Thời kì hoàng kim của đồng Đôla như là đồng tiền dự trữ của thế giới dường như đã qua..

Những lo lắng về sự thống trị của đồng Đôla đối với hệ thống tiền tệ toàn cầu không phải là cái gì quá mới mẻ. Nhưng những cuộc tranh luận về sự thay thế đồng đôla đang bị bao vây và sụt giảm giá trị tới 11,5% kể từ lần chạm trần cuối vào hồi tháng 3 năm 2009 lại nổi lên trong sự bừng tỉnh cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn câu bắt đầu từ nước Mỹ. Trung Quốc và Nga, những quốc gia có nguồn dự trữ lớn và bi chi phối bởi đồng đôla, đang nói đến việc chuyển đổi khỏi sự ảnh hưởng của đồng bạc xanh. Ấn Độ cũng đã thay đổi cơ cấu dự trữ quốc gia bằng việc mua vào 200 tấn vàng từ IMF.
Chưa điều nào trong những điều nói trên đe dọa được sự thống trị của đồng Đôla, bởi một sự thay đổi lớn về tiền tệ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng tới các quốc gia có nguồn dự trữ bị chi phối bởi đồng đôla (như Trung Quốc). Tuy nhiên, theo một bản báo cáo gần đây bởi các chuyên gia của IMF vào hôm thứ Tư 11/11, chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng toàn cầu đã làm nóng lên cuộc tranh luận về việc neo hệ thống tiền tệ thế giới vào đồng tiền của một quốc gia.

Một vài người nói rằng vai trò như là người đưa ra các quy luật cho dự trữ tiền tệ toàn cầu đem lại cho nước Mỹ một lợi thế không công bằng. Chỉ có Mỹ là có khả năng vay mượn từ các quốc gia khác bằng chính đồng tiền của nước mình, và được lợi khi đồng đôla sụt giá, bởi vì hầu hết các tài sản của nó( nước Mỹ) là ở dạng tiền tệ nước ngoài trong khi các khoản nợ lại bằng đôla. Chỉ tính đơn giản , nước Mỹ đã đạt được một khoản lợi gần một nghìn tỉ đôla khi đồng đôla sụt giảm giá dần dần vào những năm trước cuộc khủng hoảng.

Theo một nghĩa nào đó thì thế giới đang lệ thuộc vào khả năng của nước Mỹ trong việc duy trì giá trị của đồng đôla. Tuy nhiên IMF cũng chỉ ra rằng tính ưu việt của đồng tiền này tăng lên ít nhất một phần là do Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác đã chọn cách tích lũy đồng đôla. Sự phát triển của thì trường tài chính Mỹ và các tài khoản vốn mở rộng của đất nước này đã làm cho đồng đôla trở nên có sức quyến rũ. Từ đấy sinh ra các lợi thế.

Tuy nhiên sự thặng dư rộng rãi và lâu dài (về mức dự trữ đồng đôla) ở các quốc gia như Trung Quốc cũng tương đương với lượng cầu ngày liên tục đối với các tài sản Mỹ(đồng đôla), từ đó làm giảm yêu cầu bức thiết các điều chỉnh tài chính bới các quốc gia này. Ngược lại, chính điều này cũng tạo nên sự mất cân đối vĩ mô mà nhiều người đổ lỗi cho khủng hoảng tài chính.

Để giải quyết các bất cân đối này cần phải bắt đầu từ việc tìm cách giảm thiểu việc tích lũy nguồn dự trữ của các nền kinh tế mới nổi. IMF chỉ ra rằng 2/3 dự trữ tiền tệ (khoảng 4 nghìn tỉ đến 4.5 nghìn tỉ) được giữ bởi các quốc gia như là sự bảo đảm trước các cú shock, bao gồm cả sự đảo ngược các dòng vốn, khủng hoảng ngành ngân hàng …Theo lý thuyết, các nhóm quốc gia có thể góp chung dự trữ , như vậy thì chỉ cần một lượng nhỏ cũng đủ hơn là mỗi quốc gia tự tự mình duy trì quỹ dự trữ riêng. Một trong những lựa chọn khác bao gồm việc các quốc gia bảo vệ cẩn thận các luông tín dụng, như trường hợp giữa Quỹ dự trữ quốc gia Hoa Kỳ với ngân hàng trung ương Brazil và Mexico , hay là luồng tín dụng mềm của IMF.

Vậy thì, lựa chọn nào cho sự tín nhiệm đối với đồng đôla?Một khả năng đó là một hệ thống với nhiều đồng tiền tệ dự trữ có tính cạnh tranh. Qua thời gian, có thể đồng Euro và Nhân dân tệ Trung Quốc (nếu nó trở thành đồng tiền có thể quy đổi) có thể trở thành đối thủ của đôla. Điều này(có hơn một đồng tiền dự trữ) có thể sẽ đòi hỏi rất nhiều chính sách hợp tác giữa các quốc gia phát hành (đồng tiền dự trữ). Tuy nhiên, việc có nhiều đồng tiền dự trữ thì các “đặc quyền” mà Hoa Kỳ được hưởng ngày nay có thể trở nên rộng rãi hơn, tạo ra đọng lực thúc đẩy các việc cạnh tranh để giành lấy người sử dụng đối với các đồng tiền dự trữ khác nhau.

Một lựa chọn khác đó là sự tín nhiệm đối với đồng SDR, đồng bán tệ của IMF hoạt động như là sự kết hợp rổ tiên tệ bao gồm đồng đôla, euro, sterling và đồng yên. Bởi vì giá trị của đồng SDRs tùy thuộc vào nhiều đồng tiền khác nhau, nó có rất nhiều lợi thế của một hệ thống đa dạng tiền tệ. Tuy nhiên, ngay cả IMF cũng nói rằng việc sử dụng đồng SDRs dường như “ khá đáng ngại trừ phi hệ thống(tiền tệ hiện tại) thất bại trên mọi phương diện”.

Cách giải quyết cơ bản nhất có lẽ là một hệ thống tiền tệ toàn cầu có thể được sử dụng trong các giao dịch quốc tế và có thể lưu thông trong hệ thống tiền tệ một quốc gia. Quỹ(IMF) chỉ ra rằng nó(hệ thống tiền tệ mới ) phải được đưa ra bởi một tổ chức tiên tệ quốc tế “’ không có liên quan tới vấn đề kinh tế của bất kì một quốc gia riêng lẻ nào”. Đồng tiền tệ mới này có thể đem lại một tài sản không có mạo hiểm mang tính toàn cầu.

Nghe có vẻ cấp tiến, tuy nhiên đây không phải là một ý tưởng hoàn toàn mới. John Maynard Keynes đã có một ý tưởng tương tự khi ông đề xuất về dự án Ngân hàng trưng ương thế giới ( International Clearing Union) phát hành một đồng tiền tệ riêng gọi là đồng Bancor , và mọi tài khoản thương mại đều phải thiết lập trên cơ sở đồng tiền này. Nếu chưa thiết lập được một hệ thống ngân hàng như vậy thì thế giới sẽ vẫn còn phải chấp nhận hệ thống hiện tại, Và mặc dù có những lo lắng về giá trị của đồng đôla, thì địa vị thống trị toàn cầu của nó vẫn còn chắc chắn cho đên nay.

Nguồn: http://www.economist.com/businessfinance/displaystory.cfm?story_id=14842922
BTV : dongochung