Thị trường vừa mới giật mình nhận ra rằng không phải chứng khoán nợ của chính phủ nào cũng an toàn.



Đã không thiếu những vụ phá sản tầm cỡ quốc gia, dù là công khai hay ngấm ngầm thông qua lạm phát hay phá giá đồng tiền.

Vậy quốc gia nào đang trong thế hiểm nguy nhất?


Khả năng thanh toán các khoản nợ đúng hạn của một chính phủ phụ thuộc vào một số yếu tố, đặc biệt là quy mô nợ trong tương quan với GDP, lãi suất phải trả cho các khoản nợ đó so với tốc độ tăng trưởng kinh tế và cán cân ngân sách trước chi phí lãi vay.


Nếu lãi suất trả cho khoản nợ công cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng nợ chính phủ trên GDP sẽ tăng trừ khi chính phủ có thặng dư cán cân ngân sách trước lãi vay.

Tỷ lệ nợ càng lớn, càng cần thặng dư nhiều.


Sự tính toán này cho thấy các quốc gia có thâm hụt ngân sách trước lãi vay lớn, tỷ lệ nợ cao, và khoảng cách giữa lãi suất và tăng trưởng rộng là những nước dễ bị tổn thương nhất.


Quá trình đó có thể diễn ra một cách tự động.


Giới đầu tư lo ngại về khả năng trả nợ của chính phủ sẽ đẩy lợi suất lên cao, khiến việc trả nợ lại càng khó khăn hơn. Thời gian đáo hạn càng ngắn, vấn đề càng nhanh chóng nảy sinh.


Và nếu chứng khoán nợ được định giá bằng ngoại tệ hay trái chủ phần lớn là người nước ngoài, khủng hoảng nợ có thể biến thành khủng hoảng hối đoái.


Bảng sau xếp hạng các nước OECD theo tiêu chí khả năng ổn định tài chính.


Cột thứ nhất cho biết thặng dư hay thâm hụt trước lãi vay của mỗi nước có điều chỉnh theo chu kỳ kinh tế.


Cột thứ hai thể hiện dự báo tỷ lệ nợ ròng trên GDP của OECD với mỗi nước năm 2010.


Cột thứ ba thể hiện chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu với thời gian đáo hạn trung bình của mỗi nước và dự báo tăng trưởng của OECD cho hai năm 2010 và 2011.


Số âm càng lớn, vấn đề càng nổi cộm (mặc dù nợ dài hạn thường chịu lợi suất cao hơn, vì thế cách đo lường này có thể gây bất lợi cho các nước ít có rủi ro tái cấp vốn). Các nước được xếp hạng dựa trên thứ hạng trong ba tiêu chí trên.

Cột thứ tư thể hiện một rủi ro nữa, thời gian đáo hạn trung bình của các chứng khoán nợ chưa thanh toán.


Các quốc gia có thời gian đáo hạn ngắn nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với vấn đề tái cấp vốn. Đáng chú ý có thời gian đáo hạn của hai con nợ lớn: thời gian đáo hạn của Mỹ ngắn còn Anh có thể thảnh thơi một chút vì thời gian đáo hạn rất dài.


Đương nhiên các quốc gia có kết quả không mấy tốt đẹp có thể vẫn không phá sản.

Ví dụ như Nhật Bản thật đáng lo ngại trong mọi tiêu chí nhưng từ lâu quốc gia này đã tìm kiếm được vốn cho mình bằng cách phát hành chứng khoán nợ cho nhà đầu tư trong nước.

Chứng khoán nợ của Mỹ vẫn là lựa chọn hàng đầu nếu sóng gió có nổi lên trên thị trường.


Nhưng từ trường hợp của Hy Lạp và một số quốc gia khác, Mỹ hay Nhật thì cũng đều phải chịu sức ép khủng khiếp từ thị trường phải kiểm soát được thâm hụt ngân sách.

Khủng hoảng ngân sách đi kèm khủng hoảng chính trị là điều hoàn toàn có thể xảy ra.(cafef)