<span style="">25/1/2010 : Chứng khoán Châu Á Suy Giảm Ngày Thứ Sáu Liên Tiếp </span>

<span style=""> (Bloomberg)
</span> <span style="">
<span style="">Ngày 25/1/2010 là ngày thứ sáu liên tiếp hầu hết các mã chứng khoán ở châu Âu bị rớt giá do mối quan ngại về chính sách của Tổng Thống Barack Obama về việc kiềm chế
</span></span><span style=""> quy mô và các họat động thương mại của ngân hàng Mỹ, trong một nỗ lực nhằm giảm thiểu rủi ro</span><span style=""><span style=""> do các thể chế tài chính này mang lại cho nền kinh tế.</span></span>

<span style="">Tại Tokyo,chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương (MSCI Asia Pacific Index ) đã mất 0.7% tới mức 121.50 điểm vào 5.08 chiều ngày 25/1. Chỉ số Hang Seng của Hàn Quốc giảm 0.6%, và Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0.7% , trong khi đó đồng Yên lại giảm giá so với 16 đồng ngoại tệ thường giao dịch khác. Chỉ số Standard & Poor’s 500 tăng 0.7%.Còn tại London,chỉ số Down Jones Stoxx 600 rớt 0.7% tới mức 248.24 điểm vào lúc 8:08 sáng.</span>

<span style="">“ Thị trường châu Á đang tự điều chỉnh do quan ngại về xu hướng phát triển khó dự báo của tình hình kinh tế “, Tim Schroeders, người chịu trách nhiệm quản lí số vốn 11 tỉ dollars của công ty vốn Pengana tại Melboure, phát biểu.” Những thay đổi trong chính sách ngân hàng ở Mỹ sẽ kiềm hãm nghiêm trọng khả năng đạt đựơc tốc độ phát triển mà các ngân hàng kì vọng, đặc biệt đối với những ngân hàng lớn tham gia nhiều hoạt động giao dịch tài sản và lập ra nhiều quĩ đầu cơ."

</span> <span style="">Ở châu Á, người ta đã thấy những động thái phản ứng với kế hoạchh hạn chế ngành ngân hàng của tổng thống Obama :lần đầu tiên kể từ sau ngày 27/11/2009, nhu cầu về trái phiếu do các công ty phát hành lại cao hơn nhu cầu với trái phiếu chính phủ. </span>

<span style="">Cứ 2 mã chứng khoán tăng thì có 7 mã giảm trên thị trường MSCI Asia. Mã chứng khoán của hầu hết các ngân hàng Trung Quốc đều rớt giá sau khi Bank Of China - ngân hàng có mức vốn hóa thị trường lớn thứ ba ở Trung Quốc - đề nghị phát hành 40 tỉ nhân dân tệ trái phiếu chuyển đổi ( 5.86 tỉ đôla) thành cổ phiếu để tăng vốn.

JPMorgan Chase & Co đã giảm mức độ đầu tư vào các cổ phiếu ngân hàng Trung Quốc trong danh mục của mình do lo ngại bị tổn thất trong ngắn hạn bởi những hoạt động thắt chặt tiền tệ của Trung Quốc và khả năng tập đoàn Goldman Sachs bán trái phiếu của Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc ra thị trường.
</span>

<span style="">Cổ phiếu của Bank Of Communications giảm 3.1%, Chỉ số công nghiệp và Thương mại giảm 1.4%.” Vốn của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc rất lớn”, Li Jun, một nhà chiến lược Central China Securities Holdings Co, phát biểu tại Thượng Hải.” Tôi e ngại rằng càng nhiều hơn các ngân hàng lớn sẽ theo trình tự gia tăng tỉ lệ vốn thích hợp, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường”.</span>

<span style="">Cổ phiếu của Woori Finance Holdings Co giảm 4.6% với mối lo ngại rằng Hàn Quốc có thể bán nhiều cổ phiếu hơn nữa.</span>

<span style="">Đồng Yên rớt giá xuống đến mức 127.90 ăn một euro tại Tokyo so với mức 126.98 tại thị trừong New York vào ngày 22 tháng Giêng. </span>

<span style="">Đồng trong 3 tháng qua đã rớt giá 0.4% đến mức 7,364 đôlar một tấn tại thị trường trao đổi hàng hóa London sau khi suy giảm 1%. Kẽm tăng 0.9%, chấp dứt 3 ngày giảm giá.</span>
<span style="">Dầu thô giao dich khá ổn định , gần với mức thấp nhất cách đây 1 tháng do sự suy giảm của thị trừong vốn và khả năng tăng lãi suất cơ bản ở Trung Quốc làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư vào khả năng nền kinh tế phục hồi nhanh. Dầu mỏ giao tháng 3 giảm 43 Cents, hay 0.6% tới mức 74,11đôlar một thùng tại thị trừong hàng hoá New York, so với múc 74,54đôlar một thùng vào ngày 22 tháng Giêng, mức thấp nhất kể từ ngày 22 tháng Mười Hai năm ngoái.</span>
Người dịch: todesengel

Edit:dietcoke
( http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601110&sid=avx25EZTAvBc)