Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1

    Giá đô la khó tăng dịp cuối năm?

    Giá đô la khó tăng dịp cuối năm?
    (Cập nhật: 11/12/2008 3:54:21 PM) ​ USD tăng giá lên 17.400 đồng/USD trên thị trường tự do khi biên độ tỷ giá mở rộng lên ±3%, nhưng sau đó thì xìu xuống ngay.






    Vậy cầu USD tăng là có thật hay do chỉ do tâm lý, đầu cơ? Liệu lượng cầu USD có khả năng vượt lượng cung trong những tháng cuối năm?

    Tỷ giá VND/USD trên thị trường ngày hôm qua (11.11) mua vào bán ra ở 17.000 - 17.200 đồng/USD, giảm 150 - 200 đồng so với vài ngày trước đó, lượng giao dịch giảm hẳn. Tuy nhiên, cùng ngày, tỷ giá bán tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết sát trần biên độ ở mức 16.970 đồng/USD - giá mua vào xoay quanh 16.920 - 16.940 đồng/USD.

    Trong nước chuộng, ngoài nước lơ

    Vào những ngày cuối và đầu tuần, không chỉ có thị trường tự do lên giá, mà lãi suất VND và USD trên thị trường liên ngân hàng cũng tăng nhẹ. Vì vậy, ngân hàng Nhà nước can thiệp bằng cách bán USD ra cho các ngân hàng thương mại, tuy nhiên số lượng không nhiều, và giúp thị trường giảm sốt.

    Tình trạng dư cung ngoại tệ của các ngân hàng thương mại từ quý 3 nay đã có dấu hiệu giảm sút. Từ cuối tháng 10 tới đầu tháng 11, các ngân hàng luôn bán ngoại tệ ở mức giá trần là lý do đầu tiên phản ánh USD sốt giá. Cầu USD do thanh toán nhập khẩu cuối năm tăng lên báo hiệu ngân hàng “vào mùa” sử dụng hết biên độ tỷ giá cho phép.

    Thêm hai lý do tâm lý, đầu cơ ở thị trường tự do đã kích giá. Một số cá nhân tận dụng thời cơ giá lên mua USD bán kiếm lời. Một số khác mua gửi tiết kiệm. Và giá vàng trong nước tăng vài ngày qua kích nhiều người gom USD mua vàng ở ngoài nước về hưởng chênh lệch.

    Trong khi giá USD trong nước “nhấp nhổm” muốn tăng giá, thì nghịch lý ở chỗ, ngoài nước lại thờ ơ. Theo một phó tổng giám đốc ngân hàng, ngân hàng trong nước gửi ngoại tệ ngân hàng nước ngoài không nhận, hoặc có nhận cũng trả mức lãi suất rất thấp. “Với tâm lý không muốn cho ai vay vì mức độ tín nhiệm đã sứt mẻ, và sợ mất tiền, họ không muốn huy động vào để phải chịu thêm chi phí”, ông giải thích. Vì không gửi vốn được, nhiều ngân hàng trong nước phải tính toán để có giá tối ưu đối với đồng ngoại tệ này, góp phần khiến USD thêm đắt giá khi tới tay khách hàng.

    Giá USD tăng hay nằm im?

    Với cam kết của ngân hàng Nhà nước đáp ứng đủ ngoại tệ cho thị trường và mua lại khi doanh nghiệp có nhu cầu bán đã tạo tâm lý cung cầu sẽ được cân bằng, giá USD chỉ xoay quanh mức 17.000 đồng/USD và khó thể lên hơn nữa. Ngoài ra, việc kiểm soát chặt kinh doanh ngoại tệ tư nhân, vốn được xem là nguyên nhân gây xáo trộn thị trường, càng làm nhiều người tin vào việc ổn định của USD.

    Các nguồn cung ngoại tệ vẫn dồi dào. Dự trữ ngoại hối của quốc gia đến tháng 10.2008 vẫn duy trì ở mức khoảng 22 tỉ USD. Nguồn huy động USD từ dân cư tăng, các ngân hàng còn có nguồn ngoại tệ vừa rút từ nước ngoài về gửi ở ngân hàng Nhà nước...

    Tuy nhiên, theo phó tổng giám đốc trên, thực tế thị trường là khó dự đoán. Thứ nhất, vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp 10 tháng đầu năm, thu hút đạt 59,31 tỉ USD. Tuy nhiên vốn thực hiện trong 10 tháng qua chỉ 9,1 tỉ USD. Lượng kiều hối về năm nay sẽ khó đạt mức 8 tỉ USD như dự tính đầu năm.

    Trong sáu tháng đầu năm có gần 3,5 tỉ USD gửi về. Do tác động từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, nguồn tiền này về trong quý 3 giảm so với hai quý trước, nên dự đoán khả quan nhất năm nay chỉ đạt được 2/3 lượng kiều hối năm ngoái, độ chừng 4,5 - 5 tỉ USD. Và quý 4 này dự báo sẽ còn chậm hơn quí 3. “Người gửi tiền ở Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ… cũng gặp khó khăn, nếu có gửi tiền về cũng sẽ gửi cơ bản cho chi tiêu, chứ không gửi ồ ạt để người nhận gửi tiết kiệm hay đầu tư chứng khoán như năm trước”, ông bình luận.

    Phía doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có tình trạng kìm giữ USD chờ giá lên bán. Theo đó, người làm xuất khẩu hưởng lợi nhiều hơn khi tỷ giá VND/USD tăng. Ngoài ra, động thái bán ra để lấy thanh khoản của nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam vẫn còn, bởi họ đã không còn dễ vay tiền từ ngân hàng có quan hệ, cũng là tác động khiến USD tăng giá.

    Tuy vậy, chuyện sốt giá do tâm lý là ít có khả năng xảy ra, bởi thống đốc ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã tuyên bố ngân hàng Nhà nước hoàn toàn đủ khả năng can thiệp để nhanh chóng bình ổn thị trường. Trong những lần sốt giá gần đây, ngân hàng Nhà nước đã làm được điều này.
    Theo GSTT

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Giá đô la khó tăng dịp cuối năm?

    hôm nay mà lấy số liệu cuối năm ngoái thì có phù hợp ko. tình hình đã biến đổi rất nhiều. việc tăng giá của USD có thể bị ảnh hưởng chủ yếu từ các chính sách của nhà nước.

 

 

Các Chủ đề tương tự

  1. Doanh thu bán xe ô tô cũ khó lòng tăng mặc dù giá đã giảm mạnh
    Bởi fire_diamond1987 trong diễn đàn Mua bán hàng hóa
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 12-15-2016, 11:32 PM
  2. “Kiểm soát CPI cả năm dưới 7% là rất khó!”
    Bởi ecomvi trong diễn đàn Kinh tế ngày nay
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 02-25-2011, 08:18 PM
  3. Các đồng tiền châu Á năm 2010 tăng giá mạnh nhất trong 5 năm
    Bởi hongson1992 trong diễn đàn Kinh tế ngày nay
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 01-03-2011, 04:56 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 08-28-2010, 05:31 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •