-
06-23-2011, 03:29 AM #1
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Ngân hàng: Chênh lệch lãi suất chỉ khoảng 3,5%
Doanh nghiệp bảo NH "làm ăn trên lưng" DN là không đúng. Hiện 90% chi phí hoạt động của ngân hàng là chi phí trả lãi tiền gửi, còn lại là chi phí thuê mặt bằng, tiền lương...
Lãi suất chỉ có thể hạ nhiệt khi các ngân hàng nhỏ, thiếu thanh khoản buộc phải công khai thông tin và được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bơm tiền.
Chênh lệch lãi suất chỉ khoảng 3,5%
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra tại các ngân hàng hiện quá lớn, chứng tỏ các ngân hàng đang “làm ăn trên lưng” doanh nghiệp. Vì vậy, yêu cầu tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay của NHNN là hoàn toàn xác đáng. Tuy nhiên, theo giãi bày của các ngân hàng, thực tế không phải vậy.
TS. Phạm Xuân Hòe, Giám đốc Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Nam Thăng Long phân trần: “Nếu nhìn bề ngoài, trần lãi suất huy động hiện là 14%/năm, lãi suất cho vay trung bình 20%/năm, thì có vẻ như chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra quá cao. Nhưng không phải vậy.
Hiện một số ngân hàng nhỏ yếu thanh khoản, chi phí cho thanh khoản lớn và không minh bạch đã nâng lãi suất huy động lên 18 - 20%/năm. Vì thế, các ngân hàng buộc phải sử dụng nhiều công cụ để giữ vốn, giữ khách hàng. Thực tế, chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra thời điểm này chỉ 3 - 3,5%.
Ý kiến nói rằng, ngân hàng ăn hết lợi nhuận doanh nghiệp là không đúng. Hiện 90% chi phí hoạt động của ngân hàng là chi phí trả lãi cho khách hàng tiền gửi, còn lại là chi phí thuê mặt bằng, tiền lương”.
Phó giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần lớn khác cũng tiết lộ, khoảng 2 tháng gần đây, lãnh đạo ngân hàng này đã thống nhất cho phép nâng lãi suất huy động lên tới 19%/năm cho các khoản tiền tiết kiệm lớn.
“Chúng tôi còn dư vốn cho vay, nhưng không thể để mấy ngân hàng nhỏ, cạn tiền giành giật mất khách. Chúng tôi phải có cách để giữ khách hàng. Một khi lãi suất đầu vào là 18 - 19%/năm, thì lãi suất đầu ra 22 - 23%%/năm là đương nhiên, ngân hàng muốn giảm chi phí, giảm lãi vay cũng khó, trừ phi NHNN dẹp loạn được cuộc đua lãi suất, bơm vốn để cứu thanh khoản cho ngân hàng nhỏ”, vị lãnh đạo trên nói.
Chính Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cũng khẳng định, thu nhập của các ngân hàng thương mại phần lớn là từ lãi và tình trạng thanh khoản của các ngân hàng luôn ở thế “vừa đủ” với các chuẩn mực an toàn. Sự bấp bênh về thanh khoản khiến trần lãi suất liên tục bị “lách”, dù nhiều công văn nhắc nhở liên tục được đưa ra.
Trong khi đó, do thông tin về các tổ chức tín dụng chưa minh bạch, đầy đủ, nên người dân vẫn chọn ngân hàng lãi cao để gửi tiền, chưa quan tâm nhiều đến rủi ro tín dụng.
Mới đây, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) đã thông báo, trong quý III/2011, NHNN sẽ tiếp tục hỗ trợ thanh khoản cho những ngân hàng nhỏ đồng thời xem xét khả năng công bố minh bạch thông tin của các tổ chức tín dụng cho người dân lựa chọn ngân hàng gửi tiền. NHNN cũng sẽ tiếp tục kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Nếu những biện pháp này được triển khai trong thực tế, chắc chắn, tình trạng chạy đua lãi suất để cạnh tranh thu hút vốn sẽ giảm mạnh.
Dư địa tăng tín dụng còn lớn?
PGS.TS Đào Văn Hùng, Phó giám đốc Học viện Chính sách và phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phân tích, nguyên nhân lạm phát cao ở Việt Nam là do tăng trưởng chủ yếu dựa vào tín dụng. Theo ông Hùng, năm 2010, tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam là 126%, trong khi tỷ lệ này của các nước trong khu vực chỉ 56 - 60%. Vì vậy, lạm phát vẫn là thách thức lớn nhất của Việt Nam trong vài năm tới, vì vậy, chính sách tiền tệ cần thận trọng.
Tuy vậy, PGS.TS Đào Văn Hùng cũng kỳ vọng, 6 tháng cuối năm, doanh nghiệp sẽ dễ tiếp cận vốn hơn, do dư địa tăng trưởng tín dụng còn nhiều. Cụ thể, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán năm 2011 là 16%, tăng trưởng tín dụng 20%, nhưng tính đến ngày 10/6, hai chỉ số này mới tăng 2,33% và 7,05%.
Hiện tại, cùng với lạm phát có chiều hướng giảm, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng đã dịu lại. Nhiều người kỳ vọng, mặt bằng lãi suất sẽ hạ nhiệt. Tuy nhiên, các chuyên gia ngân hàng cho rằng, mức độ giảm nhiệt của lãi suất sẽ không lớn và các ngân hàng cũng không thể mạnh tay cho vay, nhất là với các khoản vay dài hạn.
Tính đến ngày 20/6, mặt bằng lãi suất huy động vẫn tiếp tục đứng ở mức cao. Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần thậm chí đã dâng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn lên tới 13%/năm với các khoản tiền lớn.
Việc Thủ tướng Chính phủ vừa mới ban hành Chỉ thị số 922/CT-TTg với định hướng tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt, thận trọng, linh hoạt để kiềm chế lạm phát cũng cho thấy, để lãi suất giảm nhiệt cần tới một chặng đường dài. Đây cũng là lộ trình cần thiết để lạm phát ở Việt Nam được kiềm chế hiệu quả, bền vững.
Baodautu.vnView more random threads:
- Geithner: “Thông qua cải cách tài chính à - chuyện nhỏ! Các chú cứ yên tâm”
- Australia nối lại đàm phán mậu dịch tự do với Trung Quốc!!
- Kịch bản tái diễn cho Bồ Đào Nha?
- Nợ công: Phải quản lý số lượng, giám sát chất lượng
- Canon sẽ chi tới 12 tỷ USD cho các vụ thâu tóm
- Có thể tăng giá bán lẻ xăng dầu
- Diễn biến sàn vàng đầu phiên sáng ngày 16/11/09
- Tại sao kinh tế Việt Nam luôn có những điều nghịch lý ?
- Hà Nội rớt 17 bậc về năng lực cạnh tranh
- Lãi suất tiền đồng tiếp tục nóng
Các Chủ đề tương tự
-
Lãi suất USD tăng do có chênh lệch
Bởi xvietsao trong diễn đàn Kinh tế ngày nayTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-26-2011, 04:29 PM
Dụng cụ người lớn tuyệt nhất dành cho các vợ chồng vào màn dạo đầu Nói một cách đơn giản, như tôi đã nói ở trên, chơi trò chơi tình dục là một cách nhẵn để thêm một số niềm vui và sự phấn khích...
Trò chơi người lớn hay nhất dành cho các cặp đôi vào màn dạo đầu