ta thấy tỷ trọng nông sản trong xuất khẩu chiếm một phần quan trọng như thế nào

    Về du lịch chúng ta được thiên nhiên ưu đãi cho rất nhiều kỳ quan ( vịnh hạ long ,phong nha kẻ bàng...) đó cũng là một thế mạnh đáng kể

    Vị trí địa lý của chúng ta cũng có tầm quan trọng trên thế giới.

    Nhưng nói gì thì nói CON NGƯỜI mới là yếu tố quyết định ( tiếc là từ xưa tới nay chúng ta chưa có một nhà kinh tê hay doanh nhân nào vươn tàm ra thế giới, có lẽ theo cá nhân tôi thì điểm mạnh của con người chúng ta là về mặt khoa học , kỹ thuật : chúng ta dã có nhiều cải tiến kỹ thuật,nhiều nha khoa học vươn tầm ra thế giới ), CHỈ KHI CON NGƯỜI CÓ TRỊNH ĐỘ, NHẬN THỨC CAO,CÓ TẦM NHÌN RỘNG LỚN ,đó mới là sức mạnh thật sự , vì vậy theo tôi chúng ta niên đầu tư cho nông nghiệp một cách thích đáng ,lấy nông nghiệp làm điểm tựa đầu tư cho giáo dục một cách mạnh mẽ để tạo bước đôt phá cho tương lai.

 

 
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •