-
04-24-2011, 02:55 AM #1
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Lạm phát: Nguyên nhân và cách chống
(Tamnhin.net) - Chúng ta thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ đã được vài tháng với hàng loạt giải pháp với mục tiêu kiềm chế lạm phát như thắt chặt tín dụng,giảm đầu tư công, giảm chi ngân sách, điều chỉnh tỷ giá...,và rất nhiều phương án khác đang chờ thực hiện.
Chúng ta thực hiện Nghị quyết 11của Chính phủ đã được vài tháng với hàng loạt giải pháp nhằm mục tiêu kiềm chế lam phát như thắt chặt tín dụng, giảm đầu tư công, giảm chi ngân sách điều chỉnh tỷ giá ….. và rất nhiều phướng án khác đang chờ thực hiện. Nhưng theo các chuyên gia kinh tế thì các giải pháp này chúng ta đã từng đưa ra và đã được thực hiện năm 2008 rồi chẳng có gì mới hơn cả mà hiệu quả trước đó như thế nào thì ai cũng thấy.
Như vậy vấn đề các chuyên gia kinh tế có ý kiến và kỳ vọng vào việc thực hiện các biện pháp giải pháp để kìm chế lạm phát đang hoành hành trong nước ,khu vực và trên toàn thế giới?
Điểm lại có bao nhiêu nguyên nhân gây lên lạm phát và có thể kiềm chế lạm phát với cách nào là hiệu quả nhất?
Hóa giải và trả lời câu hỏi này,nếu làm được điều gì đó mà người dân thấy cách chống lạm phát của chúng ta hiệu quả,phải chống từ gốc chứ không phải chống kiểu “tưới cây từ ngọn xuống " Như kiểu chi quỹ bình ổn giá, bù lỗ giá xăng dầu, điện ,nước …vvv. Sẽ vô hiệu quả khi quỹ không còn thì kết quả lại là con số O rất tròn trĩnh mà thôi, Làm thế nào để giải quyết được khâu tâm lý bất an của người dân khi thấy giá cả leo thang, lạm phát hoành hành và lấy lại được niềm tin của nhân dân vào chính sách điều hành của nhà nước là đúng là nhằm tới ổn định nền kinh tế vĩ mô, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.
Để chống lạm phát hiệu quả, chúng ta cần tìm ra nguyên nhân sinh ra lạm phát hiện nay ở nước ta, từ đó mới có thể đưa ra được các giải pháp phù hợp để chữa trị từng bước từng khâu. Có thể rà soát lại có những nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát dưới đây.
1- Tính bất ổn của nền kinh tế tức nền kinh tế không chủ động mà còn quá phụ thuộc vào tác động trực tiếp hoặc dán tiếp của kinh tế bên ngoài (Đặc điểm đầu tiên đó là vấn đề nợ công quá lớn) một nền kinh tế sẽ không thể ổn định được nếu hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như chi phí tiêu dùng bằng nguồn ngân sách đi vay?
2- Thứ hai tính bất ổn ở khâu điều hành định hướng phát triển nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng nhưng quá trình thực hiện lại quên mất quy luật của tăng trưởng nền kinh tế là hiệu quả kinh doanh chứ không phải là tăng trưởng phát triển đầu tư mà không hiệu quả.
3- Thứ 3 vấn đề bội chi ngân sách tức chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách nhà nước mà vấn đề ta chi ngân sách chủ yếu cho đầu tư công và chi đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Mà việc bù đắp bằng việc bội chi là chủ yếu bằng các khoản vay của Chính phủ ở trong nước và vay nước ngoài dưới các hình thức vay nợ khác nhau và cả hình thức phát hành trái phiếu dẫn đến nợ công tăng.
4- Vấn đề hiệu quả đầu tư và hiệu quả của chi tiêu công hiện nay còn không có hoặc có cũng không rõ ràng.
5- Vấn đề nguồn vốn kinh doanh đều tập trung ở hệ thống ngân hàng mà “sức khỏe cũng như mục tiêu kinh doanh” của ngân hàng đã gây tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đặc biệt là lãi suất vay ngân hàng ở ta cao nhất thế giới lạm phát sẽ là đương nhiên .
6- Còn một số nguyên nhân nữa như khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thiên tai,…. nhưng có lẽ ta chỉ có thể giải phẫu được các nguyên nhân cơ bản trong nước nêu trên thì vấn đề lạm phát phần nào được đẩy lùi.
Ở bất kỳ quốc gia nào và bất kỳ nền kinh tế nào cũng phải lấy nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của nhân dân là đầu tiên và không thể bỏ qua, vì kết quả của ổn định và thành công bao giờ cũng không tách khỏi được sức mạnh, ý chí, tinh thần ủng hộ từ nhân dân(người tiêu dùng) với doanh nghiệp và người dân với xã hội mà sự tin tưởng ấy chỉ có khi quyền lợi của người dân được đảm bảo ,cuộc sống và tinh thần của nhân dân được trú tâm khi dân chúng tin tưởng và ủng hộ thì khó mấy cũng vượt qua,phục hưng và phát triển “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Vậy để kiềm chế lạm phát, chúng ta hãy tìm biện pháp giải quyết từng nguyên nhân gây ra nó với điều kiện là phải áp dụng với môi trường kinh tế Việt Nam. Chúng ta thắt chặt tài khóa, giảm bội chi ngân sách,cắt giảm đầu tư công là phải làm tận gốc .Mà việc ta cần làm ngay là phải ổn định kinh tế vĩ mô và lấy lại niềm tin trong nhân dân là nhiệm vụ ưu tiên số 1.
1- Các giải pháp đưa ra cần phải được thực hiện quyết liệt nhất quán và đồng bộ việc giảm nợ công và giảm chỉ tiêu ngân sách ở một quy mô nhất định để dân chúng nhìn thấy và họ tin rằng chắc chắn từ nay sẽ không có nạn chi tiền nhà nước tiền ngân sách theo kiểu tiền chùa và vô tội vạ nữa mà việc chi cho ai? Đầu tư vào đâu là phải có hiệu quả.
2- Các giải pháp tổng thể cần được thực hiện như thế nào để ổn định vững chắc lâu dài và tạo nguồn tăng trưởng và phát triển theo quy luật tự nhiên chứ không chỉ là ổn định theo ngày,tháng,quý hay một năm kiểu thời vụ hoặc chống chế như vừa qua.
3- Việc giải quyết nguyên nhân thứ ba ta cho rằng mô hình tăng trưởng của ta đang mất cân đối cơ cấu kinh tế. Nền kinh tế tăng trưởng làm sao được khi đầu tư không hiệu quả, khi kinh doanh lợi nhuận thấp thậm chí không có lợi nhuận vì vậy tích lũy nội bộ không nhiều. Do đó vấn đề xác định rõ nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước phải đươc công khai rõ ràng, phải có chế tài về hiệu quả đầu tư (Quyền và trách nhiệm của chủ thể kinh doanh với đồng vốn ) chứ không thể lãi cũng như lỗ được mà phải có trách nhiệm rõ ràng về hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn nhà nước.
4-Một nguyên nhân hết sức quan trọng và lại rất chủ yếu hiện nay là nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp vay từ ngân hàng chiếm tỷ lệ quá cao đến 70 đến 80 % vốn kinh doanh mà lãi suất như hiện tại thì không doanh nghiệp nào chịu nổi. Nếu các doanh nghiệp Nhà nước lấy nguồn vốn từ ngân hàng thì càng phải giám sát chặt vì hiệu quả của lực lượng này đang có vấn đề, nếu càng rót vốn càng đầu tư tràn lan và không hiệu quả vì vậy càng làm mất cân đối kinh tế vĩ mô. Còn khối doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân đã và đang phải oằn mình chống chọi với cơn lãi suất cao,giá thành sản phẩm cao kéo theo lạm phát cao với vô vàn những hệ quả của nó.
5- Nếu phân tích theo dòng tiền và loại bỏ yếu tố trung gian là các ngân hàng thương mại, sẽ thấy dòng tiền được bơm ra từ Ngân hàng Nhà nước thông qua cơ chế thị trường mở và đích cuối cùng lại là bù đắp thiếu hụt chi tiêu ngân sách. Như vậy đã làm tăng tổng cầu của toàn xã hội và là áp lực tạo ra lạm phát.
Vì vậy nếu kinh doanh tiền tệ như hệ thống ngân hàng hiện nay thì Ngân hàng Nhà nước cần xem lại cơ chế thị trường mở, hạn chế việc cho các ngân hàng thương mại mang đặt trái phiếu chính phủ để rút tiền ra từ Ngân hàng Nhà nước. Và thắt chặt kiểm tra tính thực thi luật pháp của hệ thống ngân hàng cũng như cần kiểm tra “sức khỏe “thường xuyên đối với nguồn vốn kinh doanh thực tế và hạn chế mở rộng đầu tư tràn sang các lĩnh vực khác nhằm thu lợi nhuận cao,ngay ngân hàng cũng phải “thắt lưng buộc bụng” để giảm chi thì sẽ có các gói sản phẩm chất lượng an toàn và vẫn có lãi từ đó giảm lãi suất cho vay (tức chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay có biên độ nhỏ nhất).
6- Mọi biện pháp chủ trương cần được thực hiện quyết liệt, ngay và công khai với phương châm “đã nói là làm đã bàn là phải xong “ qua các giải pháp thực tế thắt chặt tín dụng, giảm bội chi ngân sách bằng cách giảm chi chứ không phải tăng thu cần chi tiêu kiểu “thắt lưng buộc bụng” chỉ chi những cái gì đáng chi và chỉ đầu tư những dự án cần thiết và có hiệu quả cần giảm bội chi ngân sách, đầu tư công đồng thời với đó là tăng hiệu quả và người dân nhìn thấy tác dụng thật sự của nó dần lấy lại niềm tin trong dân .
Sự ổn định về tinh thần,với truyền thống yêu nước, nhân dân sẽ đồng lòng cùng quyết tâm vượt qua mọi khó khăn rồi nền kinh tế vĩ mô sẽ bình ổn, giảm được lạm phát khi tiền trong dân không để nhàn rỗi nữa và người dân sẽ chủ động tiết kiệm chi tiêu và luôn có hướng khi có tiền phải đầu tư cho kinh doanh gián tiếp hoặc trực tiếp để xã hội có nhiều sản phẩm tiêu dùng có giá trị với giá thành hợp lý “lúc nó người Việt chỉ thích dùng hàng Việt”, ta sẽ giảm nhập siêu tăng xuất khẩu cùng đó sẽ giảm lạm phát.
Hãy tin và thực hiện với tinh thần quyết tâm, bền bỉ, công minh và quyết liệt, đi đúng hướng thì sẽ cho kết quả khả quan và khác biệt chứ không như cũ nữa.
Mai HuyView more random threads:
- Ngày 13/4, tỷ giá ngân hàng lập kỷ lục mới lên 20.930 đồng/USD
- Giá dầu còn 48 USD/ thùng, giá vàng tăng nhẹ!
- Đầu tư nước ngoài vào TP.HCM giảm mạnh ?
- Trung Quốc bóc mẽ hàng hiệu quốc tế
- Dự án High Intela tuyệt vời từ vị trí đến chất lượng
- chính sách thương mại quốc tế Viêt Nam đang áp dụng
- Thi công đồng loạt chuỗi 11 dự án giao thông
- Dự án Sunrise Riverside có gì khác biệt để đầu tư???
- Mẻ xăng dầu made in Việt Nam đầu tiên chuẩn bị ra lò
- Nên khảo sát, thử nghiệm thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển như thế nào?
Các Chủ đề tương tự
-
Bài Thuyết Trình Của "đặng Lê Nguyên Vũ" Tổng Giám đốc Cafe Trung Nguyên
Bởi nguyenphuong trong diễn đàn Chiến lược kinh doanhTrả lời: 74Bài viết cuối: 09-29-2016, 10:05 AM -
Bán đệm bông ép giá rẻ ở Thái Nguyên
Bởi bigsale001 trong diễn đàn Mua bán hàng hóaTrả lời: 0Bài viết cuối: 06-29-2016, 10:22 PM -
Chuyên sỉ lẻ VNXK xịn, nguyên tag, nguyên code, cập nhật liên tục
Bởi tddhcm148 trong diễn đàn Mua bán hàng hóaTrả lời: 4Bài viết cuối: 10-04-2014, 06:49 PM -
Tủ đông 298L Electrolux ECM2900WA-XE hàng mới nguyên đai nguyên kiện giá rẻ
Bởi thaisonnguyen020986 trong diễn đàn Mua bán hàng hóaTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-13-2014, 06:17 AM
Dụng cụ người lớn tuyệt nhất dành cho các vợ chồng vào màn dạo đầu Nói một cách đơn giản, như tôi đã nói ở trên, chơi trò chơi tình dục là một cách nhẵn để thêm một số niềm vui và sự phấn khích...
Trò chơi người lớn hay nhất dành cho các cặp đôi vào màn dạo đầu