Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Châu Á: Điều kỳ diệu đã chấm dứt


    Nguyên nhân chính khiến châu Á khó khăn nằm ở yếu tố chính trị, xã hội, kinh tế chứ không hoàn toàn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu.


    Để hiểu được tại sao các nước châu Á đưa xuất khẩu thành động lực tăng trưởng kinh tế mới, cần nhớ lại Nhật thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Nước Nhật bị tàn phá nặng nề và ngành công nghiệp khủng hoảng. Không có tài nguyên thiên nhiên, Nhật cần nhập khẩu nguyên liệu thô tuy nhiên thiếu ngoại tệ để làm việc này.

    Việc sản xuất hàng xuất khẩu, ban đầu là các sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ và sau đó là sản phẩm công nghiệp nặng như thép hay chất hóa học hết sức quan trọng. Quy trình như sau: việc tiếp cận với nguồn ngoại tệ tốt giúp Nhật có thể nhập khẩu công nghệ mới và có thể sản xuất được nhiều hàng hóa hơn, sau đó mở rộng sang các hàng có giá trị cao hơn. Sau khi sản xuất thép và kính, Nhật tiến đến sản xuất ô tô và đài.

    Kinh tế nội địa Nhật phát triển khiêm tốn, xuất khẩu hứa hẹn mang lại tăng trưởng. Để tiêu dùng nội địa tăng trưởng đủ để vực dậy nền kinh tế là biện pháp hết sức tốn kém và mất nhiều thời gian, phát triển theo định hướng xuất khẩu giúp một nước nghèo đi lên nhanh hơn và tận dụng tốt nguồn nhân công giá rẻ. Trong thời kỳ hậu chiến, Mỹ đã giúp phát triển mô hình này bằng việc mua hàng của Nhật như một hình thức hỗ trợ. Mô hình này được duy trì và sau đó trở thành đặc điểm chính của hệ thống.

    Mô hình này hết sức thành công. Kinh tế Nhật tăng trưởng nhảy vọt khi xuất khẩu trong khoảng thời gian từ năm 1955 đến năm 1965 tăng gấp 4 lần và trong một thập kỷ sau đó tăng trưởng gấp 7 lần. Năm 1953, Nhật sản xuất 50 nghìn xe ô tô và không xuất khẩu một chiếc nào. Đến cuối thập kỷ, Nhật sản xuất 500 nghìn ô tô và gần 10% trong số đó được xuất ra nước ngoài.

    Nhiều nước khác trong khu vực cũng đi theo mô hình phát triển tương tự. Mô hình phát triển của Nhật trở thành hình mẫu cho nhiều “con hổ châu Á” khác: Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan thập niên 1960 và 1970. Dưới thời Tổng thống Phát Chính Hy của Hàn Quốc từ năm 1961 đến năm 1979, Bộ Thương mại nước này thường cắt điện đối với những công ty không hoàn thành được chỉ tiêu xuất khẩu.

    Các chuyên gia kinh tế sử dụng thuật ngữ “những con ngỗng đang bay” để nói đến những nước bỏ qua các hoạt động sản xuất mang lại giá trị thấp để phát triển hoạt động sản xuất công nghệ cao hơn. Nhóm nước này bao gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc.

    Mô hình phát triển của từng nước cũng hết sức đa dạng như chính châu Á. Đài Loan và Hàn Quốc áp dụng chính sách chặt chẽ, Singapore quản lý không kém phần ngặt nghèo và Hồng Kông để thị trường phát triển tự do. Thế những xuất khẩu là quả trứng vàng của những chú ngỗng.

    Mô hình phát triển theo định hướng xuất khẩu này được phương Tây ủng hộ. Năm 1975, ông Robert McNamara và sau này là chủ tịch Ngân hàng Thế giới, đã hối thúc các nhà lãnh đạo châu Á chuyển các công ty sản xuất từ những thị trường nhỏ chuyển sang nắm cơ hội từ việc phát triển xuất khẩu. Ba thập kỷ sau, ảnh hưởng của nó vẫn còn rất lớn.

    Sự chuyển mình của các nền kinh tế châu Á được coi như một trong những sự biến chuyển lớn của thế kỷ 20. Năm 1960, GDP Hàn Quốc mới chỉ bằng Sudan và GDP Đài Loan tương đương với Công gô. Đến thập niên 1990, cả hai nền kinh tế châu Á này đã thành công trong việc nâng mức sống người dân lên ngang với các nước phương Tây. Từ khi Trung Quốc tự do hóa nền kinh tế năm 1980, hơn 400 triệu người đã được cứu ra khỏi đói nghèo.

    Thế những những lời kêu gọi nâng tiêu dùng nội địa không được chú ý đến. Khủng hoảng tài chính châu Á khiến đồng nội tệ các nước châu Á suy yếu, hàng châu Á trở nên rẻ hơn trên khắp thế giới. Suốt thập kỷ qua, xuất khẩu tính trong tương quan với GDP của châu Á tăng từ mức 37% lên mức 47%.

    Phương thuốc giải quyết khủng hoảng đã là nền móng tăng trưởng cho thời kỳ tiếp theo. Tại châu Á, xuất khẩu bùng nổ, thặng dư tài khoản vãng lai tăng lên. Sau đó lãi suất rơi xuống thấp, thanh khoản thừa thãi và bong bóng giá tài sản đã đẩy kinh tế vào khó khăn.

    Bằng việc phát triển tập trung vào xuất khẩu, các nước châu Á thay sự phụ thuộc vào vốn nước ngoài bằng việc phụ thuộc vào nhu cầu từ nước ngoài. Tại Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam, xuất khẩu chiếm 60% GDP. Đối với Trung Quốc và Hàn Quốc, xuất khẩu chiếm 40% GNP.

    Nếu tính xuất khẩu ròng (sau khi trừ đi nhập khẩu) sự đóng góp của xuất khẩu vào nền kinh tế còn khiêm tốn hơn thế nhưng xuất khẩu vẫn đóng vai trò hết sức thiết yếu đối với thành công kinh tế của châu Á.

    Những năm gần đây trước khi khủng hoảng xảy ra, khoảng một nửa thương mại châu Á được thực hiện trong khu vực, điều này khiến người ta ngày một tin rằng kinh tế châu Á phụ thuộc quá nhiều vào phương Tây.

    Khoảng 60% hàng thương mại nội vùng của châu Á là hàng dành cho các dây chuyền sản xuất tại Trung Quốc, số hàng đó sẽ được chế biến lại tại Trung Quốc và kết thúc tại phương Tây. Vì thế khi người tiêu dùng phương Tây thắt chặt chi tiêu, các công ty sản xuất châu Á trong thế “rơi khói vách đá”.

    Kỷ nguyên phát triển theo định hướng xuất khẩu đã lỗi thời. Tiêu dùng của Mỹ chiếm 70% GDP trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2008, tỷ lệ tiết kiệm của người Mỹ rơi xuống dưới mức 0% trong khoảng thời gian trên.

    Khủng hoảng kinh tế từ đó đến nay đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ mất tới 2/5 giá trị, giá trị của các hộ gia đình Mỹ cũng sụt giảm nghiêm trọng. Khi người Mỹ chuyển sang tiết kiệm để hồi phục lại khả năng tài chính, họ sẽ giảm mua hàng châu Á. Những yếu tố đã làm nên thành công cho châu Á trong thế kỷ 20 sẽ không có nhiều ý nghĩa trong thế kỷ 21.

    Mô hình xuất khẩu của châu Á đã khiến châu lục này phụ thuộc vào phương Tây nhiều hơn bao giờ hết. Nay mô hình tăng trưởng đó không còn hợp thời nữa. Kinh tế thế giới chững lại không phải là nguyên nhân chính, yếu tố chính đằng sau việc này chính là vấn đề về kinh tế, xã hội và chính trị mà mô hình phát triển đó đã từng được xây dựng.



    Theo Foreign Affairs
    Ngọc Diệp

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Châu Á: Điều kỳ diệu đã chấm dứt

    vậy ta lại phải chờ, 1 mô hình mới sắp hình thành. lại tốn khối giấy mực để phân tích, bình phẩm đây.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Châu Á: Điều kỳ diệu đã chấm dứt

    Cô Kinh tế Vi mô từng nói, trong kinh tế, không có giải pháp nào là luôn luôn đúng tùy từng thời kì mà có giải pháp phát triển riêng. Có thể cùng giải pháp giải quyết giống nhau nhưng ở nướ này thì thành công, ở nước khác lại thất bại. Do đó để sử dụng đúng giải pháp và đúng lúc chính là nghệ thuật của nhà đạo đất nước, nó đòi hỏi tài năng và khả năng phân tích của tầng lớp lãnh đạo. Còn trách nhiệm của tụi mình chỉ là đoán xem vị nào có khả năng đó để ủng hộ vào CP thôi.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Châu Á: Điều kỳ diệu đã chấm dứt




    Trích dẫn Gửi bởi napoleon_hill_mumble
    Nguyên nhân chính khiến châu Á khó khăn nằm ở yếu tố chính trị, xã hội, kinh tế chứ không hoàn toàn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

    Để hiểu được tại sao các nước châu Á đưa xuất khẩu thành động lực tăng trưởng kinh tế mới, cần nhớ lại Nhật thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Nước Nhật bị tàn phá nặng nề và ngành công nghiệp khủng hoảng. Không có tài nguyên thiên nhiên, Nhật cần nhập khẩu nguyên liệu thô tuy nhiên thiếu ngoại tệ để làm việc này.

    Việc sản xuất hàng xuất khẩu, ban đầu là các sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ và sau đó là sản phẩm công nghiệp nặng như thép hay chất hóa học hết sức quan trọng. Quy trình như sau: việc tiếp cận với nguồn ngoại tệ tốt giúp Nhật có thể nhập khẩu công nghệ mới và có thể sản xuất được nhiều hàng hóa hơn, sau đó mở rộng sang các hàng có giá trị cao hơn. Sau khi sản xuất thép và kính, Nhật tiến đến sản xuất ô tô và đài.

    Kinh tế nội địa Nhật phát triển khiêm tốn, xuất khẩu hứa hẹn mang lại tăng trưởng. Để tiêu dùng nội địa tăng trưởng đủ để vực dậy nền kinh tế là biện pháp hết sức tốn kém và mất nhiều thời gian, phát triển theo định hướng xuất khẩu giúp một nước nghèo đi lên nhanh hơn và tận dụng tốt nguồn nhân công giá rẻ. Trong thời kỳ hậu chiến, Mỹ đã giúp phát triển mô hình này bằng việc mua hàng của Nhật như một hình thức hỗ trợ. Mô hình này được duy trì và sau đó trở thành đặc điểm chính của hệ thống.

    Mô hình này hết sức thành công. Kinh tế Nhật tăng trưởng nhảy vọt khi xuất khẩu trong khoảng thời gian từ năm 1955 đến năm 1965 tăng gấp 4 lần và trong một thập kỷ sau đó tăng trưởng gấp 7 lần. Năm 1953, Nhật sản xuất 50 nghìn xe ô tô và không xuất khẩu một chiếc nào. Đến cuối thập kỷ, Nhật sản xuất 500 nghìn ô tô và gần 10% trong số đó được xuất ra nước ngoài.

    Nhiều nước khác trong khu vực cũng đi theo mô hình phát triển tương tự. Mô hình phát triển của Nhật trở thành hình mẫu cho nhiều “con hổ châu Á” khác: Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan thập niên 1960 và 1970. Dưới thời Tổng thống Phát Chính Hy của Hàn Quốc từ năm 1961 đến năm 1979, Bộ Thương mại nước này thường cắt điện đối với những công ty không hoàn thành được chỉ tiêu xuất khẩu.

    Các chuyên gia kinh tế sử dụng thuật ngữ “những con ngỗng đang bay” để nói đến những nước bỏ qua các hoạt động sản xuất mang lại giá trị thấp để phát triển hoạt động sản xuất công nghệ cao hơn. Nhóm nước này bao gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc.

    Mô hình phát triển của từng nước cũng hết sức đa dạng như chính châu Á. Đài Loan và Hàn Quốc áp dụng chính sách chặt chẽ, Singapore quản lý không kém phần ngặt nghèo và Hồng Kông để thị trường phát triển tự do. Thế những xuất khẩu là quả trứng vàng của những chú ngỗng.

    Mô hình phát triển theo định hướng xuất khẩu này được phương Tây ủng hộ. Năm 1975, ông Robert McNamara và sau này là chủ tịch Ngân hàng Thế giới, đã hối thúc các nhà lãnh đạo châu Á chuyển các công ty sản xuất từ những thị trường nhỏ chuyển sang nắm cơ hội từ việc phát triển xuất khẩu. Ba thập kỷ sau, ảnh hưởng của nó vẫn còn rất lớn.

    Sự chuyển mình của các nền kinh tế châu Á được coi như một trong những sự biến chuyển lớn của thế kỷ 20. Năm 1960, GDP Hàn Quốc mới chỉ bằng Sudan và GDP Đài Loan tương đương với Công gô. Đến thập niên 1990, cả hai nền kinh tế châu Á này đã thành công trong việc nâng mức sống người dân lên ngang với các nước phương Tây. Từ khi Trung Quốc tự do hóa nền kinh tế năm 1980, hơn 400 triệu người đã được cứu ra khỏi đói nghèo.

    Thế những những lời kêu gọi nâng tiêu dùng nội địa không được chú ý đến. Khủng hoảng tài chính châu Á khiến đồng nội tệ các nước châu Á suy yếu, hàng châu Á trở nên rẻ hơn trên khắp thế giới. Suốt thập kỷ qua, xuất khẩu tính trong tương quan với GDP của châu Á tăng từ mức 37% lên mức 47%.

    Phương thuốc giải quyết khủng hoảng đã là nền móng tăng trưởng cho thời kỳ tiếp theo. Tại châu Á, xuất khẩu bùng nổ, thặng dư tài khoản vãng lai tăng lên. Sau đó lãi suất rơi xuống thấp, thanh khoản thừa thãi và bong bóng giá tài sản đã đẩy kinh tế vào khó khăn.

    Bằng việc phát triển tập trung vào xuất khẩu, các nước châu Á thay sự phụ thuộc vào vốn nước ngoài bằng việc phụ thuộc vào nhu cầu từ nước ngoài. Tại Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam, xuất khẩu chiếm 60% GDP. Đối với Trung Quốc và Hàn Quốc, xuất khẩu chiếm 40% GNP.

    Nếu tính xuất khẩu ròng (sau khi trừ đi nhập khẩu) sự đóng góp của xuất khẩu vào nền kinh tế còn khiêm tốn hơn thế nhưng xuất khẩu vẫn đóng vai trò hết sức thiết yếu đối với thành công kinh tế của châu Á.

    Những năm gần đây trước khi khủng hoảng xảy ra, khoảng một nửa thương mại châu Á được thực hiện trong khu vực, điều này khiến người ta ngày một tin rằng kinh tế châu Á phụ thuộc quá nhiều vào phương Tây.

    Khoảng 60% hàng thương mại nội vùng của châu Á là hàng dành cho các dây chuyền sản xuất tại Trung Quốc, số hàng đó sẽ được chế biến lại tại Trung Quốc và kết thúc tại phương Tây. Vì thế khi người tiêu dùng phương Tây thắt chặt chi tiêu, các công ty sản xuất châu Á trong thế “rơi khói vách đá”.

    Kỷ nguyên phát triển theo định hướng xuất khẩu đã lỗi thời. Tiêu dùng của Mỹ chiếm 70% GDP trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2008, tỷ lệ tiết kiệm của người Mỹ rơi xuống dưới mức 0% trong khoảng thời gian trên.

    Khủng hoảng kinh tế từ đó đến nay đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ mất tới 2/5 giá trị, giá trị của các hộ gia đình Mỹ cũng sụt giảm nghiêm trọng. Khi người Mỹ chuyển sang tiết kiệm để hồi phục lại khả năng tài chính, họ sẽ giảm mua hàng châu Á. Những yếu tố đã làm nên thành công cho châu Á trong thế kỷ 20 sẽ không có nhiều ý nghĩa trong thế kỷ 21.

    Mô hình xuất khẩu của châu Á đã khiến châu lục này phụ thuộc vào phương Tây nhiều hơn bao giờ hết. Nay mô hình tăng trưởng đó không còn hợp thời nữa. Kinh tế thế giới chững lại không phải là nguyên nhân chính, yếu tố chính đằng sau việc này chính là vấn đề về kinh tế, xã hội và chính trị mà mô hình phát triển đó đã từng được xây dựng.



    Theo Foreign Affairs
    Ngọc Diệp
    Theo mình thì tiêu đề bạn hoặc ai đó đặt ra là chưa hợp lý, vì chữ "Không hoàn toàn" không nói hết được mức độ "khó khăn của châu Á" hiện nay do yếu tố "chính trị, kinh tế, xã hội" là bao nhiêu? và do "khủng hoảng kinh tế" là bao nhiêu? nên rất khó bình luận cho vấn đề này!!![-X

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Châu Á: Điều kỳ diệu đã chấm dứt

    Đúng là không phải hoàn toàn là do khủng hoảng kinh tế nhưng cũng nhờ nó xảy ra mà chúng ta biết được những mặt trái của chiến lược, của mô hình phát triển mà đã từng có giai đoạn các nhà kinh tế gọi đó là: "giai đoạn thần kỳ của Đông Á". Mỗi giai đoạn trôi qua với những thăng trầm, những biến động của nền kinh tế toàn cầu thì chúng ta sẽ thấy tầm quan trọng của "Tư duy kinh tế" ntn?

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Châu Á: Điều kỳ diệu đã chấm dứt

    Đông Á và Đông Nam Á có sự phát triển khác nhau trong lĩnh vực kinh tế. Trong khi các nước đông Á đã và đang xây dựng cho mình một nền kinh tế vững chắc, sẵn sàng trong thời kỳ hội nhập thì Đông Nam Á vẫn đang cố gắng để thoát khỏi mức nghèo và các vấn đề xã hội khác. Còn điều kỳ diệu có chấm dứt hay không thì chưa thể kết luận được. Mình có đọc một tài liệu có tên là Lựa chọn thành công, là nghiên cứu của trường đại học Harvard về nền kinh tế Việt Nam. Trong đó có đề cập đến các nước kinh tế phát triển ở Đông Á như những bài học rất có giá trị và những yếu kém của nền kinh tế ở các nước ĐNA trừ Singapore. Theo đó, nền kinh tế Châu Á nói chung và VN nói riêng vẫn có thể phát triển nếu có một sự đổi mới, quyết liệt trên nhiều phương diện.

 

 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 01-24-2017, 11:25 PM
  2. Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 12-05-2016, 10:36 PM
  3. Những mẫu ô tô Ford tiên tiến sẽ ngăn chặn được các va chạm
    Bởi fire_diamond1987 trong diễn đàn Mua bán hàng hóa
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 11-17-2016, 04:09 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 07-14-2016, 10:56 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •