Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Chính phủ các nước đồng loạt ra tay cứu nền kinh tế!

    Trước những diễn biến ngày càng xấu đi của nền kinh tế toàn cầu, các nhà lãnh đạo nhiều quốc gia trên toàn thế giới đồng loạt và nhanh chóng đưa ra rất nhiều các chính sách nhằm giảm nhẹ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đối với thị trường chứng khoán, đồng tiền cũng như nền kinh tế của mỗi nước.

    Hôm 25/10, Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ lại bán ra 50 triệu USD để nâng giá đồng lira đang ngày càng mất giá so với USD.
    Ngân hàng trung ương Đan Mạch cũng tăng tỷ lệ lãi suất cơ bản từ 5% lên 5,5% để ngăn chặn đà giảm giá của đồng tiền nước này so với euro.
    Trong khi đó, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, họ sẽ cung cấp một khoản viện trợ trị giá 2,1 tỷ USD cho Iceland. Sau sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng nước này hồi đầu tháng, giờ đây Iceland đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng tài chính nghiêm trọng.
    Các quốc gia khác như Hungary, Belarus, Ukraine, Serbia, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang tiến hành các cuộc thảo luận với IMF để tìm kiếm các khoản vay cứu trợ nền kinh tế.
    Hồi đầu tuần này, ngân hàng trung ương Hungary đã bất ngờ tăng mạnh tỷ lệ lãi suất từ 8,5% lên 11,5% để hỗ trợ đồng forint.
    Sau đó, hôm thứ năm (25/10), Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết, họ sẽ cung cấp cho ngân hàng trung ương Hungary 5 tỷ euro để hỗ trợ nguồn tiền mặt cho các ngân hàng nội địa nước này.

    Nhà đầu tư tháo chạy?

    Sức ép đang gia tăng đối với các nhà lãnh đạo của nhiều nước nhỏ và các nền kinh tế mới nổi trong việc can thiệp vào thị trường. Bởi lúc này, nếu thiếu đi sự can thiệp của chính phủ, các nhà đầu tư sẽ tháo chạy khỏi những nền quốc gia nhỏ hơn và rủi ro cao hơn, đẩy các nước này vào tình trạng tồi tệ hơn.
    Tại Nga, chính phủ đang chi nhiều tỷ rúp mỗi ngày để tăng khả năng tín dụng cho các ngân hàng và ngăn chặn sự mất giá của đồng nội tệ.
    Tuy nhiên, những động thái này vẫn chưa thể ngăn chặn tình trạng bán tháo cổ phiếu tại các thị trường chứng khoán của Nga. Chỉ số RTS đã giảm 10% và Micex giảm 14% trong phiên giao dịch cuối tuần qua, khiến hai sàn giao dịch bị tạm thời đóng cửa cho tới ngày 28/10.
    Các nhà phân tích đổ lỗi cho các ngân hàng về tình trạng bán tháo cố phiếu, bởi chính các ngân hàng đã sử dụng cổ phiếu như một vật thế chấp để cho vay.
    Trong khi đó, chính phủ Phần Lan cho thấy, họ đang chuẩn bị để đảo ngược chính sách được thực hiện trong nhiều năm qua bằng việc tư nhân hoá và mua cổ phiếu của các công ty trong nước để hỗ trợ nền kinh tế.

    Các thị trường chứng khoán vẫn lao dốc

    Các thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn tiếp tục giảm điểm mạnh mẽ khi những giải pháp của các chính phủ không đủ để trấn an nỗi lo sợ của các nhà đầu tư về sự suy thoái kinh tế kéo dài.

    Chứng khoán Phố Wall đã giảm mạnh sau khi các thị trường toàn châu Á và châu Âu cũng trong tình trạng tương tự. Chỉ số công nghiệp Dow Jones kết thúc phiên giao dịch cuối tuần với mức giảm 3,6% dù đầu phiên đã giảm tới hơn 5%. Chỉ số Nasdaq cũng đóng cửa với mức giảm 3,2%.
    Tại châu Âu, thị trường chứng khoán London giảm 5%, Frankfurt giảm hơn 5% và Paris giảm hơn 3,5%. Hai sàn giao dịch chứng khoán chính của Nga cũng đã phải tạm dừng giao dịch cho tới ngày 28/10 sau khi giảm hơn 10% trong phiên giao dịch ngày hôm qua.
    Các nhà đầu tư toàn cầu đồng loạt bán tháo cổ phiếu trước triển vọng tối tăm của nền kinh tế toàn cầu khiến họ hướng sang hình thức đầu tư khác.
    Tại châu Á, cổ phiếu tại các thị trường lớn đều giảm với tốc độ lớn hơn rất nhiều so với châu Âu. Thị trường Tokyo giảm 9,6%, Seoul giảm 10,6% và Hồng Kông giảm 8,3%.
    Tại châu Mỹ Latinh, thị trường chứng khoán chính của Braxin cũng giảm tới 7%.
    Tại thị trường Việt Nam, trước tác động của thị trường tài chính thế giới, sau nhiều lần nhăm nhe phá đáy, phiên giao dịch ngày 23/10 VN-Index đã dễ dàng xuyên thủng mức đáy 366 điểm (được xác lập ngày 20/6) khi giảm 14,48 điểm xuống mức 360,43 điểm do sự "lao dốc" của các cổ phiếu blue chip. Đà giảm điểm vẫn được duy trì sang phiên giao dịch ngày hôm nay (24/10), VN-Index đã thiết lập một mức đáy mới là 345,11 điểm.
    Không chỉ dừng lại ở các thị trường chứng khoán, đà giảm giá cũng tiếp diễn trên thị trường dầu mỏ và tiền tệ.
    Giá dầu vẫn tiếp tục sụt giảm bất chấp những nỗ lực của OPEC nhằm ổn định giá cả bằng việc cắt giảm 1,5 triệu thùng dầu/ngày. Hôm 25/10, giá dầu thô ngọt nhẹ tại New York giảm 3,96 USD xuống 64,15 USD/thùng và giá dầu Brent tại London giảm 3,87 USD xuống 62,07 USD/thùng.
    Cùng ngày, đồng Bảng Anh đã đánh dấu một mức sụt giảm lớn nhất trong ngày kể từ năm 1992 so với đồng USD, với mức 1 Bảng đổi 1,52 USD. Đây cũng là mức thấp nhất trong 6 năm qua dù sau đó có phục hồi nhẹ đôi chút.
    Đồng euro cũng chịu chung số phận khi giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm trở lại đây với 1 euro đổi 1,25 USD, trước dự đoán tỷ lệ lãi suất khu vực này sẽ tiếp tục được cắt giảm và tăng trưởng kinh tế chậm lại.
    Thị trường tiền tệ toàn cầu lại cho thấy những dấu hiệu căng thẳng mới dù nhiều tỷ USD đã được các ngân hàng trung ương cũng như chính phủ các nước bơm vào thị trường trong những tuần gần đây.
    Tổng thư ký LHQ kêu gọi trợ giúp các nước nghèo

    Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon ngày 25/10 đã kêu gọi các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ các quốc gia đang phát triển trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
    Ông cho rằng, các ngân hàng trung ương và IMF cần phải thiết lập những dòng tín dụng lớn để giúp các nước nghèo hơn trong trường hợp khẩn cấp.
    TTK Ban Ki-moon ví cuộc khủng hoảng hiện nay như một tai hoạ khiến những người nghèo khổ nhất thế giới không thể tồn tại.
    Trong khi đó, các nhà lãnh đạo 43 quốc gia Á, Âu đang gặp nhau tại Bắc Kinh đã lên tiếng kêu gọi IMF đóng vai trò đầu tàu trong việc ổn định hệ thống tài chính thế giới. Họ cũng đang hướng tới sự đồng thuật trước cuộc gặp vào tháng tới tại Washington của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới để tìm cách đối phó với khủng hoảng.


    Tin kinh tế!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thời buổi kinh tế khó khăn này cần có những chính sách thích hợp để cứu giúp thị trường một cách có hiệu quả! Đòi hỏi chính phủ các nước phải đồng loạt thực hiện những chính sách của các nước để nền kinh tế thế giới đi vào ổn định!

 

 

Các Chủ đề tương tự

  1. Công bố hàng loạt thống kê quan trọng về kinh tế 2014
    Bởi quangcao3a trong diễn đàn Kinh tế ngày nay
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 12-28-2014, 06:14 AM
  2. Các loại đòn bẩy trong kinh doanh
    Bởi laka.vn trong diễn đàn Kinh tế học đại cương
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 06-01-2009, 05:22 PM
  3. Trung Quốc công bố một loạt số liệu kinh tế đáng lo ngại!
    Bởi giangnt trong diễn đàn Kinh tế ngày nay
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 12-12-2008, 02:03 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •