Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 29
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Uẩn khúc giá xăng dầu



    Mặc dù Bộ Tài chính đã dẫn ra nhiều lý do "phải tăng giá xăng dầu" nhưng với người tiêu dùng, vẫn còn nhiều uẩn khúc chưa sáng tỏ.


    Chuyện tăng giá xăng dầu bấy lâu này đã được ngầm định là hiển nhiên, không thể bàn cãi gì thêm nữa.

    Cách đây hơn 1 tháng, sau khi tăng kỷ lục từ 2.110 đồng-3.550 đồng/lít, Bộ Tài chính khẳng định, mức tăng đó mới chỉ bằng 44,6% đến 56,7% mức phải tăng.

    Lần này cũng vậy. Bất ngờ tăng kỷ lục không kém, từ 2.000-2.800 đồng/lít. Lãnh đạo Bộ cũng phân trần, giá xăng dầu chỉ tăng bằng 34,7-50,7% mức phải tăng. Chưa kể, so sánh với các nước trong khu vực, giá xăng dầu Việt Nam tăng thế còn thấp.

    Hôm 24/2, nếu tính đủ mức phải tăng thì giá xăng A92 sẽ là 22.893 đồng/lít, dầu diesel là 21.010 đồng/lít, dầu hỏa sẽ là 21.792 đồng/lít và dầu madut sẽ là 17.024 đồng/lít.

    Trong khi đó, mức giá mới vừa thiết lập là xăng A92 là 21.300 đồng/lít, dầu diesel là 21.100 đồng/lít, dầu hỏa là 20.800 đồng/lít và dầu madut là 16.800 đồng/lít.

    Dù không nói thẳng ra bằng lời, bằng văn bản thì các con số trên đã cho thấy một thông điệp rất rõ ràng: giá xăng dầu còn tiếp tục tăng - đây là điều hiển nhiên, là chuyện bình thường và người tiêu dùng phải chấp nhận.

    Cũng không khác gì điện, người tiêu dùng Việt Nam hiện nay không có quyền so sánh và lựa chọn sản phẩm xăng dầu. Cả nước chỉ có một tập đoàn Điện lực Việt Nam chiếm 70% nguồn cung ứng và là nhà bán lẻ điện duy nhất, một tổng công ty Petrolimex chiếm 60% thị phần cung ứng xăng, nhưng 11 doanh nghiệp đầu mối với 10.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu cũng đều chỉ bán một mức giá. Khi tăng là tăng "hội đồng".



    Giá xăng dầu tăng là điều hiển nhiên (ảnh Phạm Huyền)

    Với đời sống tiêu dùng và hoạt động sản xuất hiện nay, không ai có thể nhịn dùng xăng, dùng điện. Khi thị trường còn độc quyền như vậy, thì sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng còn dai dẳng tồn tại.

    Trong một quan hệ mua - bán không sòng phẳng đó, các thông điệp mà Bộ Tài chính đưa vẫn chưa toàn diện, thiếu thuyết phục.

    Những điểm không thuyết phục trong dẫn giải của Bộ Tài chính có thể thấy khá rõ.

    Thay vì muốn công khai tất cả để phải rơi vào tình trạng đối chất, các dẫn chứng của Bộ Tài chính đều... có lợi cho nhà quản lý và doanh nghiệp. Lý do giá thế giới tăng cao là đúng, lý giải do giá thấp nên nảy sinh xuất lậu xăng dầu là đúng, giá xăng dầu Việt Nam thấp hơn giá khu vực cũng là đúng, nhưng nếu thông điệp chỉ dừng lại bấy nhiêu thôi thì chưa đủ.

    Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, còn nhiều chuyện chưa rõ ràng, điển hình như ngành xăng dầu đã làm hết sức để giảm giá thành hay chưa? Vì sao các doanh nghiệp luôn kêu lỗ?
    Bộ Tài chính thay mặt Nhà nước, xã hội, người dân đã kiểm soát các doanh nghiệp chặt chẽ chưa để đảm bảo rằng, giá thành xăng dầu hiện nay là hợp lý và không còn cửa nào để cắt giảm chi phí, chỉ còn con đường tăng giá?

    So sánh giá bán lẻ của Việt Nam với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia... thì của ta thấp hơn. Nhưng giá xăng dầu thế giới là giống nhau nên bản chất giá xăng dầu các quốc gia khác nhau, là do các khoản thu vào ngân sách của các Chính phủ là khác nhau.

    Nhìn lại bảng giá cơ sở xăng dầu hiện nay, tổng mức các khoản thu cho Nhà nước với giá xăng dầu lên tới 22%? Lạm phát, giá nhiều mặt hàng đã tăng cao, sao vẫn áp dụng trích lập Quỹ bình ổn và không lùi thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt...?

    Giá dầu thô thế giới tăng, và còn tiếp tục tăng. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được khai thác tài nguyên thô để bán ra nước ngoài. Vậy thì, khoản lợi chênh lệch giá ấy có được tính vào phần Nhà nước sẽ bù giá ra cho người dân khi mua xăng dầu trong nước không, hay chỉ mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp?

    Bên cạnh đó, lý do "vì chống xuất lậu" mà phải tăng giá càng khiến người tiêu dùng thấy khó hiểu. Ít ra, Bộ Tài chính phải làm rõ, tỷ lệ xuất lậu xăng dầu là bao nhiêu phần trăm trên thị trường nội địa? Việc chống buôn lậu không thể coi là chuyện "tất yếu", mà là nhiệm vụ của công an, lực lượng quản lý thị trường. Không thể mang công tác chống buôn lậu ra để tạo thêm một gánh nặng cho giá, và cho người dân.

    Xét cho cùng, chống xuất lậu xăng dầu là để tránh thất thoát Ngân sách, tiền của của người dân, nhưng rồi chính việc coi tăng giá là giải pháp chống buôn lậu lại khiến cho, người tiêu dùng rốt cục chịu thiệt thòi.

    Lý lẽ tăng giá vì phải theo thị trường cũng không đầy đủ. Mặc dù, Nghị quyết 11 cho phép, giá điện, giá xăng theo thị trường nhưng nếu chỉ tính chuyện "thả giá" theo thị trường, thay vì thiết lập điều kiện tiên quyết hình thành cơ chế thị trường, trước khi thả giá, là phải tạo lập một môi trường có tính cạnh tranh.

    Trong giải pháp thực hiện thị trường hóa xăng dầu, chỉ có duy nhất một giải pháp về giá. Và nếu theo đuổi theo hướng này thì giá cả xăng dầu sẽ còn nhảy nhót nhiều lần hơn. Còn nếu kiềm chế giá để kiềm chế lạm phát như năm 2010 trở về trước, thì điều đó chỉ mang đến sự ổn định "ảo" cho kinh tế vĩ mô. (theo vef.vn)


    Và đây là một ý kiến phân tích về giá nhiên liệu:

    Nhìn vào bảng giá trên ta tạm tính ra là 1 đô 1 lít xăng dầu nói chung. Chênh lệch bình quân chung giữa 1 thùng dầu thô và 1 thùng dầu thương phẩm là 20 đô la. 1 thùng dầu có dung tích là 159 lít. Như thế quy ra 1 thùng dầu thương phẩm là 159 đô (!) tương đương với dầu thô là 139 đô (!) Chả hiểu giá xăng VN thấp hơn giá TG chỗ nào khi giá dầu thương phẩm cao nhất cũng chưa vượt quá 110 đô/thùng. Đó là chưa kể VN có mỏ dầu thô và có nhà máy lọc dầu đủ cung ứng 30% nhu cầu. Các bác tính ra giá phải là 30 nghìn 1 lít (tức là tăng 50% nữa cho bằng giá thị trường) thì xem như các bác bán hàng 1 lời 1 rồi còn lỗ lã gì nữa. Tôi e rằng, ngay cả Bộ Tài chính cũng không nắm được chi phí mua bán xăng dầu. Doanh nghiệp đưa giá nào biết giá đó, tương tự như điện.

    Dầu thô là dầu hút từ mỏ dầu lên chưa qua tinh lọc và không dùng được vào việc gì. Dầu thương phẩm là dầu đã qua tinh lọc có thể chiết từ thùng (chuyên dùng để vận chuyển) ra xe xài ngay được. Hay có sự lập lờ giữa chi phí trong nước và giá TG để "đục nước béo cò". Ví dụ nhé. 1 lít dầu thô được hút lên mất chi phí là 1.000 đồng. VN chiếm tỷ lệ liên doanh là 30-49% nhưng anh vẫn tính theo chi phí TG để được trả lương như TG, khấu hao như TG (dàn khoan do VN mình tự đóng). Tương tự như vậy khi lọc dầu. Đến lúc ra thị trường thì dầu "nội" luôn bằng giá dầu "ngoại". Tức là chi phí nội bộ của anh đã bằng giá TG rồi mà lẽ ra phải rẻ hơn mới đúng vì lương của người VN luôn rẻ hơn lương của người nước ngoài làm cùng 1 công việc.

    Nếu chúng ta cứ đem giá nhiên liệu của ta so với giá thế giới để tăng giá theo cho bằng chị, bằng em. Thiết nghĩ, nếu như thế thì chính phủ nên để giành nguồn tài nguyên không thể tái tạo này cho thế hệ mai sau và không nên khai thác. Hãy đi mua của người ta về mà dùng và cũng không cần tiêu tốn tiền để đầu tư cho ngành dầu khí. Bạn đọc VnEcon thấy sao ???

  2. #2
    Phản hồi: Uẩn khúc giá xăng dầu

    Không biết người ta sinh ra cái nhà máy lọc dầu Dung Quất làm gì nhỉ? đang lúc rối tung rối mù cái "nhà sắt" đó lại đóng cửa và xăng lấy cớ đó mà tăng giá, giá hàng nội bằng giá nhập nội chắc hàng ngoại nhập vào Việt Nam toàn trốn thuế nên hàng nội mới bằng giá hàng ngoại chứ, thế thì mấy ông hải quan làm gì nhỉ hay là chơi zing me, hay là gunny mà để cho hàng lậu chạy tứ tung thế.
    Việt Nam đang giàu bằng các nước xung quanh sao mấy bác cán bộ cấp cao ơi, thật nực cười khi bắt người thu nhập một triệu một tháng mua hàng bằng giá với người thu nhập mười triệu một tháng, thế giới nhìn vào thấy Việt Nam cũng đến nỗi nào phải không? thế là oai rồi ít ra các bác cũng cho dân ta được "sánh vai giá cả" với các cường quốc 5 châu trên thế giới.

  3. #3
    Phản hồi: Uẩn khúc giá xăng dầu

    thì cái cục sắt DQ đóng cửa bảo trì thì mới tăng giá được chứ . Không biết mai mốt khi hoạt động lại xăng có rới giá không nhỉ. Điệp khúc Xăng , điện không biết khi nào dứt nữa. Cơn ác mộng bão giá lại thêm 1 đợt sóng mới, thêm vài đợt như thế này thì chắc thành sóng thần mất.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Uẩn khúc giá xăng dầu

    Chẳng có gì uẩn khúc cả
    Dân VN mình đúng là ích kỉ
    Lào, Campu chia kia nghèo hơn ta mà giá còn cao hơn ta đó
    Mình đã như vậy rồi còn than
    Tiết kiệm xíu có chết ai đâu

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Uẩn khúc giá xăng dầu

    Đây không phải là ích kỹ. Cần phải xem lại vấn đề này. 2 nước lân cận chúng ta là những nước đâu có nguồn tài nguyên này và cũng đâu có chỉ số lạm phát cao như chúng ta. Cứ hô hào bao nhiêu là biện pháp kiềm chế lạm phát, nhưng nói một đàng làm một nẻo. Nếu Bộ TC và các DN công khai những yếu tố, nguyên nhân làm giá xăng, dầu tăng cho thực sự thuyết phục thì còn gì để bàn ở đây.

    Lỗ là lỗ như thế nào ?

    Tại sao Mỹ cũng nhập xăng dầu như chúng ta mà giá lại thấp hơn chúng ta? Hãy nhìn lại thu nhập của 2 nước xem thế nào?

    Ở trên cũng có phân tích về giá thành của xăng dầu đó. Là dân ngoại đạo về dầu khí, nhưng vẫn phần nào tính ra được giá thành của xăng dầu. Đừng lập lờ đánh lận con đen, để rồi đem lại nguồn lợi cho DN của mình. Còn cái ông TC, nếu giải thích thật rõ ràng thì lấy vì dẫn đến dân kêu.

    Đúng là nói một đàng, làm một nẻo!!!





    Trích dẫn Gửi bởi NdvNdv
    Tiết kiệm xíu có chết ai đâu
    Nên nhớ xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, có ảnh hưởng rất lớn sự phát triển kinh tế của quốc gia. Trong khi đó ở nước ta đây là giai đoạn nước sôi, lửa bỏng về vấn đề lạm phát. Nhiên liệu tăng, dẫn đến bao nhiêu thứ đều tăng.

    Tiết kiệm thế nào được đây? Xe khách chạy tuyến Bắc - Nam, bây giờ đi đến Huế là ngừng lại chăng? Hay là đừng nên sử dụng những máy móc có tiêu thụ xăng dầu?

  6. #6
    Phản hồi: Uẩn khúc giá xăng dầu

    Ai nói thiết yếu là giảm không được???
    Khi đi làm thay vì nhiều người đi xa máy, thì nhân viên công ty hãy đi bằng xe công ty
    Buổi tối đi chơi ta đi phương tiện khác, tìm chỗ nào gần mà đi
    .............
    Quan trọng là ta không muốn tiết kiệm, đi xe máy quen nên không muốn thay đổi
    Mọi người ai cũng lo cho lợi ích bản thân nên một khi lợi ích bản thân bị xâm phạm thì cứ lôi lãnh đạo ra chỉ trích
    Sao mình không xem xét bản thân mình trưỡ đã??????

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Uẩn khúc giá xăng dầu

    B<span style="font-family: 'Times New Roman'">ạn nói có vẻ dơn giản nhỉ?</span>
    Bạn hãy tính xem mặt bằng dân số nuớc ta thế nào?
    Bao nhiêu nguời làm việc trong công ty?
    Bao nhiêu nguời đuợc cái quyền “đi xe của công ty”? Có chăng cững chỉ là những cán bộ cấp cao thôi bạn ạ.
    Vậy còn những nguời công nhân thì sao? Nếu theo như bạn nói chắc là các công ty nhà mình cũng nên tậu vài chiếc xe để chở công nhân đi lại nhỉ?
    Còn những nguời dân chúng ta thì sao? Ở thành thị không nói vì xe bus đầy rẫy ra đó thì không nói gì. Còn ở nông thôn thì nhìn lên,nhìn xuống…ngố qua, ngố lại, tìm mõi mòn cũng có thấy chiếc xe bus ào đâu? Hay là chuyển sang đi xe đạp nhỉ? Nhưng nếu đi xa thì sao ta? Chắc lại cọc cạch leo lên những con dốc xoãi 60độ à? Nhất là Tây Nguyên và các tĩnh miền núi. Vậy chẳng phải xe máy là giải pháp tốt nhất sao?
    Bạn nói là khi ảnh huởng đén quyền lơi của mình thì lập tức lên tiếng phản bác. Nhưng thiết ngyhĩ đây có còn là vấn đề của riêng ai không?
    Nó là vấn đề chung của cả đất nuớc ta. Là vấn đề vĩ mô đấy bạn à.
    Chẳng phải có điều gì khuất tất thì ai cũng muốn làm rõ không? Bạn cũng thế mà đúng không?
    Với lại mình có thấy bạn nói mỗi nguời tiết kiệm 1 chút, nhưng mà nhiều chút sẽ thành 1 vấn đề lớn mà. Nhất là trong thời gian này, lạm phát thì tăng cao, vậy nguời chịu cực nhất ở đây là ai? Không phải ai khác mà chính là chúng ta đấy bạn1 trong đó cũng có phần của bạn đấy!
    Đồng ý rằng chúng ta đang trên còn đuờng hội nhập và phát triển cùng với thế giới, nhưng mà phải biết phù hợp với mức sống của nguời dân mình vì chúng ta cũng biết nguời dân ta có mức thu nhập không cao nếu không muốn nói là thấp.
    Có lẽ Nhà Nuớc mình cũng biết truớc đuợc sự vận đồng của giá dầu trên thế giới nên mới lập kê hoạch sản xuất dầu trong nuớc. và kết quả là nhà máy lợc dầu Dung Quốc ra đời, nhưng mà sự ra đời của “cỗ máy” này có làm nguội bớt đựoc vấn đề hiện tại không? Rồi sau 1 thời gian hoạt động “cỗ máy” này lại “ngủ đông”! Thiết nghĩ sự đầu tự này liệu có hiệu quả? và cuố cùng chỉ là nguời dân chúng ta chịu khổ thôi bạn à.
    Vài dòng góp ý!

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Uẩn khúc giá xăng dầu

    Chuyện xe cộ của người dân thì việc tăng giá xăng dầu ảnh hưởng không mạnh mẽ lắm. Một chiếc xe máy, bình xăng 4l, mỗi lần đổ đầy bình tăng thêm tầm 10 nghìn đồng, bằng giá một ly cà phê đá và vài điếu thuốc, tôi là sinh viên nên một bình xăng tôi đi được khoảng 1 tuần hoặc hơn, những người hay đi thì một bình xăng chắc cũng tầm 2-3 ngày mới đổ một lần, tôi xem đó như là vài ngày đi uống cafe một bữa, xe ta thì vân cứ vi vu.
    Bạn nghĩ kỹ lại mà xem, có phải cái ảnh hưởng mạnh đến đời sống hằng ngày của mình chính là giá thực phẩm leo thang, leo mạnh, khiến cho bữa ăn hằng ngày của những người có thu nhập thấp đã bèo thì nay càng chật vật hơn. Cái đó mới chính là cái làm dậy lên làn sóng bức xúc của người dân. Mà nỗi khổ đó ở đâu mà ra ?

    • Giá cước vận tải leo thang, khiến thực phẩm phải vận chuyển từ những vùng khác về tăng giá. Giá vận tải tăng là do giá xăng tăng. Cái này là tác động của giá xăng lên giá thực phẩm.
    • Những con buôn cái bán thực phẩm ngoài chợ cần thêm thu nhập để trang trải các chi phí xung quanh leo thang do giá xăng và để đảm bảo bữa ăn hằng ngày không quá chật vật nên đã tăng giá bán thực phẩm của mình, nhưng không tăng ở mức đủ mà tính toán tăng ở mức nào đó để có lời thêm tí nữa. Đây cũng là một phần tác động của giá xăng lên giá thực phẩm, và có thêm một phần tác động từ tâm lý người dân.
    • Bà bán bún thấy giá rau lên nên cũng phải tăng giá bún để bù đắp tiền mua rau, nhưng cũng không tăng ở mức đủ bù đắp chi phí mà còn phải có lời thêm một chút nữa. Đây cũng là một phần tác động của giá xăng lên giá thực phẩm, nhưng có thêm một chút tác động từ tâm lý của người dân nữa
    • Ông thợ cắt tóc là hàng xóm của bà bán bún, sang ăn bún thấy bà bán bún có doanh thu tăng hơn trước, có thêm tiền đi hát karaoke, biết lợi dụng thị trường bất ổn để tăng doanh thu. Ổng cũng về tăng tiền công cắt tóc cho mỗi cái đầu, để cho bằng bạn bằng bè để bù đắp chi phí xăng cộ hằng ngày tăng thêm, tiền ăn bún tăng thêm và có tiền đi hát karaoke như bà bán bún. Qua đến giai đoạn này thì chủ yếu, mặt bằng giá cả thị trường tăng là do dân làm khổ dân chứ xăng cộ tác động đâu còn bao nhiêu nữa
    Suy tới thì cũng phải tính lui. Nếu suy nghĩ của tôi là đúng thì đời sống nhân dân cực khổ hơn mỗi khi xăng tăng giá, nguyên nhân chủ yếu đâu phải chỉ có giá xăng mà còn là người dân tự làm khổ nhau nữa. Đâu thể quy tất cả tội lỗi, thắc mắc về một mình chính phủ.

    Xin mời <span style="font-size: 15px">Bạn đọc VnEcon
    đóng góp thêm ý kiến về vấn đề này !
    </span>

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Uẩn khúc giá xăng dầu

    Ngay cả việc hút dầu thô lên bán thì đã thu vào ngân quỹ k biết bao nhiêu là tiền của rồi ... thì cái việc "bù" vào khoảng "thiếu" như các ông lớn bảo thì phủ mặt
    đó là chưa tính chi li số tiền chênh lệch
    Mặc khác, nhà nước đầu tư đến k biết bao nhiêu là tiền xây dựng nhà máy lọc dầu, rồi đào tạo nhân lực => cúi cùng bỏ không
    Tất cả các công ty lớn bé đua nhau thua lỗ, từ điện, xăng ... toàn nhữg thứ tất yếu
    thua lỗ mà đến nhân viên cùi cũng no nê .... huống gì là các bác đầu ngành ...
    rồi lại trích tiền thuế nhân dân nộp nào bù lỗ thôi ấy mà

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Uẩn khúc giá xăng dầu




    Trích dẫn Gửi bởi Michael Neo
    Chuyện xe cộ của người dân thì việc tăng giá xăng dầu ảnh hưởng không mạnh mẽ lắm. Một chiếc xe máy, bình xăng 4l, mỗi lần đổ đầy bình tăng thêm tầm 10 nghìn đồng, bằng giá một ly cà phê đá và vài điếu thuốc, tôi là sinh viên nên một bình xăng tôi đi được khoảng 1 tuần hoặc hơn, những người hay đi thì một bình xăng chắc cũng tầm 2-3 ngày mới đổ một lần, tôi xem đó như là vài ngày đi uống cafe một bữa, xe ta thì vân cứ vi vu.
    Bạn nghĩ kỹ lại mà xem, có phải cái ảnh hưởng mạnh đến đời sống hằng ngày của mình chính là giá thực phẩm leo thang, leo mạnh, khiến cho bữa ăn hằng ngày của những người có thu nhập thấp đã bèo thì nay càng chật vật hơn. Cái đó mới chính là cái làm dậy lên làn sóng bức xúc của người dân. Mà nỗi khổ đó ở đâu mà ra ?


    • Giá cước vận tải leo thang, khiến thực phẩm phải vận chuyển từ những vùng khác về tăng giá. Giá vận tải tăng là do giá xăng tăng. Cái này là tác động của giá xăng lên giá thực phẩm.
    • Những con buôn cái bán thực phẩm ngoài chợ cần thêm thu nhập để trang trải các chi phí xung quanh leo thang do giá xăng và để đảm bảo bữa ăn hằng ngày không quá chật vật nên đã tăng giá bán thực phẩm của mình, nhưng không tăng ở mức đủ mà tính toán tăng ở mức nào đó để có lời thêm tí nữa. Đây cũng là một phần tác động của giá xăng lên giá thực phẩm, và có thêm một phần tác động từ tâm lý người dân.
    • Bà bán bún thấy giá rau lên nên cũng phải tăng giá bún để bù đắp tiền mua rau, nhưng cũng không tăng ở mức đủ bù đắp chi phí mà còn phải có lời thêm một chút nữa. Đây cũng là một phần tác động của giá xăng lên giá thực phẩm, nhưng có thêm một chút tác động từ tâm lý của người dân nữa
    • Ông thợ cắt tóc là hàng xóm của bà bán bún, sang ăn bún thấy bà bán bún có doanh thu tăng hơn trước, có thêm tiền đi hát karaoke, biết lợi dụng thị trường bất ổn để tăng doanh thu. Ổng cũng về tăng tiền công cắt tóc cho mỗi cái đầu, để cho bằng bạn bằng bè để bù đắp chi phí xăng cộ hằng ngày tăng thêm, tiền ăn bún tăng thêm và có tiền đi hát karaoke như bà bán bún. Qua đến giai đoạn này thì chủ yếu, mặt bằng giá cả thị trường tăng là do dân làm khổ dân chứ xăng cộ tác động đâu còn bao nhiêu nữa

    Suy tới thì cũng phải tính lui. Nếu suy nghĩ của tôi là đúng thì đời sống nhân dân cực khổ hơn mỗi khi xăng tăng giá, nguyên nhân chủ yếu đâu phải chỉ có giá xăng mà còn là người dân tự làm khổ nhau nữa. Đâu thể quy tất cả tội lỗi, thắc mắc về một mình chính phủ.

    Xin mời <span style="font-size: 15px">Bạn đọc VnEcon
    đóng góp thêm ý kiến về vấn đề này !
    </span>
    Bạn hãy xem lời tâm sự của một người kinh doanh ăn uống nhé!

    Nguyên văn bởi dongsa...@yahoo.com.vn

    Không nói về thiểu số những người kinh doanh quán xá được lãi lớn, mà đa phần những người kinh doanh cỡ chung, họ cũng có cái khó của họ. Toàn bộ thu nhập của những người kinh doanh này là từ việc có khách sử dụng, vậy nên những người sử dụng dịch vụ hoàn toàn có thể tẩy chay, cho sập.

    Tôi xin chia sẻ tại sao họ lại nhạy cảm với giá cả thị trường tăng cao như vậy. Đầu tiên, họ không có nguồn thu nhập nào khác nên những ngày nghỉ, ngày Lễ, Tết, khi các Thượng đế được nghỉ ngơi đi chơi thì họ mất doanh thu, chí ít cũng sụt giảm nặng, trong khi tiền nhà kinh doanh, tiền nhà thuê trọ hay tiền ăn, tiền học, tiền thuốc tiền men vẫn phải trả đủ. Chưa kể, nếu như ở mức của tôi là quán khá lớn nên nhân viên đông, lương nhân viên vẫn phải trả đủ dù thất thu, chưa kể tiền thưởng, tiền Tết... Giá cả thị trường tăng theo giá xăng, dù giá chợ đầu mối không tăng nhiều, nhưng đi chợ chỉ là một trong những yếu tố, còn các yếu tố khác chi phối việc tăng giá của người bán: đơn giản chỉ vì họ biết nếu giá cả tăng lên, nhiều người sẽ thắt chặt túi, đương nhiên là lượng khách sẽ giảm dẫn đến doanh số sụt giảm, dù có tăng giá hay không. Vì vậy họ bắt buộc phải tăng giá lên để đảm bảo điểm hoà vốn.

    Giá tăng không hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào giá xăng mà còn phụ thuộc vào đánh giá tình hình kinh doanh của người bán. Đơn giản thế này: trung bình một ngày người bán món bún đậu bán khoảng 50 suất, đảm bảo người đó có thu nhập khoảng 200.000/ngày. Nếu giá tăng lượng khách sẽ sụt đi còn khoảng 40 suất/ngày, vậy phải tăng lên trên đầu suất 5.000 đồng để đảm bảo đủ thu nhập 200.000 đồng/ngày. Các bạn sẽ bảo, không, nếu không tăng giá chúng tôi vẫn ăn, nhưng thực tế trên kinh nghiệm 5 năm kinh doanh nhà hàng của tôi thì dù nhà hàng có tăng giá hay không, mỗi đợt giá cả thị trường điều chỉnh là lại mất đi một lượng khách nhìn thấy.



    Hàng ăn cũng phải chống chọi với bão giá. Ảnh: VNN Người làm công ăn lương có cái khó của họ, người kinh doanh cũng lại càng khó vì như tôi đã nói ở trên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của họ chứ không phải cứ bày ra bán thế là thu nhập cao lắm, dễ dàng lắm. Ai cũng thế thôi, làm thuê, bán rong hay làm chủ, kinh doanh lớn, nhỏ gì đầu tiên cũng để đáp ứng cái nhu cầu tồn tại và ổn định của bản thân và gia đình họ. Đừng nghĩ đơn giản là họ có thể thoả thích chặt chém mà họ cũng có gánh nặng đè lưng họ xuống.

    Ví dụ trường hợp của tôi nhé: Tôi đặc ghét Tết, vì nguyên cái tháng trước và sau Tết là doanh thu sụt giảm rõ ràng, rồi nghỉ Tết dài cả tuần trong khi tiền thuê nhà, thuế, lương thưởng Tết của nhân viên đè lên vai. Thực tế là kinh doanh nhà hàng 5 năm là 5 năm tôi không có Tết. Từ hết tháng Giêng trở đi hồi hồi lại thì đến hè lại sụt đi ít nhất một tháng vì nghỉ hè khách hàng đi nghỉ, rồi đến mùa mưa cũng lại sụt giảm. Hồi hồi một chút lại hết năm, đến Tết. Từ Tết ra vừa rồi đến giờ tôi chỉ tăng có 2.000 đồng/món, còn trong cả 2 đợt xăng tăng vừa rồi tôi không hề tăng giá, vẫn giữ nguyên giá và thậm chí xét trên tổng thể 5 năm kinh doanh thì trung bình các món đồ uống tôi chỉ tăng có 6.000 đồng, các món đồ ăn tăng 10.000 đồng (so với giá từ ngày đầu mở hàng 5 năm trước) nhưng cũng không phải vì thế mà khách ở lại với mình.

    Hôm trước, khi có tin xăng tăng giá, quản lý nhà hàng muốn tăng giá thêm 2.000 đồng nữa, nhưng tôi cứ giữ nguyên giá, không cần tăng nữa, coi như hỗ trợ khách hàng. Căn bản vì tôi kinh doanh nhiều loại hình, thu nhập không bị phụ thuộc vào doanh thu của nhà hàng nên tôi có thể giữ giá cho khách, còn trên bình diện chung của khu vực kinh doanh quanh đó đều tăng từ 8.000 đồng -10.000 đồng/món. Vậy, bão giá không thể làm ảnh hưởng đến cá nhân tôi, nên tôi giữ giá cho khách hàng của mình, nhưng những người kinh doanh mức trung và nhỏ, họ cũng bị bão giá "quật tơi tả", họ đâu có đáng bị kêu ca như vậy. Thực tế, cả những người kinh doanh nhà hàng lớn, tôi cũng thấy nhiều người ngã ngựa, mất đi số vốn lớn vô cùng.

    Đứng ra kinh doanh là phải bỏ tiền, bỏ công vào đó, khách hàng thích thì mua, không thích thì tẩy chay. Giờ cuộc sống bấp bênh mất ổn định, họ đâu có giàu nổi vì việc tăng giá mấy nghìn?

 

 
Trang 1 của 3 123 CuốiCuối

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 26
    Bài viết cuối: 09-29-2016, 08:10 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •