-
10-15-2009, 03:38 AM #1
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
'Tôi chưa dám tin doanh nghiệp tự sống được sau kích cầu'
'Tôi chưa dám tin doanh nghiệp tự sống được sau kích cầu'
Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Đức Thúy cho rằng, trước khi bàn tới việc có nên thực hiện gói kích cầu thứ hai, cần trả lời câu hỏi kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng bền vững mà không cần hỗ trợ bổ sung hay không.
Ông Lê Đức Thúy bày tỏ quan điểm về chính sách kích cầu tại tọa đàm của Phòng thương mại châu Âu (Eurocham) sáng nay tại Hà Nội.
Cuộc khủng hoảng kinh tế gây hậu quả mạnh nhất trong năm 2008 khi tốc độ tăng GDP giảm 25%, đến năm 2009 mức giảm dự kiến giảm là 15-17%. Gói kích thích kinh tế được đưa ra khi Chính phủ nhận thấy nguy cơ lạm phát đang giảm dần trong khi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đang cần được khuyến khích. Khoảng tháng 10/2008, Chính phủ chuyển ưu tiên chính sách từ kiềm chế lạm phát sang kích thích phát triển kinh tế. Dự kiến ban đầu gói kích thích kinh tế trị giá khoảng 145.000 tỷ đồng, tương đương 8 tỷ USD. Tuy nhiên, con số thực tế theo chúng tôi thống kê chỉ khoảng 122.000 tỷ đồng, tức là khoảng 6,5 tỷ USD.
Chính phủ không chi hết số tiền này trong năm 2009. Theo tính toán, thực chi năm nay chỉ khoảng 100.000 tỷ đồng. Như vậy vẫn còn khoảng 22.000 tỷ đồng vốn trung và dài hạn của gói kích cầu thứ nhất được chi ra trong giai đoạn 2010 - 2011.
Cần khẳng định rằng, các quyết định về hỗ trợ kinh tế trong gói kích thích kinh tế thứ nhất với tổng giá trị 122.000 tỷ đồng đã và đang được thực hiện nghiêm túc, đúng với phạm vi, quy mô và thời hạn như đã công bố.
Ông Lê Đức Thúy phát biểu tại tọa đàm sáng nay. Ảnh: Nhật Minh. Đến giờ phút này, Chính phủ không có ý định điều chỉnh các quyết định ấy. Có nghĩa là gói hỗ trợ ngắn hạn sẽ chấm dứt vào cuối năm 2009, chứ không phải sớm hơn như một số đề nghị là vào đầu quý IV. Chính phủ cũng chưa đặt vấn đề kéo dài, mà gói hỗ trợ vốn dài hạn sẽ tiếp tục thực hiện như thời hạn công bố. Việc miễn giảm thuế cũng tương tự.
Giữa năm 2008 có ý kiến là khoảng 20% doanh nghiệp Việt Nam sẽ phá sản, sẽ có ngân hàng đổ vỡ, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Thực tế điều đó không xảy ra. Nguồn tài chính mà Chính phủ dành để cứu ngân hàng và doanh nghiệp cũng không quá lớn. Tất nhiên đi về chi tiết, ai đó có thể nói hỗ trợ lãi suất là cào bằng, cứu cả những doanh nghiệp không đáng cứu, tạo ra thị trường không bình đẳng, không thống nhất... Điều đó có phần đúng.
Nhìn ra thế giới, quá trình phục hồi đang diễn ra, nhưng có khó khăn. Nhiều người cho rằng quá trình này sẽ không có khả năng theo hình chữ V. Giáo sư Paul Krugman cho rằng, nó còn không được theo hình chữ U, mà gần giống với logo của hãng Nike.... Gần đây có dấu hiệu cho thấy tình hình không thuận lợi và có thể theo W, có thể có suy thoái nhỏ rồi mới lên.
Trong nước, chúng tôi thấy phục hồi là khá ấn tượng và tôi cho rằng theo hình chữ V. Phân tích sâu hơn có thể thấy rằng gói kích cầu vừa qua đóng góp tích cực cho sự phục hồi đó. Như vậy nó đã tạo ra nền tảng tăng trưởng bền vững sau cuộc khủng hoảng của kinh tế thế giới chưa?
Câu hỏi hiện Chính phủ đặt ra và nhiều người quan tâm là liệu có nên có gói thứ hai? Chính phủ đang phải cân nhắc, vì nếu chấm dứt các hỗ trợ mà kinh tế vẫn tăng trưởng bền vững thì không cần tốn công sức và tiền của cho biện pháp bổ sung. Nhưng câu hỏi đặt ra là khi kết thúc năm 2009, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng bền vững mà không cần hỗ trợ bổ sung hay không. Tôi chưa nghe được câu trả lời nào có sức thuyết phục.
'Tôi chưa nghe được câu trả lời nào có sức thuyết phục về việc kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng bền vững mà không cần hỗ trợ bổ sung sau gói kích cầu hay không". Ảnh: Nhật Minh. Cá nhân tôi và những người mà tôi đã trao đổi chưa dám tin rằng tự thân nền kinh tế đủ sức tự phục hồi mà không cần thêm sự hỗ trợ của Chính phủ, tức là trở lại với chính sách bình thường. Đó là câu hỏi đặt ra trước khi bàn đến hỗ trợ như thế nào. Cần giải đáp câu hỏi nền kinh tế có cần một gói hỗ trợ nữa hay không.
Tôi cho rằng những biện pháp hiện nay chưa đủ, có thể phải nghiên cứu các chính sách mới, như về tài khóa, tiền tệ... Không có chính sách mới thì khó duy trì sự phục hồi bền vững của kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2010 có thể là 6,5% nhưng không ai dám nói là những năm sau cũng tiếp tục tăng cao.
Chính phủ hiện cho rằng với mục tiêu tăng trưởng năm tới dự kiến 6,5% sẽ không đơn giản để đạt được, vì đầu tư của doanh nghiệp vẫn thấp, nguồn tín dụng năm nay tăng mạnh chỉ nhờ hỗ trợ lãi suất. Hỗ trợ năm nay là 4%, do đó nếu không được hỗ trợ, doanh nghiệp phải vay với lãi suất tăng thêm 60% so với hiện nay. Trần lãi suất sẽ từ 6,5% lên 10,5%.
Vậy doanh nghiệp sẽ thích ứng như thế nào với việc lãi suất vay vốn tăng lên? Bao nhiêu doanh nghiệp chịu được để tiếp tục kinh doanh, hay bao nhiêu doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất? Đến nay chưa có nghiên cứu thấu đáo nào để trả lời câu hỏi đó, nhưng đó là vấn đề rất nghiêm túc đối với người quyết định chính sách.
Tăng trưởng tín dụng đạt 30% so với cuối năm ngoái, và đến cuối năm khoảng 35%. Đó là tỷ lệ tương đối cao, đứng thứ hai trong nhiều năm qua, bởi năm 2007 là gần 54%. Nhưng việc tăng tín dụng trong bối cảnh đầu tư của doanh nghiệp và tiêu dùng của hộ gia đình giảm. Tiêu dùng hộ gia đình trong 6 tháng đầu năm nay giảm 5%, nên tổng cầu của xã hội tăng không cao, và lạm phát năm 2009 nhiều khả năng dưới 7%.
Năm 2010 cũng chưa có khả năng lạm phát tăng cao trở lại vì cầu trong nước vẫn yếu và phục hồi kinh tế chậm chạp, nên yếu tố do chi phí đẩy không tăng cao. Do thế tôi cho rằng lạm phát cao năm 2010 khó xảy ra, mà sẽ là muộn hơn. http://vnexpress.net
+ Nếu ko tung gói kích cầu lần thứ 2 thì DN khó phát triển nhưng đưa ra gói kích cầu lần thứ 2 sẽ dễ dẫn đến "lam phát"? Bạn đọc VnEcon chọn phương án nào????
+ Nếu đưa gói kích cầu vào thị trường thì nên tập trung vào lĩnh vực nào? Tại sao?
Theo Bạn đọc VnEcon? ThanksView more random threads:
- Việt Nam và 5 điều bất thường "nhất" của nền kinh tế
- Trung Quốc và mục tiêu dự trữ vàng
- BoE không nới lỏng định lượng ngay như Mỹ
- Vị trí của dự án Sunshine Avenue
- Những thị trường chứng khoán phát triển mạnh nhất thế giới
- Thương vụ Yahoo - Microsoft . 5 trường hợp có thể xảy ra.
- Nhật tuyên bố sẽ tung tiền mua trái phiếu để giảm nhiệt khủng hoảng châu Âu
- Kinh tế Việt Nam- kích cầu tránh "nhầm" chổ?
- Châu Á khó bị ảnh hưởng bởi khó khăn trong khu vực EU!!!
- Giá vàng lập kỷ lục mới của mọi thời đại
Các Chủ đề tương tự
-
Doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp khi xuật khẩu !
Bởi hohuyn trong diễn đàn Chính sách và pháp luậtTrả lời: 0Bài viết cuối: 12-11-2011, 06:23 PM
Dụng cụ người lớn tuyệt nhất dành cho các vợ chồng vào màn dạo đầu Nói một cách đơn giản, như tôi đã nói ở trên, chơi trò chơi tình dục là một cách nhẵn để thêm một số niềm vui và sự phấn khích...
Trò chơi người lớn hay nhất dành cho các cặp đôi vào màn dạo đầu