Các nền kinh tế trên thế giới từ lâu đã quen sử dụng khái niệm Tổng sản phẩm nội địa (GDP) là tiêu chuẩn để đánh giá sự thịnh vượng của một quốc gia mà thường quên đi "cái giá" để đạt đc chỉ số đó

Trong thời gian qua, khủng hoảng nợ công châu Âu, khủng hoảng kinh tế thế giới đã đặt ra cho chúng ta câu hỏi: Phải chăng đã tới lúc thế giới cần một mô hình kinh tế mới?
Hội nghị Liên Hợp Quốc về "Hạnh phúc và phúc lợi xác định tính chất mô hình kinh tế mới" vừa diễn ra tại Mỹ, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc khẳng định phát triển bền vững gắn liền với hạnh phúc và phúc lợi.
Ông cũng đề cao sáng kiến của Chính phủ Bhutan trong đó sử dụng tiêu chuẩn "Tổng hạnh phúc quốc gia" (GNH) cùng với GDP làm tiêu chuẩn để đánh giá sự thịnh vượng của mỗi quốc gia.
Phúc lợi xã hội, kinh tế và môi trường không thể tách rời. Kết hợp ba phúc lợi này trên toàn cầu tạo thành "tổng hạnh phúc toàn cầu" (GGH).

Bhutan không có tham vọng trở thành quốc gia kiểu mẫu, nhưng người dân Bhutan hài lòng khi được là chính mình. Họ coi tăng trưởng là công cụ chứ không phải mục tiêu cần đạt được. Do vậy, mặc dù là một trong những quốc gia nghèo của thế giới Bhutan vẫn là một trong số ít các quốc gia trên thế giới cung cấp giáo dục và chăm sóc y tế miễn phí cho người dân.


Không chỉ tại Bhutan, tiêu chí này ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm. Costa Rica ủng hộ mạnh mẽ tiêu chí "phát triển có trách nhiệm về môi trường (ERD)," trong khi Vương quốc Anh đề xuất tiêu chí về "phúc lợi quốc gia".
"Tôi hạnh phúc khi được sinh ra tại đây. Đất nước chúng tôi không giàu có nhưng chúng tôi vẫn sống vui vẻ", một người đàn ông 40 tuổi, chủ khách sạn kiêm nhà hàng nhỏ tại thị trấn Trongsa, miền Trung Bhutan, cho biết.
Bạn đọc VnEcon thấy chỉ số này thế nào? cùng thảo luận nhé!!!~O