Tác động của việc gia nhập WTO của Việt Nam đối với môi trường kinh doanh và đầu tư nước ngoàiNghiên cứu đã thực hiện thông qua việc khảo sát, nghiên cứu tình huống và phân tích các số liệu kinh tế và các ví dụ đối với những tác động có thể nhận thấy trong việc Việt Nam gia nhập WTO đối với môi trường kinh doanh và đầu tư nước ngoài. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư tiếp cận thị trường quốc tế, có được vị thế pháp lý bình đẳng trong tranh chấp thương mại, mở cửa khu vực dịch vụ của Việt Nam, đặc biệt lĩnh vực ngân hàng, thương mại bán lẻ, các cam kết về TRIMS, đem lại chế độ đối xử quốc gia cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, gỡ bỏ các yêu cầu xuất khẩu, hàm lượng trong nước, sự minh bạch và thông thoáng...Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Đầu tư năm 2005 đã cải thiện việc gia nhập thị trường và quản trị công ty đối với khu vực tư nhân. Chính phủ cam kết sẵn sàng đối thoại và hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp để tiếp tục cải cách. Các cơ quan Chính phủ cải thiện tính minh bạch và hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp. Các cơ quan Chính phủ đã áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành. Cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc các giám đốc doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nhiều trong điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, chuyển giao công nghệ và nguồn nhân lực.
Môi trường kinh doanh cho các đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cải thiện trên nhiều mặt: Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được bình đẳng về pháp lý như các doanh nghiệp Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao những cơ hội này, cùng với những điểm mạnh của nền kinh tế Việt Nam như mức tăng trưởng kinh tế cao, sự ổn định kinh tế vĩ mô, chính trị và xã hội, lực lượng lao động trẻ có năng lực tiếp thu nhanh và lượng vốn đầu tư nước ngoài được đưa vào Việt Nam ở mức kỷ lục so với các năm qua. Những dự án lớn với công nghệ phức tạp được trải đều trên khắp lãnh thổ Việt Nam từ Bắc, Trung Nam. Khu vực tư nhân trong nước đón nhận sự phát triển tích cực này thông qua sự tăng cao về số lượng các doanh nghiệp mới, tăng đầu tư và mở rộng kinh doanh.

Ở khía cạnh khác các nghiên cứu đã xác nhận một số thách thức nghiêm trọng. Cơ sở hạ tầng phát triển kém (đường cao tốc, cảng biển...), thiếu hụt về năng lượng, thiếu lực lượng lao động được đào tạo và đáp ứng được yêu cầu là những cản trở đối với cộng đồng doanh nghiệp nói chung và đối với việc hấp thụ nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã cam kết. Việc thực hiện những cam kết WTO đã bị chậm (ví dụ việc cấp phép các chi nhánh có 100% vốn nước ngoài đã quá hạn 01/04/2007) hoặc việc tuân thủ hạn chế với cam kết WTO trong lĩnh vực phân phối và thương mại (như Thông tu số 9 của Bộ Thương mại trước đây). Mặc dù có những tiến bộ trong việc thực hiện Bảo vệ Quyền sở hữu Trí tuệ, lĩnh vực này trên thực tế vẫn cần phải có hiệu lực hơn. Còn có nhiều quy định pháp lý rườm rà, không rõ ràng và chồng chéo, đặc biệt trong việc tiếp cận đất đai, giấy phép xây dựng, và các quy định về môi trường. Một số văn bản pháp lý của Chính phủ được ban hành thực thi mà không có sự tham vấn với cộng đồng doanh nghiệp. Một số quy định về đánh thuế và thuế nhập khẩu thường xuyên bị thay đổi bất ngờ; một số quy định những hạn chế trần đối với mức khấu trừ và những hiệu lực từ trước trong những thời kỳ trước khi ban hành quy định.

Có nhiều hy vọng là Chính phủ sẽ tiếp tục những cải cách cải thiện môi trường kinh doanh.

Khuyến nghị đối với việc tiếp tục thực hiện những cam kết của WTO

1. Chính phủ cần tăng cường và thực hiện một cách sâu sắc cải cách về thể chế và cơ cấu, tăng sự minh bạch và thông thoáng, giảm RIA (những tác động do chính sách đem lại) như là một thủ tục bắt buộc đối với cải cách chính sách. Cộng đồng doanh nghiệp hy vọng Chính phủ sẽ tiếp tục cải các lĩnh vực dịch vụ hành chính công, tránh chồng chéo và trùng lặp giữa dịch vụ công với các quy định có tính pháp lý, đặc biệt trong việc tiếp cận đấy đai, giấy phép xây dựng.

2. Chính phủ cần tiếp tục tuân thủ và thực hiện đúng thời hạn các cam kết trong WTO

3. Luật Đầu tư cần được sửa đổi về việc cấp phép đầu tư và các quy định khách để làm thuận lợi và đơn giản hơn việc thực hiện.

4. Việc thực thi vấn đề Bảo vệ Quyền sở hữu Trí tuệ cần phải được tăng cường trong sự hợp tác với các hiệp hội doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

5. Hiệu lực và việc thực thi của hệ thống tư pháp, bảo vệ nhà đầu tư cần được nâng cao.

6. Các quy định về việc thoát khỏi thị trường và phá sản cần được điều chỉnh và thực hiện một cách hiệu quả.

7. Khung khổ pháp lý cho các hiệp hội doanh nghiệp cần được cải thiện; Luật về các Hiệp hội Doanh nghiệp và xã hội dân sự cần được ban hành trong thời gian tới.

8. Đối xử công bằng đối với tất cả các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn kinh tế của nhà nước để đảm bảo cạnh tranh bình đẳng.

9. Các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ cần được phát triển, đặc biệt là trong các khu và trung tâm công nghiệp.

10. Chính phủ cần khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị quốc tế thông qua việc tạo lập khung khổ pháp lý phù hợp và những khuyến khích về kinh tế.

11. Lĩnh vực tài chính, bao gồm cả ngân hàng, thị trường vốn và bảo hiểu cần được tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

12. Phát triển cơ sở hạ tầng cần được đẩy nhanh qua việc mở cho phép sự tham gia của khu vực tư nhân vào khu vực này, áp dụng hình thức BOT, BT và các hình thức phù hợp khác.

13. Phát triển nhanh nguồn cung cấp điện là rất cần thiết và có thể thực hiện bằng việc cho phép tham gia của đầu tư nước ngoài cũng như khu vực tư nhân trong nước trong lĩnh vực này. Hiệu lực của Cơ quan Điều hành Điện cần được cải thiện trong sự hợp tác với hiệp hội doanh nghiệp.

14. Hệ thống giáo dục và đào tạo, từ trường đại học đến đào tạo nghề, cần được cải cách và phát triển trong sự phối hợp chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp để cải thiện tình hình cung cấp nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam và các hình thức đối thoại khác giữa các cơ quan Chính phủ trung ương và địa phương cần được tiếp tục đẩy mạnh để cải thiện hiệu quả. Các cuộc gặp thường xuyên, trao đổi hàng tháng giữa các cơ quan chính phủ ở cấp tỉnh và các công ty liên quan rất hữu ích trong việc giải quyết kịp thời những cản trở và tắc nghẽn mới xuất hiện./. Lê Đăng Doanh, chuyên gia cao cấp; Nguyễn Lê Minh, Bộ Công Thương; Bùi Trung Nghĩa, Phòng TM&CN Việt Nam
anh em ngành ngoại thương tìm hiểu thêm rất bổ ích khi làm KTQT