Năm 2008: Việt Nam bị tác động của hai cú sốc liên tiếp - có chuyên gia gọi là hai cuộc khủng hoảng.

==>> Cuộc khủng hoảng thứ nhất:Đó là cuộc khủng hoảng giá nhiên liệu, giá lương thực, sắt thép... trên thế giới. Có người cho rằng, có dầu thô xuất khẩu, có lương thực xuất khẩu, thì Việt Nam sẽ có lợi trong cuộc khủng hoảng trên thế giới này, chứ đâu bị tác động tiêu cực?

Đúng là Việt Nam xuất khẩu dầu thô, nhưng lại nhập khẩu xăng dầu với kim ngạch lớn hơn; còn giá lương thực thế giới tăng sẽ kéo giá lương thực ở trong nước lên theo. Điều quan trọng là mức lạm phát của Việt Nam cao hơn còn do những yếu tố ở trong nước cộng hưởng với cuộc khủng hoảng trên thế giới.

==>> Cuộc khủng hoảng thứ hai:
Hai vấn đề nóng nhất là lạm phát và nhập siêu vừa được hạ nhiệt, thì cuộc khủng hoảng địa ốc, cho vay dưới chuẩn ở Mỹ được “ủ bệnh” từ hơn một năm trước, bùng phát vào giữa tháng 9, đã lan nhanh sang các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, kinh tế, lao động việc làm và lan nhanh sang các khu vực, các nước.

Một nền kinh tế mà tăng trưởng dựa tới gần 60% vào vốn đầu tư, có định hướng xuất khẩu (xuất khẩu so với GDP lên tới 70%), vừa mới gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được 2 năm, lại vừa trải qua lạm phát, nhập siêu cao..., nên cuộc khủng hoảng trên thế giới đã tác động đến Việt Nam, tuy có chậm hơn một số nước (do độ mở cửa về tài chính chưa rộng, đồng tiền chưa chuyển đổi, do có sự chủ động ứng phó...), nhưng cũng rất lớn và khá rộng.
==>> Gói giải pháp tài chính kích cầu không chỉ giới hạn 1 tỷ USD như đã công bố trước đây. Nếu tổng hợp từ các nguồn - được gọi là gói kích cầu tài chính tổng thể - có thể lên đến 6 tỷ USD, tức là lên gần 110 nghìn tỷ đồng (bao gồm 17 nghìn tỷ đồng đã công bố lấy từ dự trữ nhà nước - chứ không phải lấy từ khoảng 22 tỷ USD dự trữ ngoại tệ; 20 nghìn tỷ đồng Chính phủ tạm ứng từ năm trước chưa tiêu hết; 20 nghìn tỷ đồng từ cắt giảm thuế cho doanh nghiệp mà Chính phủ chưa thu về; 30 nghìn tỷ đồng từ việc bảo lãnh vay quốc tế); 20 nghìn tỷ đồng từ phát hành bổ sung trái phiếu chính phủ.

==>> Kích cầu thế nào?
Việc kích cầu vào đâu đã được các cơ quan hoạch định chính sách vĩ mô lựa chọn và quyết định. Tuy nhiên, hiện có hai vấn đề lớn đặt ra. Đó là tiêu chí để lựa chọn và đẩy nhanh việc thực hiện:
+ Một, về tiêu chí để lựa chọn, cần quan tâm đến mấy điểm. Trước hết, lượng tài chính kích cầu dù huy động từ nguồn nào cũng là tiền của quốc gia. Đã là tiền của quốc gia thì phải loại bỏ sự xin- cho, phải minh bạch công khai, phải có ưu tiên, tránh dàn đều.
+ Hai, một nội dung quan trọng cần đặc biệt quan tâm là đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nếu chậm trễ thì ít tác dụng và kém hiệu quả.
+ Ba, cách làm không chỉ hỗ trợ lãi suất cho vay vốn, giãn nợ, khoanh nợ, cơ cấu lại thời hạn nợ, miễn giảm lãi suất vay; giảm thuế, giãn thời hạn thực hiện thuế. Có một giải pháp quan trọng của kích cầu là giảm giá, trong đó có giảm hơn nữa giá xăng dầu, giảm giá vận chuyển. Giảm các thủ tục để vốn ra nhanh.





VnEconomy