-
02-25-2009, 08:44 PM #1
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Nghề nuôi tôm ở ĐBSCL nguy cơ bị phá sản
(Nguồn: www.quehuongoi.vn)
Nhiều nhà máy chế biến thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang họat động cầm chừng, thậm chí một số phải ngừng sản xuất vì thiếu nguyên liệu trầm trọng. Sau thời gian dài rớt thê thảm, hiện giá tôm sú tại ĐBSCL đột ngột tăng trở lại. Tuy vậy, nông dân vẫn tiếp tục bỏ ao khiến nguy cơ thiếu nguyên liệu càng trầm trọng.
Doanh nghiệp sản xuất cầm chừng
Công suất thiết kế của mỗi công ty chế biến thủy sản ở Sóc Trăng ít nhất hàng chục tấn tôm mỗi ngày nhưng lượng tôm nguyên liệu mua được hiện chỉ vài tấn. “Tôm khan hiếm, lượng mua được không bằng 1/10 so với trước đây”, ông Đỗ Ngọc Quý, Tổng giám đốc Công ty Xuất khẩu thủy sản Kim Anh, nói. Để có nguyên liệu chế biến, các nhà máy “thi nhau” nâng giá. Giá tôm loại 30 con một kg hiện trên 100.000 đồng một kg.
Cà Mau có 32 nhà máy chế biến tôm xuất khẩu nhưng nhiều nhà máy đang hoạt động chỉ khoảng 30% công suất. Thiếu nguyên liệu nên không ít nhà máy phải giảm giờ làm và nhân lực…Một số đơn vị còn mua tôm giá cao hơn giá xuất khẩu 10.000 - 20.000 đồng một kg để duy trì sản xuất. Tuy nhiên, lượng tôm thu mua cũng không đủ sản xuất nên công nhân vẫn phải nghỉ việc luân phiên với chế độ trợ cấp 300.000 đồng mỗi tháng.
Giá tôm tăng cao nhưng nhiều nông dân vẫn bỏ ao. Ảnh: Đức Vịnh. Từ đầu năm đến nay tình hình xuất khẩu sản phẩm này có xu hướng đi xuống. ĐBSCL với sản lượng nuôi đạt 290.000 tôm tấn, chiếm 86% sản lượng của cả nước. Trong đó, riêng Cà Mau có sản lượng tôm sú lớn nhất, nhưng trong tháng 1 năm nay, chỉ xuất được 20 triệu USD, giảm 30% so với tháng 12/ 2008 và 50% so cùng kỳ năm ngoái.
Ông Nguyễn Thông Nhận, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, cho biết: “Dịch bệnh trong năm 2008 làm tôm chết hàng loạt, trong khi giá tôm dưới giá thành sản xuất khiến nhiều nông dân lỗ nặng, phải bỏ nghề. Đó là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thiếu nguyên liệu hiện nay”.
Cần giảm chi phí sản xuất
Hiện, tôm nguyên liệu thiếu trầm trọng, giá mua tăng lại nhưng người dân vẫn không thả nuôi. ĐBSCL có 540.000 ha, chiếm 90% diện tích nuôi tôm cả nước, giờ đây nhiều đồng tôm trở nên hoang vắng, xơ xác. Tại Bạc Liêu, những vùng nuôi dọc theo tuyến kinh Lò Xo, Canh Đền, Quản Lộ thuộc hai huyện Phước Long và Giá Rai có hàng loạt vuông tôm bỏ hoang. Rất nhiều vuông tôm đã được chuyển qua trồng lúa, làm muối…
Ông Nguyễn Văn Diễn, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau, cho biết, đầu vụ năm vừa rồi, ông thả nuôi 80.000 con giống, sau hai tháng tôm chết sạch. Ông cải tạo lại vuông tôm, thả đợt giống khác nhưng gần 50% trong số ấy cũng chết. Số còn lại nuôi tới cuối vụ chỉ đạt kích cỡ 50 con một kg. “Giá bán chỉ được 45.000 đồng một kg nên lỗ nhiều. Tôi không còn vốn để tiếp tục nuôi”, ông Diễn than.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho rằng, khó khăn hiện nay của ngành tôm không chỉ đơn thuần do thị trường mà còn do chính nội tại của chuỗi sản xuất. Giá thức ăn, thuốc đã giảm so với năm 2008 nhưng vẫn khá cao. Ngoài ra, từ ao đến nhà máy, con tôm còn “gánh” thêm rất nhiều chi phí trung gian. “Giá thành sản xuất tôm sú ở Việt Nam còn quá cao so với các nước. Nếu mua với giá bảo đảm có lời để nông dân nuôi thì doanh nghiệp lỗ, nhưng nếu mua bằng giá xuất khẩu thì nông dân không đầu tư nuôi”, ông Dũng nói.
Nông dân ngưng đầu tư nuôi thì chắc chắn doanh nghiệp càng gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Nghề nuôi, chế biến tôm sú là thế mạnh của ĐBSCL sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản. “Bài toán cần giải quyết là giảm chi phí sản xuất, đặc biệt phải giảm giá thức ăn, bởi nó chiếm khoảng 50% - 60% giá thành con tôm”, ông Dũng khẳng định.View more random threads:
- Festival Gốm sứ Bình Dương - Việt Nam 2010
- Euro giảm tiếp; quan điểm giảm giá vẫn giữ nguyên
- “Tuýt còi” lãi suất vượt trần 14%
- Giá xăng giảm 800 đồng/lít từ 14h chiều 7/6
- Ngành giao thông cần 40-50 tỷ USD đầu tư đường sắt cao tốc
- Giảm giá xăng mới chỉ là liệu pháp tâm lý
- Giá điện có thể tăng tối đa 4 lần một năm
- Việt Nam- Tình yêu kinh tế.
- Lão nông sang Singapore trồng kiểng
- Lựa chọn nhà thầu M&E cho dự án
-
11-01-2009, 01:47 PM #2
Silver member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Nghề nuôi tôm ở ĐBSCL nguy cơ bị phá sản
Bạn biết không, bài này đã cũ lắm rồi. Với lại, bài viết cũng không đi sát với thực tế. Tỉnh Cà Mau đâu chỉ có dạng nuôi tôm Công nghiệp hoặc bán công nghiệp mà còn rất nhiều mô hình khác, đã đem lại những kết quả rất tốt, cho ngành nuôi trồng thủy sản ở đây. Minh không hiểu bạn đưa bài báo này lên để nhằm mục đích gì đây ?
Các Chủ đề tương tự
-
95% máy ATM gặp nguy khi Windows XP nghỉ hưu
Bởi duonglongtrong trong diễn đàn Kinh tế ngày nayTrả lời: 6Bài viết cuối: 01-27-2014, 02:35 AM -
Sớm mua lúa của nông dân ĐBSCL: Giá tăng trở lại
Bởi manhhung2206 trong diễn đàn Kinh tế ngày nayTrả lời: 0Bài viết cuối: 02-16-2013, 11:13 PM -
Cơ hội lớn cho các doanh nghiệp và địa phương ĐBSCL
Bởi chothuevanphonggiare trong diễn đàn Kinh tế ngày nayTrả lời: 0Bài viết cuối: 03-27-2012, 10:19 PM -
Phát triển kinh tế ĐBSCL, một bài toán khó !?
Bởi luongha83p2 trong diễn đàn Kinh tế ngày nayTrả lời: 2Bài viết cuối: 09-22-2010, 09:53 PM
duyên do trẻ lọt lòng có đờm Đờm là chất nhầy do các tế bào niêm mạc trong đường hô hấp tiết ra để bảo vệ và làm sạch các mảnh vỡ, bụi bẩn, vi khuẩn… Khi bé bị nhiễm trùng hoặc dị ứng, lượng đờm...
Cách vỗ lưng nong đờm cho bé