Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Miền trung gắn với phát triển du lịch? Tại sao không?

    • Chào bạn! Hôm nay 28 rồi nhỉ! Thời khắc năm cũ qua năm mới đến gần nhỉ. Mình viết bài này vì lời hứa với anh trai. Để hoàn thành 1 lời hứa mà chắc rằng cũng là cà phê cóc bạn nhỉ! Hi trên diễn đàn này chắc ít ai là dân học về ngành quản trị du lịch. Tham gia vì tính hí hoái của mình. Nhiều chuyện thành quen.

    • Hôm nay, cũng thế mình từng tranh luận và hôm nay xin ý kiến một chút các bạn về vấn đề phát triển kinh tế du lịch ở miền Trung. Bạn nghĩ nó có là giải pháp tối ưu hay không? Cho miền Trung đầy nắng gió và biển quá đổi đẹp mà không kém phần cuồng giông bảo tố bạn nhỉ? Với lợi thế về tài nguyên tự nhiên đẹp và tài nguyên nhân văn vậy tại sao miền Trung không chọn hướng đi là phát triển du lịch mà chọn là kinh tế biển bạn nhỉ?

    Một chút về miền Trung hôm nay,
    • Lĩnh vực kinh tế biển hết sức rộng lớn, bao trùm nhiều mặt như giao lưu thương mại, đầu tư kinh tế kỹ thuật, sự hình thành các khu công nghiệp, đặc khu kinh tế, các chuỗi đô thị, hệ thống cảng biển, hệ thống dịch vụ, du lịch, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công trình an ninh quốc phòng, hệ thống công trình biển và thềm lục địa, khai thác khoáng sản, dầu khí, công nghiệp khai thác và chế biến hải sản.
    • Có trục hạ tầng lớn của đất nước (đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt xuyên Việt, đường điện 500KV, đường cáp quang và vi ba xuyên quốc gia). Nơi đây còn có 13 trường đại học, bốn di sản văn hóa thế giới (cố đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn và văn hóa phi vật thể nhã nhạc cung đình Huế).Trong 18 năm qua, sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng này đã có đột phá lớn chưa từng có. Từ chỗ nguồn vốn đầu tư chỉ vài chục triệu USD (năm 1990), đến nay, nguồn vốn đó đã lên đến vài chục tỉ USD (tăng khoảng 1.000 lần). Nhờ đó, một vùng non nước nghèo nàn với sản xuất nông nghiệp nhỏ và lạc hậu đã nhanh chóng trở thành một trục kinh tế biển hùng mạnh của đất nước.
      Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với con đường di sản và thiên nhiên tuyệt đẹp đã và đang đóng vai trò quan trọng trong hệ thống du lịch của đất nước. Sự bùng nổ về phát triển kinh tế ở miền Trung đã từng bước đem lại sự đổi đời cho vùng đất nghèo khó này. Điều đó có thể thấy một cách cụ thể như ở Quảng Ngãi: từ chỗ ngân sách của tỉnh chỉ có 160 tỉ đồng, giờ đây tỉnh này đã bước vào câu lạc bộ 2.000 tỉ và sắp đến sẽ còn tiến xa hơn nữa.

    Miền trung được thế giới biết đến với các điểm du lịch đặc biệt hấp dẫn: Phong Nha -Kẻ Bàng (Di sản thiên nhiên thế giới), Di sản văn hóa Mỹ Sơn, Phố Cổ Hội An, Hòn kẻm Đá Dừng,Kinh Thành Huế, Nha Trang ( Vịnh Văn Phong, <span style="color: blue"><span style="">Bãi biển Đại Lãnh, <span style="color: blue"><span style="">Khu bảo tồn biển “Hòn Mun, <span style="color: blue"><span style="">Tháp Bà Pô Nagar), Bãi biển Lăng Cô (Huế)</span></span></span></span></span></span>
    Các điểm du lịch nổi tiếng như:
    - Bình Thuận : Chùa Núi Tà Cú<span style=""> (chùa Linh Sơn Trường Thọ), <span style="">Mũi Né, <span style="color: blue"><span style="">Ðảo Kê Gà.</span></span></span></span>
    <span style=""><span style=""><span style="color: royalblue">- Ninh Thuận : Vịnh Vĩnh Hy </span></span></span>
    <span style=""><span style=""><span style="color: royalblue">- Phú Yên : Ghềnh đá dĩa </span></span></span>
    <span style=""><span style=""><span style="color: royalblue">- Quy Nhơn: Hầm Hô </span></span></span>
    <span style=""><span style=""><span style="color: royalblue">- Quảng Ngãi: di tích lịch sử Sơn Mỹ và bãi biển Sa Huỳnh</span></span></span>
    <span style=""><span style=""><span style="color: royalblue">- Đà Nẵng: bảo tàng điêu khắc Chămpa, Ngũ Hành Sơn, Bãi biển Non Nước</span></span></span>
    <span style=""><span style=""><span style="color: royalblue">- Quảng Trị: địa đạo Vĩnh Mốc</span></span></span>
    <span style=""><span style=""><span style="color: royalblue">- Nghệ An - Hà Tĩnh: bãi biển Cửa Lò, <span style="color: blue"><span style="">Ngã ba Đồng Lộc, <span style="color: blue"><span style="">Thiên Cầm,...</span></span></span></span></span></span></span>
    <span style=""><span style=""><span style="color: blue"><span style=""><span style="color: blue"><span style=""><span style="color: royalblue">- Thanh Hóa: bãi biển Sầm Sơn</span></span></span></span></span></span></span>

    <span style=""><span style=""><span style="color: blue"><span style=""><span style="color: blue"><span style=""><span style="color: royalblue">?? Bạn nghĩ lý do vì sao miền Trung có rất nhiều điểm du lịch mang lợi thế phát triển ngành kinh tế không khói mà chọn kinh tế biển làm hướng đi chủ đạo??</span></span></span></span></span></span></span>
    <span style=""><span style=""><span style="color: blue"><span style=""><span style="color: blue"><span style=""><span style="color: royalblue"><span style="">??? Bạn có nghỉ kinh tế miền trung sẽ phát triển hơn nếu họ chọn theo hướng kinh tế du lịch không? Một người bạn mình cho rằng thế. </span></span></span></span></span></span></span></span>
    <span style=""><span style=""><span style="color: blue"><span style=""><span style="color: blue"><span style=""><span style="color: royalblue">??? Thế vì sao vùng lựa chọn chiến lược kinh tế biển phát triển lâu dài mà không phải là kinh tế du lịch? Cá nhân mình nghĩ kinh tế biển là lựa chọn đúng đắn còn kinh tế du lịch là yếu tố kinh tế bổ trợ vùng. </span></span></span></span></span></span></span>
    <span style=""><span style=""><span style="color: blue"><span style=""><span style="color: blue"><span style=""><span style="color: royalblue">Thế còn bạn, bạn nghỉ sao vấn đề này??</span></span></span></span></span></span></span>

    • <span style=""><span style=""><span style="color: blue"><span style=""><span style="color: blue"><span style=""><span style="color: royalblue">Cuối năm tản mạn tí nhé! Về du lịch ăn chơi và về miền Trung đầy nắng và gió. Tí tản mạn năm cũ. Mong nhận được câu trả lời của bạn. Ngày vui vẻ bạn nhé! </span></span></span></span></span></span></span>

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Miền trung gắn với phát triển du lịch? Tại sao không?

    Mình là dân Miền Trung chính gốc nè. Mình sống ở Quảng Nam, nơi có 2 di sản nổi tiếng là Thánh Điện Mỹ Sơn và Đô Thị Cổ Hội An. Mình cũng rất hứng thú về chủ đề này của bạn nhưng mà mình không hiểu lắm về "kinh tế biển", bạn có thể giúp mình không? Cám ơn bạn nhiều heh.

  3. #3
    Phản hồi: Miền trung gắn với phát triển du lịch? Tại sao không?




    Trích dẫn Gửi bởi mickyhoian
    Mình là dân Miền Trung chính gốc nè. Mình sống ở Quảng Nam, nơi có 2 di sản nổi tiếng là Thánh Điện Mỹ Sơn và Đô Thị Cổ Hội An. Mình cũng rất hứng thú về chủ đề này của bạn nhưng mà mình không hiểu lắm về "kinh tế biển", bạn có thể giúp mình không? Cám ơn bạn nhiều heh.
    • Kinh tế biển là lĩnh vực kinh tế được hình thành, tồn tại và phát triển từ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của biển. Bởi vậy không chỉ các quốc gia có biển mới có nền kinh tế biển, mà ngay các quốc gia không có biển cũng có thể hình thành các lĩnh vực kinh tế biển của quốc gia mình bằng cách thông qua nhiều con đường tiếp cận khác nhau như Áo, Thụy Sĩ, Slovakia thông qua sông Danube để tiếp cận biển Đen.
    • Do tầm quan trọng đặc biệt của biển đến sự sống còn của các quốc gia, nên Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển hiện nay cho các quốc gia không giáp biển có quyền tiếp cận biển mà không phải trả thuế lưu thông qua quốc gia quá cảnh, đồng thời Liên Hiệp Quốc cũng có chương trình hỗ trợ các quốc gia đang phát triển không giáp biển.
    • Do vai trò đặc biệt và toàn cục đó, biển tác động đến các hoạt động của con người, trong đó tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc hình thành các lĩnh vực kinh tế biển trong phạm vi hẹp và phạm vi rộng như:
    • - Giao lưu thương mại, đầu tư, hội nhập thông qua hệ thống cảng biển. Đây là một lĩnh vực kinh tế biển cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế biển của các quốc gia. Ngày nay, vị trí địa lý biển của quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt hơn cả tài nguyên, như: Singapore, Nhật Bản, Hà Lan… đều là những nước nghèo về tài nguyên nhưng có nền kinh tế biển phát triển hùng mạnh nhờ vào vị trí địa lý đặc biệt vùng biển của mình.
    • Thường khi nói đến giao lưu đường biển, người ta chỉ thấy ở lĩnh vực buôn bán, trao đổi hàng hóa mà ít quan tâm đến một hệ quả vô cùng quan trọng bởi sự giao lưu này sẽ dẫn đến hình thành các khu công nghiệp tập trung hoặc khu kinh tế, các đặc khu kinh tế, các chuỗi đô thị và kéo theo hình thành các lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng… và làm biến đổi đời sống xã hội.
    • Đây là phần rất quan trọng gần như cốt lõi của nền kinh tế biển của mỗi quốc gia. Do đó nếu hệ quả hết sức quan trọng nói trên không có trong tư duy về kinh tế biển sẽ dẫn đến một khiếm khuyết to lớn khi đưa ra chiến lược phát triển kinh tế biển của mỗi quốc gia.
    • Kinh tế biển theo nghĩa tổng quát


    • Trước tiên, kinh tế biển phải được định nghĩa bằng cách tách ra giữa hoạt động biển và phi biển. Một số hoạt động như đánh bắt và vận chuyển tàu phà dứt khoát là lệ thuộc vào biển. Nhưng có những hoạt động khác lại khó phân loại. Chẳng hạn như du lịch chỉ một phần lệ thuộc biển, có những hoạt động mua sắm trên bờ hoàn toàn không lệ thuộc vào biển.

      Từ đó có thể mở rộng từng ngành kinh tế nêu ở trên như sau.

      1. Khoáng sản biển khơi bao gồm các tài nguyên khoáng sản như dầu khí, muối, cát và các loại khoáng khác khai thác từ biển.

      2. Đánh bắt và nuôi trồng bao gồm bán cá trên tàu, chế biển hải sản, hoạt động bán buôn, nuôi trồng và các dịch vụ về đánh bắt nuôi trồng.

      3. Vận tải tàu biển bao gồm vận tải hàng hoá và hành khách, bến du thuyền và hoạt động bến cảng.

      4. Nhà nước và quốc phòng bao gồm các căn cứ hải quân, bến tàu, và các chiến dịch tuần tra bảo vệ duyên hải, và hoạt động quản lý biển.

      5. Du lịch và giải trí biển bao gồm du lịch các địa phương duyên hải của du khách trong nước hoặc ngoài nước.

      6. Các dịch vụ biển các dịch vụ khác liên quan tới biển.

      7. Nghiên cứu và giáo dục bao gồm nghiên cứu biển, giáo dục biển

      8. Chế tạo bao gồm các loại máy móc thiết bị phục vụ cho khai thác biển.

      9. Xây dựng biển bao gồm đóng tàu và xây dựng cơ sở hạ tầng, cảng biển.

      Định nghĩa này chỉ tính đến các hoạt động đo lường được và diễn ra trên thị trường. Chẳng hạn, các cá nhân thường không phải trả phí để hưởng thụ cái đẹp của bờ biển Việt Nam, tuy cái đẹp, cái không khí đó có đem lại chất lượng cho cuộc sống của họ (không khác gì các chi phí trực tiếp như ăn ở, điện nước, v.v...).
    • Thứ hai, chọn ra những đơn vị đo phù hợp cho phép đối chiếu so sánh giữa các ngành công nghiệp của nền kinh tế với nhau.


    • Hiện nay kinh tế biển Việt Nam chủ yếu dựa trên việc khai thác tài nguyên thô sơ,liên quan trực tiếp đến khai thác biển như đóng tàu, sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thuỷ sản, thông tin liên lạc… bước đầu phát triển mạnh nhưng dựa trên tài nguyên biển và mang tính ít bền vững vì những hạn chế về cơ sở hạ tầng và mới phát triển kinh tế biển


    • Chiến lược kinh tế biển đến năm 2020 của Việt Nam bạn có thể tham khảo trong văn kiện Đại Hội Đảng khóa X có nêu đầy đủ.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Miền trung gắn với phát triển du lịch? Tại sao không?




    Trích dẫn Gửi bởi mickyhoian
    Mình là dân Miền Trung chính gốc nè. Mình sống ở Quảng Nam, nơi có 2 di sản nổi tiếng là Thánh Điện Mỹ Sơn và Đô Thị Cổ Hội An. Mình cũng rất hứng thú về chủ đề này của bạn nhưng mà mình không hiểu lắm về "kinh tế biển", bạn có thể giúp mình không? Cám ơn bạn nhiều heh.
    Kinh tế biển là lĩnh vực hết sức rộng lớn bao trùm trên nhiều mặt như: giao lưu thương mại, đầu tư kinh tế kỹ thuật, sự ra đời hình thành các khu đại công nghiệp, đặc khu kinh tế, các chuỗi đô thị, hệ thống cảng biển, hệ thống dịch vụ, du lịch, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công trình an ninh quốc phòng, hệ thống công trình biển và thềm lục địa, khai thác khoáng sản, dầu khí, công nghiệp khai thác và chế biến hải sản.

    Biển tác động đến khí hậu và ảnh hưởng lớn đến mùa màng nông, lâm nghiệp… và còn nhiều lĩnh vực khác. Sự hình thành các lĩnh vực kinh tế biển sẽ dẫn đến sự hình thành tiếp theo của khoa học kỹ thuật, dịch vụ, tài chính ngân hàng… và dẫn đến sự biến đổi to lớn về mặt đời sống xã hội…

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Miền trung gắn với phát triển du lịch? Tại sao không?

    Miền Trung và kinh tế biển.

    Xét trên bình diện bao gồm tất cả những nước trong khu vực Asean, không nước nào có vị trí địa lý tốt và phù hợp để phát triển kinh tế biển bằng khu vực miển Trung của Việt Nam.


    - Các tỉnh miền Trung Việt Nam có diện tích tự nhiên trên 82 ngàn km2, dân số khoảng 12 triệu người (năm 2006), chiếm hơn 25 % về diện tích tự nhiên và 14 % dân số cả nước. Có vị trí địa lý khá lý tưởng với hơn 1.000 km chiều dài ven biển, cách đều hai trung tâm chính trị, kinh tế lớn của cả nước và nằm trên trục giao thông quốc gia Bắc - Nam về đường sắt, đường bộ, đường biển và đường hàng không. Ngoài ra, miền Trung Việt Nam còn là điểm cuối của tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây, dài 1.450 km nối từ Myanmar qua Thái Lan và Lào, đây chính là cửa ngõ quan trọng ra biển Đông cho các quốc gia tiểu vùng sông Mê kông mở rộng.


    - Kinh tế biển là một lỉnh cực vô cùng rộng lớn, bao trùm nhiều mặt: giao lưu thương mại, đầu tư kinh tế kỹ thuật,
    sự hình thành các khu công nghiệp, đặc khu kinh tế, các chuỗi đô thị, hệ thống cảng biển, hệ thống dịch vụ, du lịch, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công trình an ninh quốc phòng, hệ thống công trình biển và thềm lục địa, khai thác khoáng sản, dầu khí, công nghiệp khai thác và chế biến hải sản. Ngoài ra, biển còn tác động đến khí hậu và ảnh hưởng lớn đến mùa màng nông, lâm nghiệp và còn tới nhiều lĩnh vực khác. Sự hình thành các lĩnh vực kinh tế biển như trên sẽ dẫn đến sự hình thành tiếp theo của khoa học kỹ thuật, dịch vụ, tài chính ngân hàng… và dẫn đến sự biến đổi to lớn về mặt đời sống xã hội.

    Từ việc xác định rõ vị trí chiến lược của vùng kinh tế đặc thù này, miền Trung đã được đầu tư một cách bài bản và thích hợp, theo đúng vị trí và vai trò của một vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, có nhiệm vụ vực dậy một khu vực kinh tế đầy tiểm năng đang ngũ quên từ lâu đời. Miền Trung, có thể nói đây là mặt tiền của đất nước để hội nhập và bước ra thế giới bên ngoài bằng một hệ thống cảng biển làm nòng cốt cho công cuộc phát triển kinh tế toàn khu vực.


    Thực tế, kể từ khi dự án cảng biển nước sâu và khu công nghiệp Dung Quất ra đời (năm 1992) đã cho thấy sự thu hút đầu tư và phát triển kinh tế xã hội của miền Trung theo hướng phát triển hệ thống cảng biển trước một bước, kéo theo là sự hình thành các khu công nghiệp, các khu kinh tế và đô thị mới cùng với các dự án đầu tư cực lớn đến nhiều chục tỉ USD là một thực tiễn khách quan và đúng quy luật.


    Miền Trung và các cảng biển.

    - Cảng biển nước sâu và khu công nghiệp Dung Quất.


    Đây là nền móng cho việc phát triển vùng trọng điểm kinh tế miền Trung. Việc các khu công nghiệp liên tiếp mọc lên từ Đà Nẳng vào tận Quảng Ngải, kết hợp với đường 24 và 14 đã hình thành trục hành lang kinh tế Đông Tây.


    Từ việc hình thành khu công nghiệp hóa dầu Dung Quất trong giai đoạn đầu đầy khó khăn đẫ kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ, thương mại và dịch vụ của khu vực kinh tế quan trong này.


    - Cảng biển nước sâu và khu công nghiệp thương mại dịch vụ Chân Mây.


    Tạo điều kiện cho sự hội nhập giữa Huế - Đà Nẵng. Song song đó cùng với trục đường 9 sẽ tạo nên hành lang kinh tế Đông - Tây quan trọng nối vùng trọng điểm kinh tế miền Trung với các Trung với các nước tiểu vùng sông Mêkông.

    - Cảng biển nước sâu và khu công nghiệp dịch vụ Nhơn Hội.


    Nhằm mở rộng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung về phía Nam đến Bình Định (đến đường 19).


    Cảng biển miền Trung và sự phát triển kinh tế xã hội.


    Rõ ràng khi hình thành và liên kết được các trục kinh tế biển nêu trên, tức là đã liên kết được các kinh tế vùng kéo dài (từ Chân Mây - Đà Nẵng - Chu Lai - Dung Quất - Nhơn Hội). Tạo ra hướng phát triển quan trọng của kinh tế miền Trung.


    Miền Trung sẽ đóng vai trò cửa ngõ, nối liền miền Trung Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mêkông, tạo nên một vùng kinh tế rộng lớn, đầy tiềm năng, với cơ hội giao thương vô cùng thuận lợi ra thế giới bên ngoài.


    Với việc hình thành các hệ thống kinh tế biển quan trong như trên, đã kéo theo sự hình thành đúng hướng của các khu kinh tế và đô thị, theo đúng mô hình kinh tế biển
    gồm: Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và các khu kinh tế lớn như Chân Mây - Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội.

    Miển Trung và kinh tế biển. Một hiện thực khách quan !!!


    Trải qua gần 2 thập niên (từ năm 1992), từ việc bắt đầu hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này đã thể hiện rõ dần thế mạnh và khả năng liên kết của từng tỉnh với các địa phương khác.


    Cơ sở hạ tầng đang trên đà phát triển nhanh chóng. Hệ thống sân bay nội địa và quốc tế đang được đầu tư nâng cấp gồm sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay Phú Bài (Huế), Chu lai (Quảng Nam), Phù Cát (Bình Định), Cam Ranh (Khánh Hòa), Pleiku (Gia Lai) và Buôn Mê Thuộc (Daklak) . Hệ thống cảng biển cũng được phát triển nhanh chóng như Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Tiên Sa (Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định) và cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hòa).

    Khu vực này đã hình thành một hệ thống đô thị, trong đó có các đô thị lớn (thành phố Đà Nẵng, Huế, Nha Trang), hàng loạt các khu công nghiệp, các khu kinh tế như Chân Mây – Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Vân Phong, cửa khẩu quốc tế Bờ -Y (Kon Tum)...với cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, được bố trí gần cảng biển và sân bay, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.


    Có thể nói miền Trung Việt Nam là nơi tập trung hầu hết các khu kinh tế. Hiện nay, khu vực này có khoảng 40 khu công nghiệp (KCN) bố trí đều khắp tại các địa phương với nhiều ưu đãi và thủ tục đầu tư rất thông thoáng, nhanh chóng, trong đó đã có một số KCN cơ bản được lấp đầy như Phú Bài (Huế), Hoà Khánh, Đà Nẵng, Điện Nam – Điện Ngọc (Quảng Nam), Tịnh Phong (Quảng Ngãi), Phú Tài (Bình Định), Đông Bắc Sông Cầu (Phú Yên), Hàm Rồng(Gia Lai), Hòa Bình (Kon Tum) …


    18 năm, với một cách nhìn, nhận định và một định hướng đúng đắn từ cấp vĩ mô. Miền Trung đã thực sự đổi thay; sự đổi thay kinh ngạc.


    Kinh tế biển. Sự đổi thay từ một tầm nhìn !!!


    Có thể nói.


    Hệ thống cảng biển miền Trung đóng vai trò nòng cốt trong việc hình thành vùng trọng điểm kinh tế miền Trung cũng như sự hình thành các khu kinh tế của khu vực này. Nó đã tạo nên một sự thu hút đầu tư ngày càng hết sức to lớn đặc biệt là các dự án đầu tư công nghiệp nặng làm chỗ dựa vững chắc cho các ngành công nghiệp phụ trợ khác phát triển (trong đó có ngành công nghiệp không khói). Góp phần vực dậy một vùng kinh tế đầy tiềm năng đã ngũ quên từ bao đời và đồng thời góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

    Các điều trên cho thấy sự phát triển hệ thống cảng biển miền Trung dẫn đến hình thành các khu kinh tế đô thị dọc miền duyên hải là một hiện thực khách quan và phù hợp với quy luật phát triển của khu vực này.


    Có thể cách nhìn của anh là chưa thấy hết toàn cục của vấn đề nêu trên. Nhưng dù sao cũng cám ơn em :53::53::53::53::53::53::53::53::53:MyLinh.:53::53 ::53::53::53::53::53::53::53: Một tranh luận đã tạo cơ hội cho anh thay đổi một cách nhìn.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Miền trung gắn với phát triển du lịch? Tại sao không?

    t cũng ở Miền trung và tiềm năng của vùng đất này rất lớn mong rằng kinh tế miền trung sẽ ngày càng phát triển

 

 

Các Chủ đề tương tự

  1. Ngân hàng Trung ương Nhật dự báo tích cực về triển vọng kinh tế
    Bởi blogsieutoc trong diễn đàn Kinh tế ngày nay
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 09-29-2016, 09:38 AM
  2. Trung Quốc ồ ạt cho các nước phát triển vay tiền
    Bởi vandung91 trong diễn đàn Kinh tế ngày nay
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 01-19-2011, 05:25 AM
  3. Việt Nam phát đạt khi Trung Quốc phát triển
    Bởi nam_asia trong diễn đàn Kinh tế ngày nay
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 12-28-2010, 05:47 AM
  4. Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 07-06-2010, 12:44 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •