COPENHAGEN

COPENHAGEN- 65 nhà lãnh đạo trên thế giới đã xác nhận họ sẽ tham dự hội nghị về biến đổi khí hậu ở châu Âu ,diễn ra tại Copenhagen, Đan mạch vào tháng sau . Sự kiện này được chính phủ Đan Mạch kì vọng sẽ dẫn đến những cam kết mạnh mẽ để có thể thảo ra một nghị định thư mới, nhằm giải quyết tình trạng nóng lên của trái đất.

Một phát ngôn viên cho biêt : Chủ nhật vừa rồi ,Thủ tướng Dan Mạch Lars Lokke Rasmussen đã phát biểu trong một cuộc họp của đảng tự do rằng : " Để có thể giải quyết tận gốc vấn đề lớn này và thực hiện những thoả thuận đầy tham vọng nhằm giải quyết vấn đề môi trường, sự tham gia cuả những người đứng đầu các quốc gia là vô cùng cần thiết."

" Việc hơn 60 vị lãnh đạo đã chấp nhận sẽ tham gia hội nghị , cộng thêm thái độ tích cực của rất nhìêu quốc gia khác, khiến chúng tôi rất phấn chấn." - ông này nhấn mạnh.

Một quan chức chính phủ Đan Mạch tiết lộ : tới nay con số các vị lãnh đạo tham gia hội nghị đã là 65 người, tuy nhiên ông này từ chối đưa ra bản danh sách cụ thể danh tính những người này. Ông này nói thêm rằng sở dĩ Đan mạch không tuyên bố danh sách trên là bởi chính phủ muốn các vị lãnh đạo này tự tuyên bố sự tham gia của họ.

Tới nay, một số nhà lãnh đạo của các quốc gia như Anh, Đức, Pháp,Tây Ban Nha, Australia, Nhật Bản,Indonesia và Brazil đã chính thức tuyên bố điều này rồi.

Trong tháng này,đã có 40 nhà lãnh đạo lên kế hoạch tham gia hội nghị, thậm chí trước cả khi lời mời chính thức được gửi đi. Đa phần trong số đó là lãnh đạo các quốc gia đang phát triển.

Chủ tịch uỷ ban Châu Âu Jose Manuel Barroso cũng đã xác nhận sẽ tham gia hội nghị.Tổng thống Barack Obama cũng nói sẽ tham dự nếu hội nghị lần này có thể góp phần thúc đẩy sự ra đời của một thoả thuận thống nhất.

Hội nghị Copenhagen ban đầu chỉ mời các bộ trưởng về môi trường từ các quốc gia khác nhau, tuy nhiên tới nay nó đang dần mang tính chất của một hội nghị thượng đỉnh.Hội nghị này dự tính diễn ra từ ngày 7 đến 18 tháng 12.

Và mặc dù người ta chỉ hi vọng một thoả thuận chính thức vào năm sau,10 ngày trước chính phủ Đan Mạch vẫn tăng qui mô của hội nghị này lên bằng cách mời 191 người đứng đầu các quốc gia và chính phủ tới tham dự 2 ngày cuối của hội nghị copenhagen để tập trung các ý kiến cho một thoả thuận chính thức .

Những thách thức...........

Các nhà phân tích nói rằng: Quyết định mời các nhà lãnh đạo trên thế giới đến tham dự hội nghị là một thách thức có thể thấy trước . Sự góp mặt của các nhà lãnh đạo này có thể tạo cơ hội để đi đến một thoả thuận quốc tế, song sự thật là quá trình thương lượng đang rơi vào bế tắc, cho nên một hội nghị thượng đỉnh tổ chức sau vòng đối thoại cuối cùng ở barcelona là điều rất cần thiết.

Từ năm 2007 đến nay ,những cuộc đối thoại gay gắt kéo dài đều đã thất bại khi cố gắng giải quyết những bất đồng giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển về những vấn đề như : mức cắt giảm khí nhà kính đối với các nước công nghiệp tính đến năm 2020, hay về quĩ dự phòng hỗ trợ các nước nghèo...

Các quốc gia đang phát triển thì yêu cầu rằng tới năm 2020 các nước giàu phải cắt giảm lượng khí thải nhà kính,đặc biệt từ công nghiệp hoá dầu, ít nhất 40% ,xuống dưới mức năm 1990.Có vậy các nước này mới chấp nhận cắt giảm mức độ ô nhiễm của mình.

Tuy nhiên cho tới nay, mức cắt giảm khí thải mà các nước giàu đang thực hiện mới chỉ ở mức 11-15%, kém xa mức họ cam kết . Và các nước này cũng chưa thực hiện được cam kết về quĩ dự phòng hỗ trợ nước nghèo của mình.

Riêng các nước châu Âu thậm chí còn cam kết cắt giảm lượng khí thải xuống 20 % dười mức năm 1990 và có thể là 30 % nếu các quốc gia khác thực hiện đúng cam kết của mình.
Theo REUTERS

Link :http://www.reuters.com/article/newsOne/idUSTRE5AL0HD20091122