Trung Quốc kiên quyết phản đối các can thiệp chính trị lên đồng Nhân dân tệ!

Vào hôm thứ 7 vừa rồi, Trung Quốc đã có ý kiến phản đối các can thiệp chính trị lên cơ chế tỷ giá hối đoái của mình trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách của nước này ngày càng chịu nhiều sức ép quốc tế về việc phải nâng giá đồng Nhân dân tệ.

Tại phiên họp thường niên của Quốc hội nước này, thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Zhou Xiaochuan cho biết: “Thỉnh thoảng vấn đề tỷ giá hối đoái lại bị đem ra chính trị hoá. Chúng tôi kịch liệt phản đối vấn đề này.”

Giá trị đồng Nhân dân tệ - vốn được neo giữ có hiệu quả vào theo đồng Đôla Mỹ từ giữa năm 2008 – lâu nay đã gây ra không ít tranh cãi và bất đồng giữa Trung Quốc và các đối tác làm ăn phương Tây của mình. Các nước này từ lâu đã chỉ trích Trung Quốc giữ tỷ giá thấp để kích thích xuất khẩu.

Đáp lại những lời chỉ trích này, Trung Quốc nói rằng “Giữ ổn định tỷ giá hối đoái là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi” và đồng Nhân dân tệ ổn định đóng vai trò quyết định đến sự tồn vong của các doanh nghiệp Trung Quốc và vấn đề việc làm tại nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu của Trung Quốc đang dần hồi phục sau khủng hoảng.

Tuy nhiên trong khi Trung Quốc thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn cầu một cách ngoạn mục với tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế trong quý 4 năm 2009 là 10,7% nhờ vào các chươn trình chi tiêu công “khủng bố”, ngày càng có nhiều quốc gia yêu cầu Trung Quốc nâng giá đồng Nhân dân tệ.

Bảo vệ chính sách tỷ giá hối đoái gây nhiều tranh cãi của nước mình, ông Zhou cho biết hiện nay Trung Quốc phải đối mặt với nhiều bất ổn và mốc thời gian để nước này có thể áp dụng các chính sách bình thường vẫn là vấn đề hết sức phức tạp: “Mặc dù đã có dấu hiệu cho thấy chúng ta đang phục hồi nhưng các tác động của cuộc khủng hoảng tài chính này vẫn còn hằn sâu và chưa thể hết trong một sớm một chiều. Dù sớm hay muộn, chúng ta sẽ chấm dứt các chính sách kích thích kinh tế của mình tuy nhiên chúng ta cần phải hết sức thận trọng khi chọn thời điểm kết thúc.”

http://www.channelnewsasia.com/stories/afp_asiapacific_business/view/1041928/1/.html