Kết quả 1 đến 7 của 7
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Việt Nam chào bán 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế

    Cuối tháng 1/2010, Bộ Tài chính sẽ chào bán khoảng 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế tại Hongkong, London, Boston và New York với lãi suất dự kiến không quá 7% trong thời hạn 10 năm.

    Theo dự kiến, số tiền thu được từ việc bán trái phiếu quốc tế được dùng để hoàn trả ngân sách Nhà nước, giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính lựa chọn dự án phù hợp, có hiệu quả.

    Theo các chuyên gia kinh tế, trái phiếu quốc tế do Việt Nam phát hành luôn được nhà đầu tư của nhiều tổ chức quốc tế quan tâm do mức lãi suất khá hấp dẫn trên dưới 7%. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế mạnh của Việt Nam luôn ở mức trên dưới 10% cũng khiến nhiều nhà đầu tư yên tâm.
    Lịch sử phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam cho thấy, đợt phát hành đầu tiên năm 2005 tại New York đã thành công khi các nhà đầu tư quốc tế đặt mua với số tiền lên tới 4,5 tỷ USD, cao gấp 6 lần trị giá chào bán. Đợt thứ hai vào năm 2007, Việt Nam phát hành 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế với kỳ hạn mở rộng 10-30 năm cũng mang lại hiệu quả bất ngờ.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Việt Nam chào bán 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế




    Trích dẫn Gửi bởi thongocvna
    Cuối tháng 1/2010, Bộ Tài chính sẽ chào bán khoảng 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế tại Hongkong, London, Boston và New York với lãi suất dự kiến không quá 7% trong thời hạn 10 năm.

    Theo dự kiến, số tiền thu được từ việc bán trái phiếu quốc tế được dùng để hoàn trả ngân sách Nhà nước, giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính lựa chọn dự án phù hợp, có hiệu quả.

    Theo các chuyên gia kinh tế, trái phiếu quốc tế do Việt Nam phát hành luôn được nhà đầu tư của nhiều tổ chức quốc tế quan tâm do mức lãi suất khá hấp dẫn trên dưới 7%. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế mạnh của Việt Nam luôn ở mức trên dưới 10% cũng khiến nhiều nhà đầu tư yên tâm.
    Lịch sử phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam cho thấy, đợt phát hành đầu tiên năm 2005 tại New York đã thành công khi các nhà đầu tư quốc tế đặt mua với số tiền lên tới 4,5 tỷ USD, cao gấp 6 lần trị giá chào bán. Đợt thứ hai vào năm 2007, Việt Nam phát hành 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế với kỳ hạn mở rộng 10-30 năm cũng mang lại hiệu quả bất ngờ.
    Ai mà không quan tâm đến lãi suất cao cơ chứ. (7% mà). Cho vay kiễu này là chắc ăn rồi. Uy tín quốc gia mà !!!???

    Đi vay với lãi suất cao dễ dàng lắm mà. Có gì đâu mà gọi là thành công ??? cứ vay về xài cho đã rồi bắt đời con cháu è cổ trả, tội nghiệp tụi nó khát nước lắm.


    À, mình quên mất. Việt Nam mình tăng trưởng trên 10% vào năm nào thế nhỉ ???

  3. #3
    Phản hồi: Việt Nam chào bán 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế

    Theo kế hoạch phân bổ thì lượng vốn huy động sẽ được dành cho Tập đoàn Dầu khí; các Tổng Công ty Hàng hải, Sông Đà và Lắp máy Việt Nam vay để đầu tư cho các dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, mua tàu vận tải, thủy điện Xê Ca Mản 3, Thủy điện Hủa Na.
    Nếu như các công ty nay làm ăn phát đạt thì cũng có thể ko quá lo ngại về việc trả nợ, đây đc coi như là vay để đầu tư cơ sở hạ tầng trang thiết bị sản xuất.
    Tuy nhiên có thể báo chí cũng hơi thổi phồng uy tín của chính phủ, vì trái phiếu chính phủ có thính ổn định cao lai đưa ra một mức lãi hấp dẫn thì việc sớm huy động đc là bình thường.
    Cái cần bàn ở đây ko phải là VN ta vay dễ như thế nào mà là việc dùng nguồn vốn huy động ntn cho hiệu quả và trả nợ như thế nào, khi mà chúng ta ko nên đặt quá nhiều tin vào sự tăng trưởng 10%

  4. #4
    Phản hồi: Việt Nam chào bán 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế

    cái này là tốt hay xấu nhỉ?

  5. #5
    Phản hồi: Việt Nam chào bán 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế




    Trích dẫn Gửi bởi tathuytram
    Theo kế hoạch phân bổ thì lượng vốn huy động sẽ được dành cho Tập đoàn Dầu khí; các Tổng Công ty Hàng hải, Sông Đà và Lắp máy Việt Nam vay để đầu tư cho các dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, mua tàu vận tải, thủy điện Xê Ca Mản 3, Thủy điện Hủa Na.

    Trích dẫn Gửi bởi tathuytram
    Nếu như các công ty nay làm ăn phát đạt thì cũng có thể ko quá lo ngại về việc trả nợ, đây đc coi như là vay để đầu tư cơ sở hạ tầng trang thiết bị sản xuất.
    Tuy nhiên có thể báo chí cũng hơi thổi phồng uy tín của chính phủ, vì trái phiếu chính phủ có thính ổn định cao lai đưa ra một mức lãi hấp dẫn thì việc sớm huy động đc là bình thường.
    Cái cần bàn ở đây ko phải là VN ta vay dễ như thế nào mà là việc dùng nguồn vốn huy động ntn cho hiệu quả và trả nợ như thế nào, khi mà chúng ta ko nên đặt quá nhiều tin vào sự tăng trưởng 10%
    Đi vay để đầu tư là tốt !!! Nhưng chúng ta còn có quá nhiều các dự án.

    Vậy chúng ta hãy cùng nhìn lại một số dự án đã triển khai và các dự án sắp tới.

    Thí dụ:

    - Nhà máy lọc dầu Dung Quất ban đầu dự trù tổng mức đầu tư là 1,5 tỷ USD, thực hiện 1997-2001. Đến cuối năm 2009 mới có thể bàn giao và tổng mức đầu tư thực hiện là 3,054 tỷ USD (gấp 2 so với ban đầu).

    - Dự án đường Hồ Chí Minh ban đầu dự toán 5.300 tỉ đồng (giai đoạn 1: 2000-2005), đến cuối 2004 Quốc hội điều chỉnh lên 15.468 tỉ (gần 3 lần dự toán ban đầu); đó là chưa nói đến giai đoạn 2 với dự trù kinh phí 18.168 tỉ đồng.

    Các bạn nghĩ như thế nào về yếu tố kinh phí dự trù ban đầu và kinh phí thực hiện của các dự án của Việt Nam ???

    Nợ nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua ở cỡ 30-33% GDP (theo WB năm 2009 nợ nước ngoài của Việt Nam là 26,8 tỷ USD chiếm 30,2% GDP).

    Và chúng ta còn có quá nhiều các dự án (metro Hồ Chí Minh, sân bay Long Thành, Cảng Container Văn Phong, đường cao tốc, đường sắt cao tốc, đề án tăng tốc phát triển Công nghệ thông tin Viễn thông,...) Vậy lấy đâu ra tiền để làm? Tất cả đều phải có yếu tố vay nợ !!!

    Theo tính toán sơ bộ.

    - Tổng mức đầu tự dự án của metro Hồ Chí Minh giai đoạn đầu là 17.387,655 tỷ VNĐ tương đương 1 tỷ USD, trong đó nguồn vốn vay từ JBIC chiếm 83%.

    - Dự án đường sắt cao tốc được dự trù là dự trù 56 tỷ USD.

    - Đề án "tăng tốc sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về Công nghệ thông tin" khoảng 8 tỷ USD, chủ yếu từ vốn ngân sách và vốn vay. ...

    Vốn của hầu hết các dự án này đều nhắm vào tiền vay nước ngoài. Đến lúc đó số nợ sẽ có thể lên đến 40 - 45% GDP

    - Nếu nhà máy điện hạt nhân với số vốn là 40 tỷ (dự trù vay là 75% <=> 30 tỷ. Tức là nợ nước ngoài sẽ tăng thêm 10% GDP. Lúc đó tổng nợ sẽ trên 50 % GDP. Đó là chúng ta còn chưa tính đến <span style="color: red">yếu tố kinh phí dự trù ban đầu và kinh phí thực hiện như nhà máy lọc dầu Dung Quất và dự án đường Hồ Chí Minh mà chúng ta đã nêu ở phần trên</span>

    Vậy đến lúc đó hậu quả sẽ như thế nào.

    Đừng nghĩ 1tỷ là không nhiều, nhưng qua nhiều giai đoạn thì đâu còn là 1tỷ nữa đâu.

    Như thế thì đời con có khát nước không ???

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Việt Nam chào bán 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế

    Nhưng mình nghĩ, lúc đó GDP của Việt Nam sẽ cao hơn chứ. Và như thế thì nợ đâu có chiểm tỷ lệ cao đến thế đâu ?

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Việt Nam chào bán 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế

    Em nghĩ việc CP VN mạnh dạn vay vốn để đầu tư cũng có lí do là nợ nước ngoài của ta được đánh giá là an toàn trong năm nay, và năm 2009 ta kiềm chế thành công lạm phát, giữ cho nền kinh tế có tăng trưởng....trong khi kinh tế thế giới đang trên con đường phục hồi thì những thành công đó cũng ko phải là nhỏ, có thể dựa vào những lí do ấy mà chính phủ hi vọng vào sự phát triển trong tương lai, vay để đầu tư cũng tốt, tuy nhiên chúng ta cần có kế hoạch sử dụng cho hiệu quả, những số liệu anh đưa trên cũng hơi đáng lo ngại tuy nhiên em nghĩ trước khi vay thì CP phải tính đến nguồn thu để mà trả chứ, phải có một sự lên kế hoạch và tính toán từ trước chứ.

 

 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 03-24-2012, 08:57 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •