Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1

    Doanh nghiệp xoay trở trong bão giá

    1)Tiết kiệm từ cây bút, tờ giấy

    Trong khó khăn, tiết kiệm và trong đó tiết kiệm nguyên phụ liệu là cách mà DN thường vận dụng.

    Bà Trần Thị Đường, Phó Chủ tịch Hội Khoa học và Phát triển nguồn nhân lực và nhân tài Việt Nam, cho biết bà biết nhiều DN chuyển ca làm từ giờ cao điểm sang giờ khác để tiết kiệm chi phí điện.

    Không phải đến khi tăng giá xăng lần này, mà ở lần tăng trước, Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành đã yêu cầu mọi bộ phận phải tận dụng, dùng giấy hai mặt. Máy lạnh bật sau 9 giờ sáng, tắt trước 4 giờ chiều. Có 4 xe chỉ dùng 2 xe, lãnh đạo đi xe chung; các chuyến công tác nếu có điều kiện thì kết hợp cùng đi một hướng; sử dụng phương tiện tin học để trao đổi trong công việc, hạn chế đi lại và hạn chế hội họp…

    Trong "cái khó ló cái sáng tạo", cơ sở sản xuất nước chấm Mêkông, đã nghiên cứu áp dụng thành công dùng vỏ hạt điều làm nhiên liệu đốt thay cho dầu và than đá. Trước đây, nếu đốt một nồi hơi nước 5 tấn tốn 10 triệu, sau đó tăng lên đến 15 triệu, thì nay chi phí thấp hơn giá cũ. Ngoài việc tiết kiệm được do nhiên liệu thay thế, còn tiết kiệm được thiết bị máy móc đắt tiền khi sử dụng đốt dầu…

    Tiến sĩ Hoàng Bình, chủ một doanh nghiệp chế biến hạt điều xuất khẩu, cho biết các doanh nghiệp đã nhập máy bóc vỏ lụa, thay thế nhân công. Nếu bóc 10 tấn hạt/ngày, trước đây làm thủ công phải mất 300 công nhân, thì nay với máy chỉ còn tốn 20 công nhân điều khiển, tiết kiệm khoản lương lớn.

    Còn nhiều cách tiết kiệm, mỗi DN là mỗi sáng tạo. Ông Phạm Hải Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết, nhiều DN đã có những giải pháp sáng tạo để tiết kiệm trong các công đoạn như vận chuyển, lưu kho, tái sắp xếp bộ máy, phân công công việc… Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng khuyến khích trong một hội nghị: “Nước Mỹ giàu có như vậy nhưng họ vẫn tận dụng mọi cơ hội, điều kiện để tiết kiệm, nên các DN cũng phải xem tiết kiệm là thường xuyên, chứ không chỉ lúc khó khăn, tăng giá”.

    2) Xoay trở tìm vốn

    Bà Huỳnh Thy Thinh My Sa Phó Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Bảo Quang cho biết, cách huy động vốn của bà là gom các khoản khách hàng nợ doanh nghiệp. Còn chủ một cơ sở nhập khẩu và sản xuất nguyên phụ liệu ngành da giày cho biết ông đã huy động người thân, thay vì bỏ vốn vào ngân hàng, đem góp vốn với ông. “Ban đầu thuyết phục khá khó, nhưng lâu nay mình làm ăn chưa bao giờ thua lỗ, nên thuyết phục rồi cũng xiêu”, ông nói. Chính nhờ đó, khoản 2 tỷ đồng vốn lưu động mà ông lo lắng, giờ đã yên tâm.

    Cách làm của tiến sĩ Hoàng Bình lại là không mua và trữ điều thô như mọi năm, mà cứ làm đâu mua đấy. Đó là cách làm giảm áp lực đồng vốn lưu trữ, trong khi người dân trữ điều tại nhà cũng tốt hơn DN vì số lượng ít, dễ bảo quản.

    Cho nhau mượn nguyên liệu là một khuynh hướng nảy sinh mới đây trong ngành may mặc. Trong báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm của Hiệp hội Dệt may thêu đan TP.HCM mới đây có phản ánh điều này.

    Chủ tịch một hiệp hội cho biết, nếu trước đây việc ký kết các đơn hàng khách hàng chỉ trả một khoản “tiền cọc” nhỏ, thì nay khá nhiều DN xuất khẩu gỗ, da giày, dệt may và những mặt hàng đặc biệt đã biết cách đàm phán để tăng khoản tiền giao ban đầu. Một chủ DN chế biến gỗ tiết lộ, vì sản phẩm của ông thuộc loại “đặc chủng”, nên ông đã yêu cầu đối tác giao 30% giá trị lô hàng, vì vậy không quá khó khăn.

    Nói đến DN nhỏ và vừa, là nói đến tất cả mọi thứ thiếu thốn. Thiến vốn, thiếu công nghệ trong đó có công nghệ kỹ thuật và công nghệ quản lý, cơ chế, cơ chế, bản lĩnh thương trường… Trong bối cảnh khó khăn khi giá cả và làm phát tăng cao, có thể thời gian tới sẽ có những DN thất bại, có thể phá sản. Tuy nhiên có thể nói, việc tự xoay trở của các DN là một sự nỗ lực kiên cường. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng nỗ lực của DN chính là sự góp phần vào ổn định kinh tế đất nước, “vì nếu DN đình đốn sản xuất thì nền kinh tế xem như đổ vỡ” - ông nói.

    Theo Vietnamnet.vn

    ==> Bạn đã thấy được khó khăn của các DN nước nhà trong "bão giá" hiện nay. Bạn có "Tuyệt chiêu nào giúp các doanh nghiệp" Xoay chuyển tình hình ko???

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    Ðề: Doanh nghiệp xoay trở trong bão giá

    Ngoài chính sách là tiết kiệm chi phí, cắt giảm nhân công, đầu tư vào công nghệ. Tùy theo từng doanh nghiệp mà có những giải pháp khác nhau thì mình nghĩ hiện nay, chưa có biện pháp nào khả quan có thể giúp doanh nghiệp thoát ra khỏi bão giá cả. Hiện nay các doanh nghiệp nhà nước nên có biện pháp quản lý chặt chẽ, tiết kiệm đến mức rối đa. Ví dụ như bây giờ, thủ tướng đi chuyên cơ sẽ để nguyên ghế chứ không tháo ra như hồi xưa nữa. Từ hồi truyền hình nêu biển số xe những chiếc xe công đi lễ chàu thfi hiện tượng này đã giảm bớt nhưng không phải là không còn tiếp diễn. Đây chính là lúc các CEO thể hiện tài năng lãnh đạo của mình.

 

 

Các Chủ đề tương tự

  1. Làm sao để bảo mật thông tin trong doanh nghiệp?
    Bởi phuong1109 trong diễn đàn Chiến lược kinh doanh
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 04-11-2014, 02:06 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •