-
09-09-2008, 05:27 PM #1
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Thị trường hàng tiêu dùng: Hàng ngoại lấn lướt
Thị trường hàng tiêu dùng: Hàng ngoại lấn lướt
(Cập nhật: 9/9/2008 9:02:42 AM) Hàng may mặc ngoại nhập đang chiếm lĩnh thị trường. Trong ảnh: mua sắm hàng may mặc ngoại nhập ở siêu thị Parkson Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM -Ảnh: N.C.T.Khảo sát sơ bộ tại nhiều siêu thị, trung tâm bán lẻ ở TP.HCM cho thấy hàng ngoại đang “lấn sân” mạnh mẽ hàng trong nước. Nhiều mặt hàng như may mặc, nhựa... lâu nay cứ ngỡ hàng trong nước thống lĩnh nhưng giờ đây đang phải nhường bước cho hàng ngoại.
Khi hàng Nhật... đổ bộ
Hachihachi, một siêu thị mini ở TP.HCM do một doanh nhân VN thành lập, gần đây đã thu hút khá nhiều khách hàng nhờ chuyên bán hàng nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản. Hàng hóa ở Hachihachi chủ yếu là những vật dụng đơn giản sử dụng trong gia đình, từ hộp nhựa đựng thuốc uống có chia bảy ngăn đủ màu cho dễ sử dụng, đến miếng xốp chỉ cần nhúng nước là có thể tẩy bất kỳ vết bẩn nào...
Không phải hàng hóa ở đây đều được sản xuất ở Nhật mà có cả ở Trung Quốc hay Ba Lan, nhưng tất cả đều được nhập về Nhật Bản rồi mới xuất khẩu sang VN. “Bởi hàng hóa ở đây được các công ty Nhật sản xuất hoặc đặt hàng cho người Nhật dùng hằng ngày. Người tiêu dùng Nhật vốn kỹ tính và đề cao sự tiện dụng nên hàng hóa ở đây được nhiều người VN tin dùng” - anh Trần Bình, trưởng phòng kinh doanh Công ty Việt Hạ Chí (đơn vị sở hữu siêu thị nhỏ này), chia sẻ.
Theo anh Bình, mỗi ngày ở đây xuất ra khoảng 160 hóa đơn bán hàng - một con số mơ ước cho bất kỳ cửa hàng nhỏ nào. Khách hàng phần đông là phụ nữ ở độ tuổi trên 30, những người chịu chi cho mỗi hóa đơn mua hàng vài trăm nghìn đồng/lần mua.
Theo Tổng cục Thống kê, tám tháng đầu năm có sáu nhóm mặt hàng nhập khẩu tăng trên 100% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ôtô nguyên chiếc tăng 206%. Chỉ vào những chiếc hộp nhựa đựng thức ăn có nhãn hướng dẫn sử dụng ghi chi tiết “made in Japan”, “sử dụng được ở nhiệt độ 2300C và âm 200C”, một phụ nữ lần đầu tiên đến siêu thị này nói: “Tôi thấy hàng nhựa ở đây rẻ, nhìn rất chắc chắn, trong suốt, tiện dụng và lại sản xuất ở Nhật nên không thể bỏ qua”. Người phụ nữ này cho biết đã mua một chiếc hộp nhựa đựng thức ăn tương tự trong một siêu thị lớn khác, nhưng giá gần gấp đôi ở đây.
Nhập khẩu thay cho sản xuất
Đi một vòng các siêu thị hàng điện máy có thể thấy hàng nhập khẩu nhan nhản. Ngoài các nhãn hiệu quen thuộc của Nhật, Hàn Quốc... gần đây rất nhiều nhãn hiệu mới cũng xuất hiện và được giới thiệu đến từ Ý, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ... Thống kê của hải quan cho thấy đây là một trong những mặt hàng nhập khẩu tăng liên tục trong thời gian qua. Lấy nhãn hiệu Blacker làm ví dụ, cả năm 2007 có trên 25.000 máy xay sinh tố nhập vào VN thì tám tháng đầu năm nay đã gần 33.000 cái; cả năm 2007 có gần 125.000 bàn ủi nhập khẩu thì tám tháng là 92.000 cái...
Đặc biệt, hàng may mặc lâu nay nhiều người cứ ngỡ hàng trong nước thống lĩnh, song thực tế hoàn toàn ngược lại. Theo giám đốc một công ty may ở TP.HCM, hàng may mặc sẵn VN đang bị “đánh” hai đầu. Ở phân khúc cao cấp thì các nhãn hiệu thời trang lớn từ châu Âu, Hàn Quốc, Hong Kong chiếm giữ.
Còn hàng cấp thấp cho đa số đối tượng sử dụng - vốn có phân khúc thị trường rộng nhất - thì hàng Trung Quốc đang “làm mưa làm gió”. Với phân khúc thị trường trung bình mà các doanh nghiệp VN thắng thế lâu nay đang bị thu hẹp dần. Chính vị giám đốc này thừa nhận công ty của ông đang phải hình thành một bộ phận đi mua hàng nhập khẩu về bán.
Thuế giảm đã tạo đà cho hàng nhập... Theo bà Phạm Chi Lan - chuyên gia kinh tế cao cấp, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Trung Quốc đang thấp hơn đáng kể so với các nước thành viên WTO khác. Đặc biệt theo “Chương trình thu hoạch sớm” giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, mỗi năm đã có hàng trăm dòng thuế giảm được đưa vào áp dụng.
Vì thế hàng hóa Trung Quốc có điều kiện thâm nhập VN mạnh hơn. Nhưng quan trọng hơn là nhiều mặt hàng của Trung Quốc cạnh tranh hơn của VN.
Thống kê không chính thức của các siêu thị cho thấy tỉ lệ hàng may mặc sản xuất trong nước hiện chỉ chiếm bình quân 30-40% tại các siêu thị, còn lại phần lớn là hàng nhập từ Trung Quốc do đáp ứng được các yếu tố giá rẻ, hợp túi tiền của người có thu nhập trung bình. Trong khi đó, tại nhiều cửa hàng thời trang sang trọng, vốn có thương hiệu riêng, đã chọn cách bán hàng mua từ Trung Quốc thay vì sản xuất trong nước như trước đây.
Ông M., một nhà kinh doanh chuyên “đánh” mặt hàng vải và quần áo may sẵn từ Trung Quốc về VN, nhận xét giới kinh doanh mặt hàng này nhẵn mặt một số doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc nội địa có tên tuổi, sang mua hàng tại Trung Quốc đem về bán.
Tin đồn về câu chuyện này đã râm ran vài năm nay, nhưng đặc biệt nở rộ từ hai năm trở lại đây khi giá mua hàng tận gốc tại Trung Quốc rẻ hơn ít nhất 20% so với sản xuất trong nước. Ông M. dẫn chứng: “Đơn cử, nếu một áo thun nữ có giá trung bình 120.000 đồng/áo như hiện nay của thương hiệu J. thì giá mua tại Trung Quốc chỉ bằng 1/4 nếu mua số lượng nhiều”.
Tương tự đối với mặt hàng nhựa, hàng có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan cũng lấn lướt hàng trong nước. Theo phó giám đốc phụ trách kinh doanh chuỗi hệ thống siêu thị Citimart Ngô Văn Hải, tỉ lệ hàng nhựa nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia đã tăng từ 20% lên 30%, thậm chí cao hơn ở một số chủng loại trước đây là thế mạnh của hàng trong nước.
Vẫn theo ông Hải, không chỉ bắt mắt về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, giá cả, hàng nhựa ngoại có phần bỏ xa hàng nhựa trong nước về tính ổn định khi mức điều chỉnh tăng giá chỉ 10-20%, so với 50-60% của doanh nghiệp trong nước.
Lý giải tình hình này, ông Võ Văn Đức Bảy, phó giám đốc Công ty cổ phần Nhựa Chợ Lớn, cho rằng nhiều nhà sản xuất trong nước vừa qua đã gặp không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất khi nguồn nguyên liệu nhựa (chiếm 80% giá thành) hoàn toàn lệ thuộc nguồn nhập khẩu, còn giá thì đứng ở mức rất cao.
Trong khi đó, giám đốc một công ty tư nhân chuyên sản xuất đồ nhựa gia dụng xác nhận: “Thời gian qua, doanh nghiệp gặp một số khó khăn trong vấn đề tài chính nên việc thay đổi mẫu mã hoặc cung ứng hàng cho hệ thống các siêu thị, các chợ đầu mối có bị chậm lại. Ngay lập tức hàng ngoại nhập tràn về. Chúng tôi đang phải ra sức giành lại thị phần vừa bị lấn chiếm này”.
Theo Tuổi Trẻ
AdvertisingView more random threads:
- Việc làm, việc làm và việc làm
- Giá vàng lên cao khi đồng đôla rớt giá
- Vàng có nên trở thành tiền?
- Người lao động được trả lương, thưởng ra sao?
- Thất nghiệp cao khiến tiêu dùng tại Mỹ tiếp tục giảm
- "Hiệu ứng Domino" trong cơ cấu kinh tế toàn cầu
- Trung Quốc nhập siêu cả quý một
- Đầu tư nước ngoài : Làn sóng mới
- Diễn đàn - hội thảo doanh nhân Việt Nam 2010. Rất nhiều V.I.P thuyết trình
- Hai kịch bản cho tương lai của châu Á
Các Chủ đề tương tự
-
Những tiêu chi thu hút người tiêu dùng sử dụng vòi chậu
Bởi deathnote trong diễn đàn Giới thiệu dịch vụTrả lời: 0Bài viết cuối: 04-12-2017, 11:02 PM -
Chi tiêu tiêu dùng của Hoa Kỳ giậm chân tại chỗ bất chấp thu nhập tăng cao.
Bởi meolamdep trong diễn đàn Kinh tế ngày nayTrả lời: 0Bài viết cuối: 09-29-2016, 09:03 AM -
đề tài thảo luận xây dựng và phân tích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu của một người tiêu dùng trong vi
Bởi matngocads2015 trong diễn đàn Kinh tế học đại cươngTrả lời: 1Bài viết cuối: 11-27-2013, 05:57 AM -
Thảo luận: xây dựng và phân tích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu của một người tiêu dùng trong việc lựa
Bởi hungcnx1989 trong diễn đàn Kinh tế học đại cươngTrả lời: 3Bài viết cuối: 10-31-2012, 04:31 PM
Dụng cụ người lớn tuyệt nhất dành cho các vợ chồng vào màn dạo đầu Nói một cách đơn giản, như tôi đã nói ở trên, chơi trò chơi tình dục là một cách nhẵn để thêm một số niềm vui và sự phấn khích...
Trò chơi người lớn hay nhất dành cho các cặp đôi vào màn dạo đầu