Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 11
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Made in Viet Nam làm sao nổi tiếng đây ?

    Tôi không nói thách thức hay điều kiện thuận lợi . bạn thấy không 75% hàng hóa trên Thế giới là của TQ 25% còn lại của các nước khác trong đó có Việt Nam chúng ta .vậy việt nam chúng ta được bao nhiêu % trong trong số hàng hóa đó ? trắc không nhiuề phải không . ngay ỏ việt nam thoi 90% hàng hóa là của TQ rồi ( theo số liệu thống kê nam 2009 của Bộ Công Thương) nếu các bạn là doanh nghiệp Việt nam các bạn thấy mình nên làm gì nào ? các bạn sản xuất như họ được không nếu nhu họ chúng ta được gì và mất gí ?tại sao TQ làm được như thế mà chúng ta không thể làm được ?????????????????????

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: gủi datphuongnam




    Trích dẫn Gửi bởi langtuchudu1986
    Tôi không nói thách thức hay điều kiện thuận lợi . bạn thấy không 75% hàng hóa trên Thế giới là của TQ 25% còn lại của các nước khác trong đó có Việt Nam chúng ta .vậy việt nam chúng ta được bao nhiêu % trong trong số hàng hóa đó ? trắc không nhiuề phải không . ngay ỏ việt nam thoi 90% hàng hóa là của TQ rồi ( theo số liệu thống kê nam 2009 của Bộ Công Thương) nếu các bạn là doanh nghiệp Việt nam các bạn thấy mình nên làm gì nào ?

    Trích dẫn Gửi bởi langtuchudu1986
    các bạn sản xuất như họ được không nếu nhu họ chúng ta được gì và mất gí ?tại sao TQ làm được như thế mà chúng ta không thể làm được ?????????????????????
    Có nhiều yếu tố để so sánh lắm bạn. Mình nói thế để nói lên điều này.

    Chúng ta không thể làm được như Trung Quốc đâu bạn. Có rất nhiều lý do. Mình chỉ nêu một số lý do tiêu biểu thôi nhé.(nhưng sẽ không nêu được số liệu cụ thể, vì không thể có thời gian đầu tư nhiều đâu).

    - So về qui mô dân số và diện tích bạn sẽ thấy TQ hơn ta đến hơn 10 lần. (dân số 1,3 tỷ/90 triệu). Cả ta và họ đều đa phần là dân số trẻ. Đây là nguồn nhân lực quan trong trong phát triển kinh tế của một quốc gia.

    - Nguồn tài nguyên của TQ phong phú và giàu trử lượng hơn VN.

    - Chiến lược phát triển kinh tế của TQ là sản xuất những sản phẩm cho phân khúc thị trường giá thấp. Sản phẩm của TQ đa dạng về nhiều lỉnh vực và chủng loại. Họ có ưu thế về nguồn lao động dồi dào. Do đó, khi sản xuất một loại sản phẩm nào đó là sản xuất hàng loạt với số lượng lớn. Từ đó giá thành sản phẩm sẽ thấp hơn chúng ta. Trong khi đó VN chúng ta đa phần tập trung sản xuất gia công và bán sản phẩm thô và như tế thì ta sẽ không thu được nhiều lợi nhuận được rồi.

    - TQ là một thị trường lớn, nhiều tiềm năng, họ biết tận dụng lợi thế về dân số của họ để gây sức ép với các nền kinh tế khác trên thế giới. Mình đơn cử một vấn đề như sau:

    Việc áp thuế phá giá:

    Khi TQ bị một nền kinh tế nào đó cáo buộc bán phá giá vào thị trường của họ và áp đặt thuế bán phá giá. Ngay lập tức TQ sẽ trả đủa ngay bằng những hành động tương tự. Trong trường hợp này đối với VN thì sao ??? Chúng ta chỉ biết kêu lên phản đối... phản đối mà thôi, chứ có làm gì được ai đâu !!!

    - TQ mà hơi buồn là các nền kinh tế khác đã lo sợ bị ảnh hưởng rồi. VN mà khóc khan tiếng thì cũng kệ VN chứ !!!

    - Về việc phát triển kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường, TQ đi trước chúng ta hàng chục năm. Người ta dự trử ngoại tệ 2.300 tỷ USD (năm 2009), còn VN đến năm 2009 đã nợ bên ngoài bao nhiêu tỷ USD??? (và số nợ này đã và đang còn tiếp tục tăng nhanh trong hiện tại và tương lai).

    Còn nhiều đều để so sánh lắm bạn !!!

    Vậy lấy cơ sở nào để mơ mộng đây (các bạn sản xuất như họ được không nếu nhu họ chúng ta được gì và mất gí ?) .

    Đó là suy nghĩ của mình về câu hỏi của bạn (tại sao TQ làm được như thế mà chúng ta không thể làm được ?????????????????????)

    Còn nhiều lắm lắm. Nhưng mình thấy chỉ nêu bao nhiêu đây là cũng thấy tương đối được vấn đề rồi.

    Nếu Bạn đọc VnEcon có ý nào khác thì chúng ta hảy cùng nhau trao đổi tiếp nhé. Nhưng trên hôp thư riêng hoặc yahoo ấy, mình thấy nêu chủ đề như thế này dường như không phù hợp cho lắm thì phải.


  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: gủi datphuongnam

    nick yahoo mình là hoa_vn2009. các bạn cùng chia sẽ nhé
    Updated:
    bài viết này cũng chính là suy nghĩ của mình đó.
    nhưng theo mình nghĩ thêm thì các hàng hóa trung quốc theo thị trường cấp thấp với giá thấp. khi kinh tế phát triển thì nó sẽ tự dưng thay đổi chiến lược. ở vn đang có phong trào người viet dùng hàng việt đó bạn. dần dần sẽ thay đổi được thôi

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: gủi datphuongnam




    Trích dẫn Gửi bởi hoa_vn2009
    nick yahoo mình là hoa_vn2009. các bạn cùng chia sẽ nhé
    Updated:
    bài viết này cũng chính là suy nghĩ của mình đó.
    nhưng theo mình nghĩ thêm thì các hàng hóa trung quốc theo thị trường cấp thấp với giá thấp. khi kinh tế phát triển thì nó sẽ tự dưng thay đổi chiến lược. ở vn đang có phong trào người viet dùng hàng việt đó bạn. dần dần sẽ thay đổi được thôi
    Cái này lại phải bàn tiếp đây. Ai chẳng muốn như thế, nhưng mình hỏi bạn ??? Nếu hàng Việt và hàng TQ đều như nhau về tất cả (trừ giá cả) và hàng TQ giá rẽ hơn thì bạn chọn hàng nào ???

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: gủi datphuongnam

    Để hàng "Made in Vietnam" thoát khỏi phận "chiếu dưới"


    Xin hỏi khẽ: nhãn hiệu “Made in Vietnam” đáng giá bao nhiêu? Tại sao nhiều sản phẩm của Việt Nam có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, bán tại Việt Nam nhưng vẫn không dám đề “Made in Vietnam” mà chỉ lập lờ kiểu “Designed in Italy”? Làm thế nào để hàng "Made in Vietnam" thoát khỏi phận "chiếu dưới"?

    Thương hiệu quốc gia trị giá bao nhiêu?

    Ta vẫn nghe nói thương hiệu Coca-cola trị giá sáu bảy chục tỷ USD, còn Microsoft độ hơn năm chục tỷ gì đó. Số tiền này mà đem chia cho tám chục triệu dân ta, thì mỗi người đút túi gần nghìn USD, hay một cây vàng ròng bốn số 9. Nhưng còn có những cái đắt giá hơn thế nhiều.

    Thương hiệu “Made in Germany” chẳng hạn. Nó đáng giá bao nhiêu? Chẳng ai tính được chính xác, nhưng có lẽ phải hàng ngàn, hàng vạn tỷ đô la.

    Thử hình dung: trên các sản phẩm được sản xuất tại Đức kia bỗng dưng biến mất dòng chữ nho nhỏ nhưng đầy kiêu hãnh “Made in Germany”! Lúc đó giá của chúng có lẽ chỉ còn độ một phần ba, một phần tư giá trị ban đầu. Cũng có nghĩa là GDP của họ giảm đi chừng đó.

    Để một chiếc máy khoan tay loại tốt của Trung Quốc bên cạnh một chiếc của Đức, và cả hai đều không có nhãn hiệu, liệu người mua có đánh giá được cái nào tốt, giá đắt hơn? Thế nhưng chỉ cần thêm dòng chữ “Made in China” lên một chiếc, và “Made in Germany” lên chiếc kia, giá cả sẽ chênh nhau ngay lập tức vài ba lần dù chất lượng của chúng tương đương nhau.

    Bây giờ xin hỏi khẽ: vậy nhãn hiệu “Made in Vietnam” đáng giá bao nhiêu? Tại sao nhiều sản phẩm của Việt Nam có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, bán tại Việt Nam nhưng vẫn không dám đề “Made in Vietnam” mà chỉ lập lờ kiểu “Designed in Italy”?

    Thực tế, một vật nào đó, dù xấu dù đẹp, mà in thêm dòng chữ đó lên thì chẳng những không làm tăng giá mà không khéo lại làm tụt giá của nó xuống, thậm chí không bán được. Trong suy nghĩ của nhiều người tiêu dùng, “Made in Vietnam” đồng nghĩa với hàng thấp cấp, không đáng tin cậy.

    Thực là một định kiến hết sức sai lầm!

    Tôi chọn hàng “Made in Vietnam”

    Nếu được hỏi: giữa một chiếc tivi Việt Nam và một chiếc tivi Nhật có cùng kiểu dáng, chức năng và giá bán như nhau, bạn sẽ chọn chiếc nào, thì câu trả lời dễ thấy nhất là: chọn chiếc tivi Nhật.

    Lý do ư? Hàng Nhật thì phải tốt hơn hàng ta chứ. Lại hỏi: Sao hàng Nhật lại tốt hơn hàng Việt Nam? Người ít học sẽ nói: Chả biết sao, chỉ thấy từ xưa tới nay hàng Nhật dùng lúc nào cũng tốt hơn, bền hơn hàng nội. Người có học sẽ nói: Công nghệ Nhật Bản cao hơn, kỷ luật lao động tốt hơn, kiểm tra chất lượng gắt gao hơn, ISO này ISO kia, vì thế hàng của họ chắc chắn phải tốt hơn hàng của mình chứ còn sao nữa!

    Nếu là tôi, tôi sẽ chọn ngay hàng nội, không phải vì muốn tỏ ra yêu nước, mà vì lẽ chiếc tivi Việt Nam đó chắc chắn tốt hơn chiếc tivi Nhật.

    Ai cũng biết, nếu hàng hóa có giá trị sử dụng tương đương nhau, nghĩa là tương đương về kiểu dáng, tính năng, chất lượng, thì hàng làm tại Nhật hay Đức luôn có giá thành cao hơn hàng làm tại Việt Nam hay Trung Quốc, vì giá nhân công ở Nhật và Đức cao gấp nhiều lần ở Việt Nam hay Trung Quốc.

    Lấy ví dụ: nếu chiếc ti vi ráp tại Việt Nam có giá 500 đôla thì một chiếc giống hệt thế nhưng ráp tại Nhật phải có giá 700 đôla, và ai cũng thấy điều đó là rất bình thường, rất hợp lý. Chiếc tivi 700 đôla này ắt phải tốt hơn chiếc tivi khác cũng ráp tại Nhật có giá 500 đôla chứ. Theo phép bắc cầu, suy ra chiếc tivi Nhật giá 500 đôla có chất lượng, hoặc kiểu dáng, hoặc tính năng kém chiếc ti vi Việt Nam cùng giá!

    Chân lý nhiều khi rất đơn giản, ấy thế nhưng không nói ra thì không phải ai cũng biết.

    Ta có thói quen chê hàng Trung Quốc chất lượng kém hơn hàng Nhật, chẳng qua là vì ta cứ đem so sánh một chiếc xe máy Tàu giá có 6 triệu đồng với một chiếc xe Nhật giá 20 triệu. Nghĩa là so sánh khập khiễng. Liệu người Nhật có thể làm ra một chiếc xe máy giá 6 triệu đồng mà chất lượng được như cái xe 6 triệu đồng của Trung Quốc?

    Tương quan giữa hàng hiệu và hàng “no name” cũng tương tự. Hàng có thương hiệu mạnh đắt hơn hàng không có thương hiệu chính là vì các hãng phải bỏ những chi phí khổng lồ cho việc quảng cáo, tiếp thị, để "nhồi" vào đầu óc người tiêu dùng cái định kiến rằng hàng hiệu đồng nghĩa với hàng xịn, hàng tốt, dùng hàng hiệu mới sành điệu, mới khẳng định được đẳng cấp v.v… Rút cục, chính người tiêu dùng phải trả tiền cho các khoản chi phí đó. Cũng với logic nói trên, ta có thể suy đoán rằng hai mặt hàng cùng giá thì hàng có thương hiệu yếu ắt phải tốt hơn hàng có thương hiệu mạnh!

    Có thể kiểm tra kết luận trên qua ví dụ sau. Ở siêu thị có bày bán sản phẩm của rất nhiều hãng bột giặt. Nếu so sánh sản phẩm của một hãng nổi tiếng thế giới với ngân sách quảng cáo hàng năm cả trăm tỷ đồng, với sản phẩm của một doanh nghiệp nội địa chỉ dám rón rén chi vài ba tỷ đồng cho quảng cáo, ta sẽ thấy hai trường hợp:

    * Nếu chất lượng sản phẩm tương đương nhau (chủ yếu thể hiện qua hàm lượng chất hoạt động bề mặt, ví dụ 20%), thì bột giặt của doanh nghiệp nội địa có giá rẻ hơn bột giặt của hãng kia.
    * Nếu giá cả tương đương nhau, thì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp nội địa tốt hơn hẳn hàng của đại gia kia, chẳng hạn như hàm lượng chất hoạt động bề mặt tương ứng là 20% và 17%.

    "Dĩ nhược vi cường"


    Lý thuyết mua sắm nói trên không chỉ hạn chế ở việc giúp người tiêu dùng mua sắm tốt hơn, trở thành người tiêu dùng thông minh hơn, mà nhằm giúp chúng ta bán được hàng tốt hơn, hàng “Made in Vietnam”. (có thể tạm gọi nó là “Lý thuyết tiêu dùng mới – New consumer theory”).

    Phải loại bỏ khỏi giá thành những chi phí phụ không thuộc phạm trù giá trị đang làm hàng hóa của ta đắt một cách vô lý.
    Ảnh: vnchanel.
    Nếu thành công trong việc đưa lý thuyết đó tới từng người dân trên thế giới, triển vọng những mặt hàng với dòng chữ “Made in Vietnam” sẽ đè bẹp hàng “Made in Japan”, “Made in Germany“ trở nên hiện hữu.

    Hàng Việt Nam sẽ vĩnh biệt thân phận rẻ rúng xưa kia. Một cuộc cách mạng thực sự trong cái gọi là “hành vi mua sắm của người tiêu dùng”: “Made in Vietnam” đồng nghĩa với hàng chất lượng cao!

    Thay vì từng doanh nghiệp phải bỏ tiền ra xây dựng thương hiệu một cách rời rạc, lẻ tẻ, hiệu quả không đến đâu, thì với "tuyệt chiêu" này, tất cả các DN Việt Nam được hưởng lợi, cũng như hiện giờ toàn bộ các doanh nghiệp Đức, Nhật đang hưởng lợi từ thương hiệu quốc gia của họ.

    Đó chính là phép “dĩ nhược vi cường - lấy yếu làm mạnh” của người Việt Nam. Trong các kỳ thi đấu bóng đá World Cup, Euro, chính những đội "chiếu dưới" lại có lợi thế hơn các đội "chiếu trên": tâm lý thoải mái hơn này, được khán giả (và đôi khi cả trọng tài nữa) ủng hộ nhiều hơn này! Với cách tư duy mới thì hàng “Made in Vietnam” vốn nằm "chiếu dưới" cũng có lợi thế tương tự.

    Và cũng như trong bóng đá, muốn biến lợi thế thành chiến thắng thì điều kiện tiên quyết là đội bóng phải có thực lực, thì trên thương trường, để thực thi lý thuyết trên, hàng Việt Nam phải đạt được hai điều kiện cần thiết: Thứ nhất, chất lượng, kiểu dáng phải không thua kém hàng ngoại. Thứ hai, giá cả phải phản ánh đúng giá trị, tức là phản ánh giá nhân công tương đối thấp của nước ta. Phải loại bỏ khỏi giá thành những chi phí phụ không thuộc phạm trù giá trị đang làm hàng hóa của ta đắt một cách vô lý. Khi đó lý thuyết trên mới có ý nghĩa.


  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: gủi datphuongnam

    price ) hàng TQ đánh đúng tâm lý người dân la ham rẻ và mẫu mã phong phú . thu nhập biìnnhh quan của người dân Vn chưa cao nên tâm lý đó cũng bình thường thôi .hàng việt nam muốn cạch tranh dc TQ tất nhiên phải có một chiến lược toàn diện ,bạn nào có nhu cầu tám tiếp chiến lược đó liên hê YH :langtuchudu1986@yahoo.com rất hân hạnh tiếp chuyện nhưng người ham tìm hiểu >xin lỗi trước mình chỉ trả lời những câu hỏi tương đối thôi đó

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: gủi datphuongnam




    Trích dẫn Gửi bởi hoa_vn2009
    Để hàng "Made in Vietnam" thoát khỏi phận "chiếu dưới"


    Xin hỏi khẽ: nhãn hiệu “Made in Vietnam” đáng giá bao nhiêu? Tại sao nhiều sản phẩm của Việt Nam có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, bán tại Việt Nam nhưng vẫn không dám đề “Made in Vietnam” mà chỉ lập lờ kiểu “Designed in Italy”? Làm thế nào để hàng "Made in Vietnam" thoát khỏi phận "chiếu dưới"?

    Thương hiệu quốc gia trị giá bao nhiêu?

    Ta vẫn nghe nói thương hiệu Coca-cola trị giá sáu bảy chục tỷ USD, còn Microsoft độ hơn năm chục tỷ gì đó. Số tiền này mà đem chia cho tám chục triệu dân ta, thì mỗi người đút túi gần nghìn USD, hay một cây vàng ròng bốn số 9. Nhưng còn có những cái đắt giá hơn thế nhiều.

    Thương hiệu “Made in Germany” chẳng hạn. Nó đáng giá bao nhiêu? Chẳng ai tính được chính xác, nhưng có lẽ phải hàng ngàn, hàng vạn tỷ đô la.

    Thử hình dung: trên các sản phẩm được sản xuất tại Đức kia bỗng dưng biến mất dòng chữ nho nhỏ nhưng đầy kiêu hãnh “Made in Germany”! Lúc đó giá của chúng có lẽ chỉ còn độ một phần ba, một phần tư giá trị ban đầu. Cũng có nghĩa là GDP của họ giảm đi chừng đó.

    Để một chiếc máy khoan tay loại tốt của Trung Quốc bên cạnh một chiếc của Đức, và cả hai đều không có nhãn hiệu, liệu người mua có đánh giá được cái nào tốt, giá đắt hơn? Thế nhưng chỉ cần thêm dòng chữ “Made in China” lên một chiếc, và “Made in Germany” lên chiếc kia, giá cả sẽ chênh nhau ngay lập tức vài ba lần dù chất lượng của chúng tương đương nhau.

    Bây giờ xin hỏi khẽ: vậy nhãn hiệu “Made in Vietnam” đáng giá bao nhiêu? Tại sao nhiều sản phẩm của Việt Nam có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, bán tại Việt Nam nhưng vẫn không dám đề “Made in Vietnam” mà chỉ lập lờ kiểu “Designed in Italy”?

    Thực tế, một vật nào đó, dù xấu dù đẹp, mà in thêm dòng chữ đó lên thì chẳng những không làm tăng giá mà không khéo lại làm tụt giá của nó xuống, thậm chí không bán được. Trong suy nghĩ của nhiều người tiêu dùng, “Made in Vietnam” đồng nghĩa với hàng thấp cấp, không đáng tin cậy.

    Thực là một định kiến hết sức sai lầm!

    Tôi chọn hàng “Made in Vietnam”

    Nếu được hỏi: giữa một chiếc tivi Việt Nam và một chiếc tivi Nhật có cùng kiểu dáng, chức năng và giá bán như nhau, bạn sẽ chọn chiếc nào, thì câu trả lời dễ thấy nhất là: chọn chiếc tivi Nhật.

    Lý do ư? Hàng Nhật thì phải tốt hơn hàng ta chứ. Lại hỏi: Sao hàng Nhật lại tốt hơn hàng Việt Nam? Người ít học sẽ nói: Chả biết sao, chỉ thấy từ xưa tới nay hàng Nhật dùng lúc nào cũng tốt hơn, bền hơn hàng nội. Người có học sẽ nói: Công nghệ Nhật Bản cao hơn, kỷ luật lao động tốt hơn, kiểm tra chất lượng gắt gao hơn, ISO này ISO kia, vì thế hàng của họ chắc chắn phải tốt hơn hàng của mình chứ còn sao nữa!

    Nếu là tôi, tôi sẽ chọn ngay hàng nội, không phải vì muốn tỏ ra yêu nước, mà vì lẽ chiếc tivi Việt Nam đó chắc chắn tốt hơn chiếc tivi Nhật.

    Ai cũng biết, nếu hàng hóa có giá trị sử dụng tương đương nhau, nghĩa là tương đương về kiểu dáng, tính năng, chất lượng, thì hàng làm tại Nhật hay Đức luôn có giá thành cao hơn hàng làm tại Việt Nam hay Trung Quốc, vì giá nhân công ở Nhật và Đức cao gấp nhiều lần ở Việt Nam hay Trung Quốc.

    Lấy ví dụ: nếu chiếc ti vi ráp tại Việt Nam có giá 500 đôla thì một chiếc giống hệt thế nhưng ráp tại Nhật phải có giá 700 đôla, và ai cũng thấy điều đó là rất bình thường, rất hợp lý. Chiếc tivi 700 đôla này ắt phải tốt hơn chiếc tivi khác cũng ráp tại Nhật có giá 500 đôla chứ. Theo phép bắc cầu, suy ra chiếc tivi Nhật giá 500 đôla có chất lượng, hoặc kiểu dáng, hoặc tính năng kém chiếc ti vi Việt Nam cùng giá!

    Chân lý nhiều khi rất đơn giản, ấy thế nhưng không nói ra thì không phải ai cũng biết.

    Ta có thói quen chê hàng Trung Quốc chất lượng kém hơn hàng Nhật, chẳng qua là vì ta cứ đem so sánh một chiếc xe máy Tàu giá có 6 triệu đồng với một chiếc xe Nhật giá 20 triệu. Nghĩa là so sánh khập khiễng. Liệu người Nhật có thể làm ra một chiếc xe máy giá 6 triệu đồng mà chất lượng được như cái xe 6 triệu đồng của Trung Quốc?

    Tương quan giữa hàng hiệu và hàng “no name” cũng tương tự. Hàng có thương hiệu mạnh đắt hơn hàng không có thương hiệu chính là vì các hãng phải bỏ những chi phí khổng lồ cho việc quảng cáo, tiếp thị, để "nhồi" vào đầu óc người tiêu dùng cái định kiến rằng hàng hiệu đồng nghĩa với hàng xịn, hàng tốt, dùng hàng hiệu mới sành điệu, mới khẳng định được đẳng cấp v.v… Rút cục, chính người tiêu dùng phải trả tiền cho các khoản chi phí đó. Cũng với logic nói trên, ta có thể suy đoán rằng hai mặt hàng cùng giá thì hàng có thương hiệu yếu ắt phải tốt hơn hàng có thương hiệu mạnh!

    Có thể kiểm tra kết luận trên qua ví dụ sau. Ở siêu thị có bày bán sản phẩm của rất nhiều hãng bột giặt. Nếu so sánh sản phẩm của một hãng nổi tiếng thế giới với ngân sách quảng cáo hàng năm cả trăm tỷ đồng, với sản phẩm của một doanh nghiệp nội địa chỉ dám rón rén chi vài ba tỷ đồng cho quảng cáo, ta sẽ thấy hai trường hợp:

    * Nếu chất lượng sản phẩm tương đương nhau (chủ yếu thể hiện qua hàm lượng chất hoạt động bề mặt, ví dụ 20%), thì bột giặt của doanh nghiệp nội địa có giá rẻ hơn bột giặt của hãng kia.
    * Nếu giá cả tương đương nhau, thì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp nội địa tốt hơn hẳn hàng của đại gia kia, chẳng hạn như hàm lượng chất hoạt động bề mặt tương ứng là 20% và 17%.

    "Dĩ nhược vi cường"


    Lý thuyết mua sắm nói trên không chỉ hạn chế ở việc giúp người tiêu dùng mua sắm tốt hơn, trở thành người tiêu dùng thông minh hơn, mà nhằm giúp chúng ta bán được hàng tốt hơn, hàng “Made in Vietnam”. (có thể tạm gọi nó là “Lý thuyết tiêu dùng mới – New consumer theory”).

    Phải loại bỏ khỏi giá thành những chi phí phụ không thuộc phạm trù giá trị đang làm hàng hóa của ta đắt một cách vô lý.
    Ảnh: vnchanel.
    Nếu thành công trong việc đưa lý thuyết đó tới từng người dân trên thế giới, triển vọng những mặt hàng với dòng chữ “Made in Vietnam” sẽ đè bẹp hàng “Made in Japan”, “Made in Germany“ trở nên hiện hữu.

    Hàng Việt Nam sẽ vĩnh biệt thân phận rẻ rúng xưa kia. Một cuộc cách mạng thực sự trong cái gọi là “hành vi mua sắm của người tiêu dùng”: “Made in Vietnam” đồng nghĩa với hàng chất lượng cao!

    Thay vì từng doanh nghiệp phải bỏ tiền ra xây dựng thương hiệu một cách rời rạc, lẻ tẻ, hiệu quả không đến đâu, thì với "tuyệt chiêu" này, tất cả các DN Việt Nam được hưởng lợi, cũng như hiện giờ toàn bộ các doanh nghiệp Đức, Nhật đang hưởng lợi từ thương hiệu quốc gia của họ.

    Đó chính là phép “dĩ nhược vi cường - lấy yếu làm mạnh” của người Việt Nam. Trong các kỳ thi đấu bóng đá World Cup, Euro, chính những đội "chiếu dưới" lại có lợi thế hơn các đội "chiếu trên": tâm lý thoải mái hơn này, được khán giả (và đôi khi cả trọng tài nữa) ủng hộ nhiều hơn này! Với cách tư duy mới thì hàng “Made in Vietnam” vốn nằm "chiếu dưới" cũng có lợi thế tương tự.

    Và cũng như trong bóng đá, muốn biến lợi thế thành chiến thắng thì điều kiện tiên quyết là đội bóng phải có thực lực, thì trên thương trường, để thực thi lý thuyết trên, hàng Việt Nam phải đạt được hai điều kiện cần thiết: Thứ nhất, chất lượng, kiểu dáng phải không thua kém hàng ngoại. Thứ hai, giá cả phải phản ánh đúng giá trị, tức là phản ánh giá nhân công tương đối thấp của nước ta. Phải loại bỏ khỏi giá thành những chi phí phụ không thuộc phạm trù giá trị đang làm hàng hóa của ta đắt một cách vô lý. Khi đó lý thuyết trên mới có ý nghĩa.

    Bạn đưa bài này với mong muốn gì thế. Mình không hiểu !!! Việc gì cũng thế, "nói thì dễ, nhưng làm đi thì sẽ biết".

    “Made in Vietnam” so với “Made in Japan”, “Made in Germany“. Đây là tác giả bài viết trên đang nằm mơ giửa ban ngày !!!


    Còn mình, "người tiêu dùng" !!! Nếu cùng chất lượng, mẫu mã, ...... sản phẩm nào giá thấp hơn, chế độ hậu mãi tốt hơn là mình oke. Đối với mình, đừng nêu khẩu hiệu "người Việt dùng hàng Việt", chẳng tác động được mình đâu !!!

    Mình đơn cử vài mặt hàng mình sử dụng nhé.

    Giày (Bitis), quần áo (VN sản xuất), xe honda (vỉnh phúc), máy tính để bàn (VN), nhưng laptop thì phải Hp chính hảng mới oke. Có khó hiểu lắm không ???

    Theo Bạn đọc VnEcon, chủ đề này tạo ra để làm gì thế ???? có giống 8 hay dưa lê không vậy ???

    Updated:
    Ai muốn tám hay dưa lê thì vào đây đăng ký cho vui !!!

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: gủi datphuongnam

    hiểu sao cũng dc mõi người có cách hiểu khác nhau mà ? hiểu theo nghĩa tốt dy

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Made in Viet Nam làm sao nổi tiếng đây ?

    trước đây nước nhật đã rất thành công với khẩu hiệu'' người nhật dùng hàng nhật ''.tớ thấy ở việt nam cũng bắt đầu xuất hiện khẩu hiệu;'' NGƯỜI VIỆT DÙNG HÀNG VIỆT ''nhưng sao chưa hiệu quả nhỉ?

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Made in Viet Nam làm sao nổi tiếng đây ?

    dùng hàng việt nam uh? hum qua đi qua 1 số nơi để mua quần áo toàn thấy quần áo made in china, nhưng điều tôi thấy là toàn bộ đó là hàng thương hiệu nổi tiếng như : D&G, LUCCY... VÀ nhiều nữa, nhưng chăng nhìn thấy mặt hàng thương hiệu trung hoa như xinhao, hay thương hiệu ký hiệu trung hoa nào,
    vậy nên với việt nam muốn đc như trung hoa, chúng ta cứ cho doanh nghiệp nước ngoài toàn tên tuổi có THƯƠNG HIỆU đầu tư vào tất cả các mặt hàng như trung hoa
    ấy,thì tôi nghĩ made in vn lại chiếm 90% ấy
    nhưng bên cạnh đó chúng ta sẽ phụ thuộc vào nước ngoài,hàng hóa của chúng ta sẽ mãi là của người khác
    kết luận: hiệm vụ bây giờ với ng việt nam là đi tạo dựng thương hiệu. Ít nhưng mà chất, chúng ta chưa cần bắt chước trunghoa đi theo số lượng. bi giờ thấy hàng hóa trung hoa bị chê vì kém văn hóa kinh doanh ah, liệu chúng ta co muốn thương hiệu hàng hóa mình đi kèm với những tiếng xấu đó.?

 

 
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Các Chủ đề tương tự

  1. Làm gì để xây dựng thương hiệu "made in Vietnam"
    Bởi chautuanpro91 trong diễn đàn CLB doanh nhân
    Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 03-11-2015, 06:46 AM
  2. Thế Giới nhớ "Made In Viet Nam" với sản phẩm nào?
    Bởi cocsuxanh trong diễn đàn Kinh tế ngày nay
    Trả lời: 69
    Bài viết cuối: 01-02-2014, 11:04 PM
  3. Made in Vietnam > Made in China !!!
    Bởi iizr trong diễn đàn Kinh tế ngày nay
    Trả lời: 7
    Bài viết cuối: 03-18-2010, 05:13 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •