Chủ đề: Tại sao ko phá giá đồng tiền?
-
11-24-2009, 03:29 AM #1
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Tại sao ko phá giá đồng tiền?
Giá đôla tự do vọt lên 19.750 đồng
Chỉ trong vòng một tuần, tỷ giá ngoại tệ trên thị trường tự do tại Hà Nội đã tăng tới 700 đồng một USD.
Giá bán ra đôla Mỹ tại nhiều điểm thu đổi ngoại tệ tự do tự do chiều 23/11 tại Hà Nội đã chạm ngưỡng 19.650 - 19.750 đồng (mua vào - bán ra) đổi một USD, tăng khoảng 150 đồng so với thời điểm 9 giờ sáng cùng ngày.
Tỷ giá ngày đầu tuần thực sự là một cú sốc với nhiều doanh nghiệp cũng như cá nhân có nhu cầu về ngoại tệ khi cuối tuần trước, họ còn có thể giao dịch với mức 19.300 - 19.400 đồng đổi một USD.
Nếu so sánh với mức niêm yết tại hầu hết các ngân hàng thương mại cho ngày 23/11 là 17.878 đồng, tỷ giá đôla "chợ đen" hiện đã vượt xa gần 2.000 đồng một USD, tương đương 10,5%.
Tỷ giá đồng USD trong nước và thế giới đang diễn biến trái chiều. Ảnh minh họa: Hoàng Hà Thừa nhận những căng thẳng hiện nay trên thị trường ngoại tệ khi trả lời chất vấn Quốc hội tuần trước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết đang xin ý kiến Chính phủ về việc bổ sung nguồn cung ứng ra thị trường. Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin nào về việc này.
Một số chuyên gia cho rằng cung ứng thêm ngoại tệ cho thị trường chưa hẳn là một giải pháp tối ưu, mà phải để thị trường vận hành theo đúng nguyên tắc thị trường, trong trường hợp bất khả kháng, cần tính tới giải pháp kết hối (buộc doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ phải bán lại cho ngân hàng).
Trao đổi với báo chí mới đây, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu tuyên bố sẽ không phá giá tiền đồng. Tại buổi đối thoại với doanh nghiệp quốc tế tại Singapore tuần trước, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cũng khẳng định không có chuyện phá giá tiền đồng. Theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá chính thức hiện tăng 5,18% so với cuối năm ngoái.
Trong khi đôla Mỹ tiếp tục tăng giá chóng mặt so với đồng Việt Nam thì tình hình tỷ giá đồng tiền này so với một loạt hối đoái mạnh trên thế giới lại hoàn toàn trái ngược. Ngay tại New York, USD đã mất giá 0,77% so với đồng Euro trong ngày 23/11. Theo các chuyên gia của Standard Chartered, so sánh trị giá hai đồng tiền này sẽ thay đổi khoảng 7,1% trong năm nay.
Theo hãng tin Bloomberg, việc chính phủ Mỹ chi ra 12.000 tỷ USD cho tài khóa và các gói cứu trợ, bán khoảng 4.000 tỷ USD trái phiếu chính phủ cộng với việc biến thị trường tín dụng nội địa trở thành nơi dễ thở nhất thế giới cho những người đi vay... là những nguyên nhân khiến đồng USD đi xuống.http://vnexpress.net/GL/Home/
Hiện tại VN nhập siêu rất lớn dự báo năm 2009 khoảng 12 tỉ usd gần bằng tổng mức nhập siêu của tất cả các quốc gia Đông Nam Á còn lại, nếu phá giá đồng tiền để VN ko còn nhập siêu nửa. Vậy tại sao VN ko làm như thế? Theo Bạn đọc VnEcon?View more random threads:
- Nới chỉ tiêu lạm phát lên 17%
- Microsoft chính thức thâu tóm Skype
- Ngân hàng Nhà nước cho nhập vàng, giá tụt dốc
- tăng lương có giảm lạm phát?
- Google công bố lợi nhuận quý 1/2011 gây thất vọng
- Nhập siêu tháng 7 thấp hơn dự báo
- Chi phí chống béo phì lên tới 2.000 tỷ USD mỗi năm
- Dự báo kinh tế 2011: Thế giới tam phân
- DNNN, một cơ thể không có sức đề kháng ?
- tại sao chất lượng hàng hóa nước ta ko cao?
-
11-24-2009, 05:06 AM #2
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Tại sao ko phá giá đồng tiền?
hi! theo thui83 thì việc VN nên làm là chọn chính sách tỉ giá cho phù hợp hơn là phá giá đồng tiền. nếu phá giá đồng tiền vào lúc này thì sẽ làm mất sự ổn định về chính sách tiền tệ của VN mình, hơn nữa, phá giá thì các doanh nghiệp đang nợ nước ngoài khó có khả năng trả được nợ, làm nảy sinh nhiều vấn đề, và theo thui83 biết thì lượng ngoại tệ nằm trong tay dân cư vẫn chưa được xác định rõ. nên ko thể phá giá đồng tiền.
-
11-24-2009, 05:57 AM #3
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Tại sao ko phá giá đồng tiền?
Nguyên tắc điều hành thị trường ngoại hối và lãi suất của chính phủ ta trong thời gian tới là linh hoạt trong mối quan hệ chỉ số giá tiêu dùng, cán cân thương mại, cán cân đầu tư, cán cân thanh toán quốc tế theo hướng khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, ổn định kinh tế vĩ mô.
Nếu phá giá nữa có lợi xuất khẩu nhưng giá USD cao không nhập khẩu được thì lại không phát triển sản xuất được.
Do đó, Chính phủ không bao giờ phá giá đồng tiền và sẽ không cho phép làm điều đó, ít nhất là trong tương lai gần ?
-
11-24-2009, 06:57 AM #4
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Tại sao ko phá giá đồng tiền?
Phá giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Việc phá giá VND nghĩa là giảm giá trị của nó so với các ngoại tệ khác như USD, EUR
Tác động của việc phá giá tiền tệ
Trong ngắn hạn
Khi giá cả và tiền lương tương đối cứng nhắc thì ngay lập tức việc phá giá tiền tệ sẽ làm cho tỷ giá hối đoái thực tế thay đổi theo, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia và có xu hướng làm tăng xuất khẩu ròng vì hàng xuất khẩu rẻ đi một cách tương đối trên thị trường quốc tế còn hàng nhập khẩu đắt lên tương đối tại thị trường nội địa. Tuy vậy có những yếu tố làm cho xu hướng này không phát huy tức thì: các hợp đồng đã thoả thuận trên cơ sở tỷ giá cũ, người mua cần có thời gian để điều chỉnh hành vi trước mức giá mới và quan trọng hơn là việc dồn các nguồn lực vào và tổ chức sản xuất không thể tiến hành nhanh chóng được. Như vậy trong ngắn hạn thì số lượng hàng xuất khẩu không tăng mạnh và số lượng hàng nhập khẩu không giảm mạnh. Nếu giá hàng xuất khẩu ở trong nước cứng nhắc thì kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng không nhiều đồng thời giá hàng nhập khẩu tính theo nội tệ sẽ tăng lên do tỷ giá đã thay đổi dẫn đến cán cân thanh toán vãng lai có thể xấu đi.
Trong trung hạn
GDP hay chính là tổng cầu gồm các thành tố chi cho tiêu dùng của dân cư, chi cho đầu tư, chi cho mua hàng của chính phủ và xuất khẩu ròng. Việc phá giá làm tăng cầu về xuất khẩu ròng và tổng cung sẽ điều chỉnh như sau:
Nếu nền kinh tế đang ở dưới mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực nhàn rỗi sẽ được huy động và làm tăng tổng cung.
Nếu nền kinh tế đã ở mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực không thể huy động thêm nhiều và do đó tổng cung cũng chỉ tăng lên rất ít dẫn đến việc tăng tổng cầu kéo theo giá cả, tiền lương tăng theo và triệt tiêu lợi thế cạnh tranh của việc phá giá. Vì thế trong trường hợp này, muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và đạt mục tiêu tăng xuất ròng thì chính phủ phải sử dụng chính sách tài chính thắt chặt (tăng thuế hoặc giảm mua hàng của chính phủ) để tổng cầu không tăng nhằm ngăn chặn sự tăng lên của giá cả trong nước.
Trong dài hạn
Nếu như trong trung hạn, phá giá tiền tệ kèm theo chính sách tài chính thắt chặt có thể triệt tiêu được áp lực tăng giá trong nước thì trong dài hạn các yếu tố từ phía cung sẽ tạo ra áp lực tăng giá. Hàng nhập khẩu trở nên đắt tương đối và các doanh nghiệp sử dụng đầu vào nhập khẩu sẽ có chi phí sản xuất tăng lên dẫn đến phải tăng giá; người dân tiêu dùng hàng nhập khẩu với giá cao hơn sẽ yêu cầu tăng lương và gây áp lực làm cho tiền lương tăng. Cuối cùng việc tăng giá cả và tiền lương trong nước vẫn triệt tiêu lợi thế cạnh tranh do phá giá. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy lợi thế cạnh tranh do phá giá bị triệt tiêu trong vòng từ 4 đến 5 năm.
Tại sao chính phủ phá giá tiền tệ
Chính phủ sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thoái (vì khả năng cạnh tranh kém nên cầu xuất khẩu ròng giảm dẫn đến tổng cầu giảm) đi kèm với mức lạm phát thấp kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh tăng lên (do tiền lương, giá cả giảm xuống đến mức có khả năng cạnh tranh). Chính phủ các nước thường sử dụng chính sách phá giá tiền tệ khi có một cú sốc mạnh và kéo dài đối với cán cân thương mại.
Trong trường cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng ngoại tệ dữ trữ để mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và đến khi ngoại tệ dự trữ cạn kiệt thì không còn cách nào khác, chính phủ phải phá giá tiền tệ.
-
11-24-2009, 08:14 AM #5
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Tại sao ko phá giá đồng tiền?
hay wa'. câu hỏi hay wa'.
Nhưng tiền tệ liên quan đến nhiều thứ.
vd thế này khi ngoại tệ dự trữ cạn kiệt thì không còn cách nào khác, chính phủ phải phá giá tiền tệ,ếu giá hàng xuất khẩu ở trong nước cứng nhắc thì kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng không nhiều đồng thời giá hàng nhập khẩu tính theo nội tệ sẽ tăng lên do tỷ giá đã thay đổi dẫn đến cán cân thanh toán vãng lai có thể xấu đi.(ngtanloc)
vả lại tiền tệ là công cụ quyền lực(1 phần) của nhà nước. Nếu để trôi nổi, khó quản lí, ảnh hưởng nhiều đến các vấn đề quản lí khác. Chủ truơng chống đô hóa có lẽ vì lí do này
(em nghĩ thế thôi. Mong các bác cho ý kiến) ^^
Mai Văn Thắng (YM:thang122vn)
Dụng cụ người lớn tuyệt nhất dành cho các vợ chồng vào màn dạo đầu Nói một cách đơn giản, như tôi đã nói ở trên, chơi trò chơi tình dục là một cách nhẵn để thêm một số niềm vui và sự phấn khích...
Trò chơi người lớn hay nhất dành cho các cặp đôi vào màn dạo đầu