Kết quả 1 đến 7 của 7
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Vận mệnh của Đất Nước sẽ ntn nếu tiếp tục vay tiền?

    Vay thêm ngoại tệ, chưa thắt chặt chính sách tiền tệ

    22/10/2009 07:22 (GMT+7)
    Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ được thực hiện có thời hạn - Ảnh: Quang Liên.
    Đây là thông điệp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước liên quan đến tình hình dự trữ ngoại tệ và tăng trưởng tín dụng hiện nay
    Đây là thông điệp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước liên quan đến tình hình dự trữ ngoại tệ và tăng trưởng tín dụng hiện nay.

    Chiều 21/10, Ngân hàng Nhà nước công bố một số thông tin đáng chú ý về định hướng điều chỉnh chính sách tiền tệ, tỷ giá thời gian tới, với những phân tích của Thống đốc Nguyễn Văn Giàu.

    Trước đó, tại diễn đàn Quốc hội, một số dữ liệu liên quan cũng đã được công bố. Cụ thể, báo cáo của Chính phủ cho biết, dự trữ ngoại hối hiện duy trì ở mức đảm bảo 12 tuần nhập khẩu;
    báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đưa ra con số tăng trưởng tín dụng sau 9 tháng đầu năm là 29%.

    Nhiều khoản vay ngoại tệ mới

    Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước nhận định: Suy thoái kinh tế toàn cầu đã có những tác động không nhỏ đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu. Dự kiến cả năm, xuất khẩu giảm khoảng 9,9%; lượng kiều hối giảm khoảng 15% so với năm 2008… Sự sụt giảm này có thể ảnh hưởng đến cán cân thanh toán tổng thể và gây sức ép lên tỷ giá.

    Báo cáo của Chính phủ cũng cho biết, cán cân vãng lai năm 2009 dự báo thâm hụt khoảng 6,5 tỷ USD, cán cân vốn thặng dư khoảng 7,3 tỷ USD, cán cân tổng thể dự báo thâm hụt khoảng 1,9 tỷ USD.

    Tuy nhiên, theo Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, các nhu cầu ngoại tệ hiện nay đang được đảm bảo tốt với tỷ giá ổn định. Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành liên quan đã nỗ lực đàm phán với các tổ chức tài chính quốc tế để bổ sung nguồn ngoại tệ.

    Việt Nam vừa vay được 500 triệu USD từ Quỹ Hỗ trợ chống khủng hoảng theo chu kỳ (CFS) của ADB; sẽ vay Chính phủ Nhật Bản 500 triệu USD và trong 3 năm tới còn được vay ưu đãi bình quân mỗi năm 1 tỷ USD; đồng thời được tiếp cận vốn vay lãi suất thương mại.

    Tại Hội nghị thường niên Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa qua, Việt Nam cũng đã được WB đồng ý sẽ thu xếp nguồn vốn vay 1 tỷ USD hỗ trợ khắc phục khủng hoảng, trong đó 500 triệu USD sẽ được giải ngân trong năm 2009.

    Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nhận định rằng, việc điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua được thực hiện một cách linh hoạt theo diễn biến thị trường và có sự điều tiết phù hợp nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu, giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế.

    Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước dẫn chứng: Thực tế, những biện pháp điều hành đã phát huy tác dụng tích cực, từ tháng 7 đến nay, thanh khoản ngoại tệ được cải thiện một cách đáng kể, dư nợ cho vay ngoại tệ đã tăng từ mức -2,5% những tháng đầu năm lên mức +6,5%.

    Loại trừ khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ

    Ngoài thông tin về vấn đề tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước đưa ra một số thông tin định hướng khác đáng chú ý: Lạm phát dự kiến của cả năm 2009 ở mức 7%, do vậy, từ nay đến cuối năm, khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ được loại trừ, bởi sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước với việc giảm lãi suất cơ bản từ 14% xuống 7%, giảm dự trữ bắt buộc từ 11% xuống 3% là hợp lý.

    “Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt và thận trọng phù hợp với diễn biến kinh tế thế giới và trong nước”.

    Liên quan đến tăng trưởng tín dụng, một tín hiệu được đưa ra là tốc độ đã giảm dần qua các tháng gần đây. Quý 2/2009, huy động vốn tăng 10,65%, tăng trưởng tín dụng tăng 12,45%, nhưng đến quý 3, huy động vốn chỉ còn tăng 4,45%, tăng trưởng tín dụng tăng 7,58%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã giảm dần theo các tháng. Tính trung bình 6 tuần gần đây, huy động vốn chỉ tăng 1,6% và từ nay đến cuối năm sẽ chỉ tăng 2,7%. Nếu trừ trích dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh toán thì vốn cho tín dụng sẽ chỉ còn 2,1%.

    Thêm vào đó, hiện chênh lệch bình quân đầu vào, đầu ra của các ngân hàng thương mại chỉ còn 1,75%. Do đó, từ nay đến cuối năm 2009, Ngân hàng Nhà nước cho rằng sẽ không xảy ra việc tăng trưởng tín dụng nóng.

    Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng cho rằng, các ngân hàng thương mại đã lường trước được khả năng huy động vốn sẽ khó khăn hơn. Do vậy, các ngân hàng sẽ phải có phương pháp quản lý tài sản, kiểm soát rủi ro tốt hơn, hoạt động của ngân hàng vẫn đảm bảo ổn định.

    Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ được thực hiện có thời hạn với mục tiêu trọng tâm là duy trì tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.http://vneconomy.vn

    + Thâm hụt cán cân thương mại trong khi kiều hối gửi về giảm, xuất khẩu giảm, đầu tư giảm bắt buộc Chính Phủ phải đi vay, vay cũng phải trả nhưng chúng ta sẽ phải trả ntn nếu cán cân thanh toán cứ thâm hụt như thế này? Hậu từ kinh tế dẫn đến sự lệ thuộc về các mặt khác? Bạn đọc VnEcon nghĩ vấn đề này ntn?
    + Trong khi thâm hụt chúng ta vẫn ko thắc chặt tiền tệ dẫn đến khả năng lạm phát có khả năng tăng cao, khả năng lợi dụng vay tiền lãi suất thấp nhằm chuộc lợi từ vay VND mua USD nhằm chuộc lợi là có khả năng xảy ra? Vậy theo Bạn đọc VnEcon nguyên nhân nào cho quyết định ko thắc chặt tiền tệ của Chính Phủ?

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Vận mệnh của Đất Nước sẽ ntn nếu tiếp tục vay tiền?

    Có ai giúp basa trả lời câu này ko........................? Thanks

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Vận mệnh của Đất Nước sẽ ntn nếu tiếp tục vay tiền?

    Nếu gia đình của bạn đang kinh doanh nhưng không gặp thuận lợi, trong khi đó phía NH cho gia đình bạn vay tín chấp !
    Là người chủ trong gia đình, bạn nghĩ sao ?
    Chuyện cần bàn thì họ đã bàn rồi.
    Chuyện không nên làm thì họ cũng đã làm rồi.
    Chấp nhận, "đời cha ăn mặn thì đời con khát nước" thôi. hu .... hu......
    Nói vậy chứ đang bận quá, hẹn 3 ngày nha basa.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Vận mệnh của Đất Nước sẽ ntn nếu tiếp tục vay tiền?

    Cách nay 9 năm về trước anh bill của mỹ trước khi về hưu ký quyết định nới lỏng kiểm soát tín dụng tiền tệ ngân hàng giờ 2009 đã thấy hiệu quả .

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Vận mệnh của Đất Nước sẽ ntn nếu tiếp tục vay tiền?

    lạm phát năm 2008 là do chi phí đẩy, lại thêm khủng hoảng kinh tế, nếu cứ thắt chặt tiền tệ thì lạm phát ko ngăn dc mà khủng hoảng lại càng thêm trầm trọng, do vậy chính phủ buộc phải nới lỏng tiền tệ giải quyết vấn đề khủng hoảng trước

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Vận mệnh của Đất Nước sẽ ntn nếu tiếp tục vay tiền?

    Cám ơn các bạn, bạn Vân phân tich đúng rồi, thứ 1 mượn phải trả, bởi vậy tiền đâu ra mà chả, ai chả?
    Thứ 2: sự lệ thuộc kinh tế dẫn đến lệ thuộc về các mặt khác, ngày nay nhiều dự án hay sự đòi hỏi này nọ đó là tính tất yếu của phụ thuộc.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Vận mệnh của Đất Nước sẽ ntn nếu tiếp tục vay tiền?

    Thâm hụt cán cân thương mại trong khi kiều hối gửi về giảm, xuất khẩu giảm, đầu tư giảm bắt buộc Chính Phủ phải đi vay, vay cũng phải trả nhưng chúng ta sẽ phải trả ntn nếu cán cân thanh toán cứ thâm hụt như thế này? Hậu từ kinh tế dẫn đến sự lệ thuộc về các mặt khác? meocon nghĩ vấn đề này ntn?
    + Trong khi thâm hụt chúng ta vẫn ko thắc chặt tiền tệ dẫn đến khả năng lạm phát có khả năng tăng cao, khả năng lợi dụng vay tiền lãi suất thấp nhằm chuộc lợi từ vay VND mua USD nhằm chuộc lợi là có khả năng xảy ra? Vậy theo meocon nguyên nhân nào cho quyết định ko thắc chặt tiền tệ của Chính Phủ?

    <span style="color: Black">Không biết là bạn basa đây có chỉ đích danh mèo ko nhỉ???
    <span style="color: Red">Mèo trả lời câu hỏi thứ nhất nhé
    . mọi người góp ý thêm giúp mèo ^^
    Đối phó với khủng hoảng vừa qua thì hầu như tất cả các quốc gia đều phải đi vay tiền bên ngoài.Rõ ràng theo bài báo trên, tiền đi vay là do các quỹ hỗ trợ chống suy thoái. Và điều này là cần thiết để vực dậy nền kinh tế khi mà ta đang mất cân đối về cán cân thương mại.Nước ta theo cơ chế tỷ giá có kiểm soát, nên sự thâm hụt vừa qua do </span></span><span style="color: Black">kiều hối gửi về giảm, xuất khẩu giảm, đầu tư giảm....> phải đi vay nước tiền để cân đối.
    Đối với việc vay tiền để hỗ trợ chông suy thoái thì mèo đồng ý, vì đó là bước đi cần thiết. và sẽ có tác động tích cực để ổn định các cân thương mại bên cạnh đó dưới dạng vay này chúng ta được hỗ trợ lãi suất thấp trong khoảng thời gian dài.
    Còn vấn đề thâm hụt mà nói hầu như năm nào Việt Nam ta cũng bị thâm hụt khoảng chừng >30%GDP. (chỉ có năm 2007 do FDI vào nhiều nên có thặng dư thôi) Và việc cứ đi vay thì đương nhiên là sẽ có nhiều bất lợi như bạn Vân đã nêu một số ở trên.Nhưng mình nhấn mạnh trong trường hợp này là cần thiết và sẽ có tác động hiệu quả, còn đối với vay mà để phục vụ các dự án xây dựng như của Vinasin hay xây dựng nhà máy điện hạt nhân....thì lại khác...>hiệu quả???!
    <span style="color: Red">Về câu thứ hai
    , nguyên nhân cho việc không thắt chặc tiền tệ.
    Mình khẳng định lại một điều là hầu như năm nào Việt Nam cũng thâm hụt thương mại với con số khá lớn. và không có nghĩa là cứ hễ thâm hụt là thắc chặt tiền tệ. Mà nếu ta có thắt chặc đi nữa thì sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng, thậm chí sắp tới còn tung ra gói kích cầu thứ 2 thì rõ ràng là một lượng tiền lớn được tung ra để khôi phục kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng. và vay tiền nước ngoài là cần thiết để bù đắp khoảng thâm hụt tránh làm biến động đến tỷ giá. Hoặc là sẽ phải điều chỉnh tỷ giá tăng nhưng đây ko phải là phương án tốt và sẽ gặp nhiều rủi ro.
    Dĩ nhiên là khi tăng cung tiền thì sẽ có nguy cơ lạm phát cao, tuy nhiên nếu đầu tư hiệu quả và chính phủ quản lý vĩ mô tốt thì lại khác.
    Còn lãi suất hiện nay thì đã rục rịch tăng rồi, mình ko hiểu lắm câu hỏi của bạn??? mình thấy hiện nay là cung tiền tăng đã làm lãi suất tăng mà hiện nay đang tăng đó, chỉ có vay theo dạng kích cầu thì ko tăng (nhưng các ngân hàng đã thận trọng hơn trong việc xác định rủi ro) nên mình nghĩ việc mà vay VND để mua USD có lẽ ko xảy ra đâu.
    Mình thấy có một topic bạn đăng bên kinh tế thế giới..là hiện nay ở VN đang khan hiếm USD khiến cho tỷ giá bất ổn và tăng. Do đó càng cần thiết phải có một lượng ngoại tệ để bù đắp sự khan hiếm này thêm -> ngoài đi vay ra thì có lẽ là ko còn cách nào rồi. bổ sung nhé.
    </span></span>

 

 

Các Chủ đề tương tự

  1. Tuần tới, vàng sẽ tiếp tục tăng mạnh
    Bởi tuoiyeux trong diễn đàn Kinh tế ngày nay
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 03-15-2011, 01:50 AM
  2. Thị trường lao động: Sẽ tiếp tục hồi phục
    Bởi chutichht trong diễn đàn Kinh tế ngày nay
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 02-26-2010, 10:33 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •