-
01-09-2010, 04:29 PM #1
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Những bước đi của siêu quyền lực trong thời kỳ khủng hoảng ???
Lịch sử kinh tế Việt Nam ghi nhận hệ thống ngân hàng luôn nắm giữ siêu quyền lực.
Ngay cả khi TTCK đã ra đời và hoạt động sôi nổi, vị thế này vẫn không thay đổi. Nguồn tín dụng từ hệ thống ngân hàng là một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng của TTCK. Các chính sách thắt chặt nguồn tín dụng cho hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán luôn nhận được sự phản đối mạnh mẽ từ mọi thành phần của thị trường này.
“Sức khỏe” của hệ thống ngân hàng, do vậy càng trở nên quan trọng bởi nó tác động trực tiếp tới khả năng tài chính của cộng đồng doanh nghiệp.
Vậy theo các bạn trong bối cảnh hiện nay (2010), nhiệm vụ của các ngân hàng là cần nên làm gì và phải làm như thế nào để tự tồn tại và vượt qua thời kỳ khó khăn tín dụng, thanh khoản?
(nhằm tạo động lực thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của các doanh nghiệp trong năm 2010 ?)
View more random threads:
- Tháng 8 - nhìn lại
- Liên Hiệp Quốc: Số người thiếu đói trên toàn cầu “cao không thể đỡ được"
- “Cuộc chiến tiền tệ” đã chuyển thành cuộc chiến chống lạm phát trên toàn cầu
- Dừng đại dự án lọc hóa dầu 11 tỷ USD
- Chấm dứt hoạt động sàn vàng trong nước
- Nên nhìn nhận lại vấn đề " bán hàng đa cấp".
- Đi tìm góc nhìn hợp lý
- Tập tục có ảnh hưởng gì?
- Một mô hình mới cho thị trường vàng? (thảo luận)
- Giao dịch nội gián tại Trung Quốc nở rộ vì … tin đồn
-
01-09-2010, 08:28 PM #2
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Những bước đi của siêu quyền lực trong thời kỳ khủng hoảng ???
Ngân hàng từ lâu đã là một tổ chức siêu quyền lực trên phạm vi toàn cầu, không riêng gì ở Việt Nam. Ở những quốc gia có nền kinh tế thị trường mạnh mẽ, có chế độ chính trị khác, người ta nói nhiều đến việc định đoạt chiếc ghế chính trị từ những tập đoàn tài chính ngân hàng.
Ở nước mình thì vai trò của Ngân hàng đang ngày càng mạnh hơn kể từ sau khi chúng ta quyết định mở cửa nền kinh tế thị trường từ Đại hội VI năm 1986. Sang đến giai đoạn này, giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu và vai trò nghiêng đảo của các tập đoàn kinh tế thì ngân hàng càng lúc càng trở thành một tổ chức siêu quyền lực. Nó có thể dựng dậy những con ngựa sắp quỵ gối như CIENCO5 hay Vinaship chẳng hạn. Và cũng có thể làm sập đổ hàng chục ngàn doanh nghiệp trong giai đoạn cuối năm 2007 đầu năm 2008 - cơn khủng hoảng nội địa diễn ra trước khủng hoảng toàn cầu - từ sai lầm của ngân hàng trong các chính sách tài chính.
Trong năm "thiếu vốn" 2010 này, tưởng như vai trò của tổ chức siêu quyền lực này sẽ phát huy tác dụng từ hàng loạt các chiêu thức hút vốn nhằm hà hơi thổi ngạt cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp cần vốn để phát triển. Nhưng các chiêu huy động vốn sẽ bị khóa chặt bởi chính sách tài khóa hạn chế chi tiêu công và đòi hỏi ổn định kinh tế vĩ mô cũng như chống lạm phát.
Nếu chỉ xét riêng đối với tổ chức siêu quyền lực này, từ khi gây ra cơn khủng hoảng trong nước cuối năm 2007 đến nay, nó ít có sự cơ cấu tổ chức lại cách thức điều hành dù cho các chuyên gia kinh tế vẫn lên tiếng góp ý, thậm chí có những giai đoạn đồng loạt góp ý. Cuối năm 2009, cú ra tay "giật cục" về tỷ giá và lãi suất cơ bản cho thấy, nó vẫn chưa có thay đổi tư duy quản lý, vẫn là nước đến chân mới nhảy, nhà cháy rồi mới cứu.
Có hi vọng gì khi tư duy quản lý không thay đổi?
-
01-09-2010, 10:17 PM #3
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Những bước đi của siêu quyền lực trong thời kỳ khủng hoảng ???
Bạn chỉ đi xoáy sâu vào quá khứ, trong khi chủ đề lại:
Vậy theo các bạn trong bối cảnh hiện nay (2010), nhiệm vụ của các ngân hàng là cần nên làm gì và phải làm như thế nào để <span style="text-decoration: underline">tự tồn tại và vượt qua thời kỳ khó khăn tín dụng, thanh khoản?
</span>
-
01-09-2010, 10:52 PM #4
Silver member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Những bước đi của siêu quyền lực trong thời kỳ khủng hoảng ???
Hiện nay gần như không thể làm được.
Không phải không có cách, các ngân hàng thương mại có đủ mọi chiêu thức để hút vốn. Nhưng không làm được khi Ngân hàng nhà nước dùng các biện pháp hành chính để khống chế như lãi suất cơ bản, mức tăng trưởng tín dụng... Vấn đề là người muốn làm thì người lại ngăn. Vì thế mới nói, tư duy quản lý không thay đổi thì không giải quyết được bài toán này.
Trong tình huống hiện nay, các ngân hàng không thể đứng nhìn, họ sẽ tìm mọi cách lách luật thông qua việc khuyến mãi, thưởng điểm, thưởng quà,... với các mức thưởng ngày càng lớn hơn để thu hút vốn. Tất cả cách làm đó đều là chi phí vay mà ngân hàng phải trả, nói chung, cộng lại thì đó mới là lãi suất thật. Khi nào những cách làm này dẫn đến tình trạng chi phí thực quá cao, có thể gây mất kiểm soát thì Ngân hàng nhà nước lại thổi còi và họ lại tạm dừng lại.
Nếu các ngân hàng tiếp tục chạy đua lãi suất như hiện nay, họ sẽ tự làm khó họ vì khách hàng cho họ vay sẽ được thể đòi hỏi lãi suất phải cao hơn nữa cũng như chỉ ưa cho vay ngắn hạn. Vay ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn với tỉ lệ ngày càng cao sẽ đẩy họ vào mối nguy thanh khoản (hiện nay, vay ngắn hạn chiếm khoảng 90% tổng mức huy động nhưng cho vay lại ở kỳ trung và dài hạn lên đến 40%). Từ hành động tự mình làm khó mình của các ngân hàng thương mại cho thấy vai trò đầu tầu dẫn dắt, vai trò nhạc trưởng của ngân hàng nhà nước ngay trong phạm vi hẹp là huy động vốn đã rất kém cỏi.
Ở phạm vi rộng hơn, muốn lột phăng các biện pháp hành chính làm "méo mó" thị trường tài chính hiện nay, để lãi suất có thể thảnh thơi theo quy luật của thị trường thì cần phải có một Nhạc trưởng điều tiết tổng cung và tổng cầu tiền, quản lý và đạo diễn các dòng tiền vào và ra khỏi nền kinh tế.
Nhạc trưởng đó, tất nhiên, phải to về quyền lực, phạm vi điều chỉnh (điều chỉnh cả ngân hàng nhà nước - vì ngân hàng này đang đóng vai trò của con rối hơn là ông chủ và các bộ ngành liên quan khác), phải có cái tầm tư duy quản lý như ông chủ Quỹ tiền tệ Mỹ. Từ tầm mức này, nhạc trưởng mới có thể thò tay sang các lĩnh vực chi tiêu khác (chi tiêu công, đầu tư FDI, đầu tư tư nhân,...) để điều chỉnh nó cho phù hợp khi quyết định để các ngân hàng thoải mái làm nhiệm vụ huy động vốn cho cộng đồng doanh nghiệp có sức mạnh đứng lên sau kì suy thoái. Phải ở tầm mức đó thì mới có các biện pháp khác để trị lại lạm phát chứ như thời gian mấy năm qua, hễ có nguy cơ lạm phát là chúng ta chỉ biết nhăm nhăm vào ngân hàng.
-
01-10-2010, 01:53 AM #5
Silver member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Những bước đi của siêu quyền lực trong thời kỳ khủng hoảng ???
Theo mình thấy, hệ thống tín dụng của Việt Nam hiện nay cũng giống như một chuỗi mắt xích của một dây chuyền. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu có một mắc xích bị loại bỏ ra khỏi chuỗi mắt xích của dây chuyền đó và khi đó thì hệ thống siêu quyền lực này sẽ ra sao ?
Theo các bạn thì đối với Việt Nam có thể xãy ra <span style="font-family: 'Arial'">điều này </span>không ?
-
01-11-2010, 08:07 PM #6
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Những bước đi của siêu quyền lực trong thời kỳ khủng hoảng ???
Sẽ sụp đổ ngay cả khi các mắt xích khác còn tốt. Vì chính sách vĩ mô từ lâu không làm người dân tin tưởng mặc cho chúng ta cứ tự sướng thế nào đi nữa. Bằng chứng là chỉ cần một mắt xích sụp đổ sẽ kéo theo cả hệ thống sụp đổ trong nước, trong khi ở Mỹ và Châu Âu, hàng trăm ngân hàng lớn nhỏ đã sụp đổ nhưng hệ thống ngân hàng của họ vẫn còn đang đủ sức gồng gánh người dân đi qua cơn khủng hoảng toàn cầu.
Bằng chứng về niềm tin ở Việt Nam, Thủ tướng mới phát biểu, chỉ một ngân hàng sụp đổ sẽ kéo theo cả hệ thống, dù phần còn lại vẫn manh khỏe.
-
04-08-2010, 06:06 AM #7
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Những bước đi của siêu quyền lực trong thời kỳ khủng hoảng ???
Gửi bởi jimmyj
-
04-08-2010, 10:25 PM #8
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Những bước đi của siêu quyền lực trong thời kỳ khủng hoảng ???
xin lỗi nghe ?
1. hệ thống ngân hàng VN khác các nước tư bản ỏ điểm nào không ? hệ thống ngân hàng nhà nước hoạt động tương đối độc lập với các ngân hàng khác
2. bây giờ chúng ta không điều chỉnh lãi xuất trần nữa rồi các ngân hàng tự do hoạt động ( khi gặp bất kỳ diễn biến bất lợi NH nhà nước tăng mức ký quỹ lên nhằm bình ổn )
ý kiến langtuchudu1986 có nhiêu đó anh em xem thế nào
Updated:
phải nói là bài viết đó của ngày này năm xưa rồi ? sao không cập upde kến thức nên thế
Các Chủ đề tương tự
-
Độc quyền phân phối xăng dầu ở Petro Vietnam. Nguyên nhân gây nhập siêu năm 2010
Bởi giangnguyen9199 trong diễn đàn Kinh tế ngày nayTrả lời: 4Bài viết cuối: 11-06-2010, 01:28 AM
Dụng cụ người lớn tuyệt nhất dành cho các vợ chồng vào màn dạo đầu Nói một cách đơn giản, như tôi đã nói ở trên, chơi trò chơi tình dục là một cách nhẵn để thêm một số niềm vui và sự phấn khích...
Trò chơi người lớn hay nhất dành cho các cặp đôi vào màn dạo đầu