Một điều đã trở nên quen thuộc đối với những người phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc là tô điểm bài diễn văn của họ bằng những câu nói kinh điển trong tứ thư ngũ kinh. Trong bài diễn văn giữa những lãnh đạo Trung quốc và Mỹ vào tháng 7 vừa qua, tổng thống Obama đã không chỉ sử dụng một lời dẫn của Mạnh tử, một trong những hiền triết của đạo Khổng, mà còn dùng một câu nói của Yao Ming, một cầu thủ bóng rổ Trung Quốc: Dù cho bạn là một thành viên mới hay một nhóm thành viên cũ của đội, bạn đều cần thời gian để điều chỉnh với nhau. Mặc dù đã 30 năm kể từ khi quan hệ ngoại giao tái thiết lập giữa 2 nước cắt đứt bởi sự tiếp quản của chế độ cộng hòa, cả 2 bên vẫn rất cần những thích ứng cho mối quan hệ ngoại giao của họ.

Trọng tâm của vấn đề là việc không chắc chắn mối quan hệ của 2 nước dẫn tới đâu. Về nhiều khía cạnh cả hai nước có nhiều điểm chung. Nền kinh tế của họ hỗ trợ lẫn nhau, đặc biết là trong thập kỷ vừa qua. Mỹ là con nợ lớn nhất thế giới và Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất. Từ biến đổi khí hậu cho đến hồi phục kinh tế, cả thế giới đối mặt với những vấn đề yêu cầu cả Trung Quốc và Mỹ giải quyết trong sự hợp tác.
Mối quan hệ dai dẳng giữa hai nước với nỗi lo lắng một cuộc chiến tranh lạnh mới, hoặc thậm chí một cuộc đụng độ vũ trang xảy ra bất ngờ. Một vài người Mỹ ở Washington, DC nói về Trung Quốc như một nước Phổ mới. Trung Quốc đã và đang bận rộn trong việc tăng cường nhanh chóng lực lượng vũ trang như thể là người bảo vệ hòa bình Châu Á (và chủ quyền của Đài Loan) Đây là điều thách thức Mỹ . Không thông báo trước, Trung Quốc đang xây dựng tàu mẫu hạm, và các nhà chức trách TQ thường từ chối ngay cả khi nói chuyện với bên phía Mỹ.

Sau lưng chiến lược cạnh tranh này là sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Những công ty của TQ đang chiếm dần thị trường Châu Phi và Châu Mỹ La tinh, và kết bạn với những nước mà phương Tây tránh xa. Việc nắm giữ hệ thống ngoại hối lớn và sự nhạy bén trong các giao dịch mua bán có nghĩa sự đầu tư của người Trung Quốc sẽ tăng nhanh trong những năm tới. Và trên tất cả, Trung Quốc sở hữu 800 tỷ $ nợ của chính phủ Mỹ - đủ để quyết định nền kinh tế Mỹ sống hay chết.
Mối quan hệ giữa 2 nước này trở nên căng thẳng hơn trong những năm tới vì 2 lý do. Trước tiên không thể tránh được đó là 2 cuộc bầu cử quan trọng ở Đài Loan và Mỹ và Quốc Hội Trung Quốc. Thứ hai, hai nước đã và đang có sự điều chỉnh lại quyền lực. Hiện nay đang có cuộc trò chuyện G2 của TQ và Mỹ, cho thấy đối trọng của 2 bên gần như là cân bằng. Thực tế, theo một báo cáo đặc biệt thì đây là một nhận thức sai lầm và nguy hiểm.

Nền kinh tế Trung Quốc vẫn chỉ bằng 1/3 Mỹ theo tỷ giá ngoại tệ thị trường. GDP trên đầu người của TQ bằng 1/14 Mỹ. Khoảng cách đổi mới giữa 2 quốc gia vẫn lớn. Ngân sách quốc phòng của Mỹ vẫn gấp 6 lần của TQ. Đối với kỳ phiếu kho bạc của Mỹ, bán phá giá chúng không phải là sự chọn lựa cho TQ: vì sự rớt giá đồng đô la sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế của chính TQ. Và vì người tiêu dùng Mỹ tiêu dùng ít hơn, trong khi TQ lại tung tiền kích thích đẩy mạnh tiêu dùng nội địa tại đất nước này. Sự mất cân bằng thương mại lớn đang bất lợi cho Mỹ sẽ được giảm thiểu. Trong khi đó, sự nguy hiểm do việc TQ mở rộng kinh tế ra nước ngoài là nó làm tăng khuynh hướng bảo hộ nhất là tại thời điểm mà thất nghiệp tại Mỹ đang ở mức cao.
Về sức mạnh địa chính trị, Trung Quốc chưa có sức cũng như chưa hề có ý định đối đầu với Mỹ. Mặc dù các nhà lãnh đạo TQ hiện nay tự tin bước đi oai vệ trên trường quốc tế, nhưng họ vẫn lo lắng bởi sự bất bình trong nước: có hàng chục nghìn cuộc biểu tình mỗi năm. Tuy kinh tế phát triển nhưng tất cả các loại xung đột – xã hội, văn hóa, nhân khẩu học, thậm chí tôn giáo dường như ám ảnh chế độ cai trị và giúp ta giải thích tại sao TQ thường xuyên động nói về chủ nghĩa dân tộc . Vì vậy nó lạc lõng, sai lầm, và sự tiếp cận của Mỹ đối với TQ là do sự bấp bênh của chính TQ.

Sẽ là sai lầm nguy hiểm khi Mỹ lo sợ sự lớn mạnh của TQ mà tỏ ra cứng rắng đối với TQ về kinh tế, đặc biệt là thương mại, và không đủ cứng rắn về mặt nhân quyền. Quyết định của ông Obama về thuế XNK đối với lốp xe TQ đã mang đến những khuyến khích nguy hiểm đối với bảo hộ công nghiệp ở Mỹ. Vì tỷ lệ thất nghiệp đang leo lên con số 10%, áp lực sẽ tăng đối với Quốc hội Mỹ trong việc kích thích chỉ trích những nhà xuất khẩu TQ và đồng nhân dân tệ dưới giá trị. Đây là vấn đề kinh tế xấu: cả TQ và Mỹ sẽ thua trong cuộc chiến tranh thương mại.
Nếu như tự do mậu dịch là một giá trị của Mỹ mà ông Obama sẽ không từ bỏ trong chuyến thăm đầu tiên của ông này tới TQ vào tháng tới, thì điều còn lại sẽ là quyền tự do con người. Chủ nghĩa độc đoán của TQ không thể được chấp nhận hơn chỉ vì TQ đang tăng cường sức mạnh; cũng không phải quyền con người mặc cả rẻ mạt chỉ có vai trò khi có lợi. Ông Obama cần TQ giúp giải quyết khủng hoảng kinh tế toàn cầu và giảm thiểu thay đổi khí hậu không có nghĩa nhà lãnh đạo của thế giới tự do sẽ im lặng không chỉ trích về hệ thống chính trị của TQ. Mới đây Tổng thống Obama ngần ngại và tránh một cuộc họp với Đạt Lai Lạt Ma tại Washington để lấy lòng TQ là một sự nhún nhường không cần thiết. Đảng cộng hòa Trung Hoa cũng muốn tạo hình ảnh của họ ở trong nước nên cũng muốn cuộc công du thành công như ông Obama muốn.

Việc TQ hợp tác để giải quyết những vấn đề về biến đổi khí hậu, khủng hoảng tài chính và dịch cúm heo nổi lên đã giành được sự khen ngợi của quốc tế. Nhưng họ vẫn theo những những dấu tích của chế độ độc tài. Thí dụ về chính sách trồng cây xanh, nó rõ ràng là nếu TQ thực hiện việc này dưới cái nhìn nghiêm khắc của phiên họp dân chủ,họ sẽ hành động chậm hơn: Chế độ độc tài của TQ cho phép nước này có thể huy động những nguồn lực lớn và đưa ra những quyết định chính chị khó khăn. Nhưng việc đối phó hiệu quả về dài hạn đối với biến đổi khí hậu cần những ý kiến cộng đồng về vấn đề này và một môi trường hợp pháp cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu công nghệ xanh chuyển giao cho họ mà không sợ bị mất bản quyền. TQ thiếu cả hai.

Đằng sau vẻ bề ngoài hoành tráng với cuộc diễu binh xe tăng và tên lửa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10, che giấu cho sự yếu kém của chế độ - cũng thể hiện vào ngày hôm đó, khi mà khán giả bị cấm vì sợ những cuộc bạo loạn. Xung đột xã hội ở TQ dường như ngày càng gia tăng, và thậm chí nó trở nên quy mô hơn. Tìm kiếm các nhà hoạt động xã hội là một giải pháp không hữu hiệu. Ông Obama nên gặp một vài trong số họ ở Bắc Kinh để thấy được điều đó.. Nếu vị chủ nhà của ông ấy giận dữ phản đối, hãy để họ làm vậy.
(lehuyen_vn dịch từ http://www.economist.com/opinion/displaystory.cfm?story_id=14699593)