Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Thử luận bàn thất nghiệp người vùng cao

    THẤT NGHIỆP NGƯỜI VÙNG CAO

    Trong bài viết này tôi xin thử đưa ra cách nhìn nhận việc làm- ổn định việc làm và tìm hiểu vấn nạng thất nghiệp ở một số địa phương vùng cao người dân tộc thiểu số sinh sống.
    Đâu là nguyên nhân thất nghiệp
    Dân tộc thiểu số hầu hết là những tộc người đang sinh sống ở những vùng núi , vùng sâu, vùng xa hẻo lánh nơi mà điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, chia cắt, diện tích tự nhiên rộng lớn cheo leo hiểm trở trong khi đó điều kiện canh tác lại khó khăn, gian nang không thuận lợi.
    Không những khó khăn về mặt địa hình tự nhiên mà điều kiện xã hội lại là một tác động lớn đến đời sống KT-XH của người dân vùng cao-Dân tọc thiểu số. Điện, đường, trường, trạm, các dịch vụ văn hóa, phúc lợi còn hạn chế tuy một số có trang bị có cung cấp nhưng sự hoạt động cá hiệu quả hay không lại là một vấn đề cần phải xem xét lại.
    Theo số liệu được công bố năm 2006 của Bộ lao động cả nước ta có 797 xã ,thị trấn thuộc 20 tỉnh thành trong cả nước có hộ nghèo trên 50% mà trong đó miền núi, vùng cao nơi mà cư dân là người dân tộc thiểu số là phần lớn.
    Người dân vùng cao nói chung và dân tộc thiểu số nói riêng hầu hết từ bao đời nay sống với rừng với nương rẫy săn bắt chim muôn... nếp sống, cung cách ăn mặc,đi lại ... luôn bó hẹp trong phong tục tập quán bản làng; Trong những năm qua được Đảng ,NN quan tâm triển khai nhiều chương trình mục tiêu, quan tâm hàng đầu cho những vùng miền khó khăn nói chung và vùng cao-vùng núi nơi mà người dân tộc thiểu số sinh sống nói riêng, tuy nhìn nhận thực tế có khá hơn trước nhiều nhưng lại đặc ra một thách thức mới trong điều kiện ngày nay khi mà người dân không được phép đốt phá rừng làm nương rẫy, khi mà các Doanh nghiệp, các chủ rừng không được chặt phá rừng lấy gỗ, không được khai thác lâm khoán sản một cách tự phát- tràng lang, khi mà không được săn bắn động vật .... ( vì những vấn đề này lại giải quyết không ít lao động phổ thông ).
    Trong khi đó dân số gia tăng khó kiểm soát, bản thân người dân tộc thiểu số không mặng mà gì với việc học hành để tiếp thu kiến thức nâng cao trình độ ...
    Các cấp chính quyền hiện tại các vùng người dân tộc thiểu số nếu là : - Người tại địa phương (Người dân tộc thiểu số) thì hầu hết trình độ còn thấp, hạn chế hoặc được tiếp tục đào tạo nhưng chua đáp ứng được yêu cầu công việc đảm nhận dần dần lơ là trong công việc buông suôi không có ý chí phấn đấu, không xây dựng được mục tiêu –kế hoạch và những hoạch định trong tương lai .-Nếu là CB được luân chuyển đến: Qua thực tế có một số CB được luân chuyển về làm việc tại những vùng này thì cũng trông mong hết thời hạn “thử thách” về địa phương hoặc giả luân phiên nhưng tiếp tục được “Đào tạo” để giữ những chức vụ cao hơn sau này(Quy hoạchCB) nên thực tế thời gian tiếp cận địa phương còn quá ít, thời gian đi học chiếm hết thời gian làm việc nên vấn đề địa phương đàng bỏ ngỏ
    Tóm lại vấng nạng thất nghiệp cao ở vùng người dân tộc thiểu số là do:
    - Trình độ dân trí thấp, không tiếp thu theo kịp thời đại, kế hoạch thực hiện chưa rõ ràng dứt khoát những vấn đề trọng tâm
    - Nguồn nhân lực (quản lý) địa phương chưa đáp ứng
    - Chưa chuyển dịch cơ cấu KT thích hợp, chưa xây dựng thế mạnh vùng, miền
    - Không có đất đai canh tác (!) không có việc thường nhật
    - Phát triển dân số khó kiểm soát .

    Đâu là giải pháp ?
    (phần sau)

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    THẤT NGHIỆP NGƯỜI VÙNG CAO

    Trong bài viết này tôi xin thử đưa ra cách nhìn nhận việc làm- ổn định việc làm và tìm hiểu vấn nạng thất nghiệp ở một số địa phương vùng cao người dân tộc thiểu số sinh sống.
    Đâu là nguyên nhân thất nghiệp
    Dân tộc thiểu số hầu hết là những tộc người đang sinh sống ở những vùng núi , vùng sâu, vùng xa hẻo lánh nơi mà điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, chia cắt, diện tích tự nhiên rộng lớn cheo leo hiểm trở trong khi đó điều kiện canh tác lại khó khăn, gian nang không thuận lợi.
    Không những khó khăn về mặt địa hình tự nhiên mà điều kiện xã hội lại là một tác động lớn đến đời sống KT-XH của người dân vùng cao-Dân tộc thiểu số. Điện, đường, trường, trạm, các dịch vụ văn hóa, phúc lợi còn hạn chế tuy một số có trang bị có cung cấp nhưng sự hoạt động cá hiệu quả hay không lại là một vấn đề cần phải xem xét lại.
    Theo số liệu được công bố năm 2006 của Bộ lao động cả nước ta có 797 xã ,thị trấn thuộc 20 tỉnh thành trong cả nước có hộ nghèo trên 50% mà trong đó miền núi, vùng cao nơi mà cư dân là người dân tộc thiểu số là phần lớn.
    Người dân vùng cao nói chung và dân tộc thiểu số nói riêng hầu hết từ bao đời nay sống với rừng với nương rẫy săn bắt chim muôn... nếp sống, cung cách ăn mặc,đi lại ... luôn bó hẹp trong phong tục tập quán bản làng; Trong những năm qua được Đảng ,NN quan tâm triển khai nhiều chương trình mục tiêu, quan tâm hàng đầu cho những vùng miền khó khăn nói chung và vùng cao-vùng núi nơi mà người dân tộc thiểu số sinh sống nói riêng, tuy nhìn nhận thực tế có khá hơn trước nhiều nhưng lại đặc ra một thách thức mới trong điều kiện ngày nay khi mà người dân không được phép đốt phá rừng làm nương rẫy, khi mà các Doanh nghiệp, các chủ rừng không được chặt phá rừng lấy gỗ, không được khai thác lâm khoán sản một cách tự phát- tràng lang, khi mà không được săn bắn động vật .... ( vì những vấn đề này lại giải quyết không ít lao động phổ thông ).
    Trong khi đó dân số gia tăng khó kiểm soát, bản thân người dân tộc thiểu số không mặng mà gì với việc học hành để tiếp thu kiến thức nâng cao trình độ ...
    Các cấp chính quyền hiện tại các vùng người dân tộc thiểu số nếu là : - Người tại địa phương (Người dân tộc thiểu số) thì hầu hết trình độ còn thấp, hạn chế hoặc được tiếp tục đào tạo nhưng chua đáp ứng được yêu cầu công việc đảm nhận dần dần lơ là trong công việc buông suôi không có ý chí phấn đấu, không xây dựng được mục tiêu –kế hoạch và những hoạch định trong tương lai .-Nếu là CB được luân chuyển đến: Qua thực tế có một số CB được luân chuyển về làm việc tại những vùng này thì cũng trông mong hết thời hạn “thử thách” về địa phương hoặc giả luân phiên nhưng tiếp tục được “Đào tạo” để đảm nhận những vị trí tương xứng sau này(Quy hoạchCB) nên thực tế thời gian tiếp cận địa phương còn quá ít, thời gian đi học chiếm hết thời gian làm việc nên vấn đề địa phương đành bỏ ngỏ
    Tóm lại vấng nạng thất nghiệp cao ở vùng người dân tộc thiểu số là do:
    - Trình độ dân trí thấp, không tiếp thu theo kịp thời đại, kế hoạch thực hiện chưa rõ ràng dứt khoát những vấn đề trọng tâm
    - Nguồn nhân lực (quản lý) địa phương chưa đáp ứng
    - Chưa chuyển dịch cơ cấu KT thích hợp, chưa xây dựng thế mạnh vùng, miền
    - Không có đất đai canh tác (!) không có việc thường nhật
    - Phát triển dân số khó kiểm soát .

    Đâu là giải pháp ?

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thất nghiệp người vùng cao (tiếp theo)

    Đâu là giải pháp
    Nếu nhìn từ giải pháp nhà nước bơm tiền về các vùng-miền nằm trong vùng dân tộc thiểu số để khôi phục-phát triển cơ sở vật chất là chưa hoàn thiện, vẫn chưa giải quyết được gốc của vấn đề thất nghiệp và trong một chặng thời gian nào đó vấn đề thất nghiệp lại quay trở lại gây nhức nhối thêm bởi lẻ:
    Vần nạng thất nghiệp như bài viết trước đã trình bày là bởi những nguyên nhân của nó; muốn giải thoát được thì tiền là một vấn đề nhưng bản thân của tiền không nói lên được gì cả, phải giải quyết được vấn đề là gốc của vấn nạng thất nghiệp sâu xa: phải đầu tư nhiều lĩnh vực và phân chia làm nhiều giai đoạn, nhiều bước và thực hiện có kế hoạch vững chắc từng bước hoặc cùng một lúc hoặc riêng lẽ:
    - Về nhận thức : phải nhận thức được rằng thất nghiệp người vùng cao sẽ làm nẩy sinh nhiều vấn đề xã hội (nhàn cư vi bất thiện) mà lực lượng thất nghiệp hầu hết là lực lương nòng cốt trong từng gia đình (tế bào của xã hội) như thế phải giáo dục lực lượng này nhận thức được rằng: Cần phải có kiến thức, có nghề nghiệp, có kỷ thuật kỷ năng để phấn đấu xóa bỏ đói nghèo lạc hậu, vương lên làm giàu cho quê hương.
    - Nhà nước cần hỗ trợ kỷ thuật, kinh phí để nghiên cứu từng vùng miền, xây dựng những làng nghề, dự án và tìm đầu ra để giải quyết lao động phổ thông không có trình độ, hạn chế văn hóa ,những người tạo ra sản phẩm chủ yếu bằng cơ bắp, bằng thói quen.
    - Đối với những lực lượng trẻ không có trình độ văn hóa chúng ta cần đưa một số đi đào tạo kỷ thuật phổ thông qua những ngành nghề giản đơn để phục vụ cho làng nghề địa phương, một số khác tìm kiếm lao động lao động phổ thông trong nước hoặc xuất khẩu lao động cũng là một hướng mở cho lực lượng này.
    - Vấn đề dân trí được đặt trong kế hoạch lâu dài, hoạch định từng bước không nóng vội, làm sao đầo tạo được đội ngũ tận tình chu đáo là người đại phương là tốt nhất, ưu tiên mọi mặt để đạt cho được vấn đề này.Việc đưa con em trẻ tới trường là phải thực hiện ngay từ bây giờ không chậm trể.
    - Đất đai, tài nguyên rừng phải quy hoạch cho dân có đất làm nương rẫy, những DNNN phải trả đất, giao đất cho dân canh tác; khoanh nuôi, bảo vệ phải là dân địa phương tại chổ. Rừng và đất rừng phải có chủ là dân địa phương quản lý có thế mới an tâm, có đất đai và được quản lý những tài nguyên mà hàng nhiều ngàn năm nay gắn bó bao đời với dân.
    - Chính sách của nhà nước : Trường- lớp- giáo viên -học sinh :
    Trường phải được đầu tư khang trang, xóa cảnh tạm bợ địa điểm phải gần dân và thuận lợi cho học sinh đến trường.
    Lớp phải đầy đủ phương tiện dạy học và vui chơi cho trẻ
    Giáo viên phải là những người tận tình có kiến thức đặc biệt là phải biết tiếng người địa phương nơi mình dạy
    Học sinh đến trường được nhà nước quan tâm chu cấp mọi điều kiện hỗ trợ ăn ở đi lại, sách vở... học sinh cần được quan tâm thi cử và ưu tiên (cử tuyển) chọn nghề đặc biệt là Nông lâm, Giáo viên, pháp lý...
    Nói chung NN cần có chính sách cho những người dạy và người học ở vùng cao khó khăn dân tộc thiểu số thõa đáng hơn nữa
    Đầu tư cơ sở hạ tầng khác phải ưu tiên nguồn lao động tại địa phương
    Vấn đề cuối cùng là phải kiểm soát cho được việc sinh đẻ.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Các vấn đề bạn đưa ra rất hay, nhưng theo mình nghĩ, điều đầu tiên để giải quyết tình trạng thất nghiệp là "thay đổi tư duy và cách suy nghĩ của đồng bào dân tộc thiểu số". Bạn biết đấy, nước ta có rất nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ cho đồng bào dân tộc VSVX như: chương trình 135, 134, 132, ... những chương trình này đã được nhân rộng khắp các vùng miền núi. Nhưng thật sự người dân ở những vùng này vẫn cứ nghèo, vẫn phải trợ cấp. Tại sao vây? Đó là do cách suy nghĩ của họ. Người đồng bào dân tộc luôn có tư tưởng ỷ lại vào nhà nước, tư tưởng làm ngày nào ăn ngày đó, ko biết tiết kiệm... Đó là do những chính sách trên chỉ cho họ "con cá" mà chưa thật sự chỉ cho họ cách câu cá hay cho họ "cần câu", chính những chính sách đó cũng đã góp phần tạo nên tư tưởng ỷ lại ở họ. Khi tư tưởng, suy nghĩ của họ đã thông thì những chính sách của bạn mới thật sự đem lại hiệu quả.

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •