Nông dân Việt Nam với nhu cầu tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn

Sau hơn 20 mươi năm đổi mới, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam nói chung và nông nghiệp nói riêng đã hội nhập sâu, rộng với kinh tế thế giới. Sự hội nhập đã tạo ra nhiều cơ hội mới để phát triển, song cũng nẩy sinh nhiều thách thức mới cần phải giải quyết để tồn tại và phát triển như vấn đề kỹ thuật, tổ chức sản xuất, hàng rào thuế quan …như:

- Không thể chấp nhận một nền nông nghiệp sản xuất manh mún trong khi cả nước tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường

- Không thể xây dựng thương hiệu nông sản quốc gia nếu mỗi tỉnh, mỗi hộ nông dân tiếp tục tự cấp tự túc trên mảnh đất nhỏ bé của mình

- Nhưng cũng không thể không thấy quá trình phân hóa giàu nghèo đang diễn ra gay gắt ở nông thôn mà một nhóm nông dân đang phải gánh chịu.

- Nếu trước đây, khi chia lại ruộng để khoán hộ, nông dân đòi hỏi phải có tốt-có xấu, có xa-có gần, có thấp-có cao, thì ngày nay tư tưởng manh mún, nhỏ hẹp ấy đã phải nhường cho một ước nguyện mới mang tính thời đại-cần những diện tích rộng lớn, liền vùng, liền khoảnh để sản xuất hàng hoá.

- Ruộng đất 1 hộ không chỉ đơn giản dồn từ trên chục mảnh vào vài ba mảnh, mà chỉ còn 1 đến 2 mảnh..

Bình quân mỗi hộ chỉ 0,7-0,8 ha, có tới 7-8 thửa, mỗi lao động 0,3ha và mỗi nhân khẩu 0,15ha, Ở Đồng bằng Bắc Bộ chỉ có 360m2/khẩu. Nếu cứ để ruộng đất như hiện nay thì không bao giờ có sản xuất hàng hoá, mà không có vùng sản xuất hàng hoá thì không bao giờ có tiêu thụ theo hợp đồng.

Ruộng đất được tích tụ sẽ khuyến khích nông dân, các nhà đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Một khi các nhà đầu tư nông nghiệp có thể tích tụ ruộng đất ở quy mô thích hợp, đóng góp của họ sẽ không chỉ làm thay đổi cung cách sản xuất manh mún mà còn tạo ra những đổi mới thật sự ở nông thôn.

Bạn nghĩ gì với vấn đề này ?