Trang 2 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 57
  1. #11
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Trung Quốc ???

    Trung Quốc đang dùng thế mạnh của mình để tăng trưởng kinh tế GDP nhằm vươn lên đầu TG ,từ chính trị, kinh tế ,... nên những việc này xảy ra là bình thường với nước TQ nhưng nguy cơ gây ảnh hưởng với toàn cầu và chính TQ là không nhỏ

  2. #12
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Trung Quốc ???

    <span style="font-size: 12px"><span style="color: Red">Dự trử !!! ???
    </span></span>
    Dự trữ ngoại hối của TQ năm 2009 đã lên khoảng 2,4 nghìn tỉ đôla, tăng 453 tỉ trong năm. Con số khủng khiếp nầy — và khả năng dự trữ của quốc gia nầy sẽ tăng thêm với số lượng tương tự trong năm nay — đã trở thành một thực tế tài chính, kinh tế và địa chính trị có tầm quan trọng phi thường. Tầm quan trọng không phải như nhiều người tưởng tượng là Trung quốc sẽ “phá giá” đồng đôla và hạ bệ vai trò đồng tiền quốc tế chính của nó trên thế giới, làm xói mòn sức mạnh kinh tế và uy tín của nước Mỹ. Hai phần ba hay hơn dự trữ của Trung quốc là đồng đôla. Tuy nhiên, việc phá giá đồng đôla, như là một chiến lược kinh tế, sẽ gậy ông đập lưng ông !!!

    Theo giả thuyết, hãy xem điều gì có thể xảy ra. Trung quốc trước tiên sẽ bán các chứng khoán đầu tư bằng đồng đôla của mình. Số nầy bao gồm chừng 800 tỉ đôla trái phiếu và chứng khoán chính phủ Mỹ, cộng với hàng tỉ cổ phiếu và trái phiếu của các công ty Mỹ. Sau khi bán chứng khóan và thu vào đôla, họ sẽ bán đôla trên thị trường ngoại hối để lấy các đồng tiền khác: đồng euro, đồng yên và đồng tiền nào nữa đố ai biết được.

    Việc tống ra đồng đôla với qui mô lớn có thể châm ngòi cho một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Khi mọi người biết được việc bán ra của Trung quốc , các nhà đầu tư Mỹ và các nước khác sẽ nhảy vào cuộc, từ bỏ các chứng khoán đôla và chuyển đổi đồng tiền. Nếu hoảng loạn xảy ra, thị trường sẽ sụt giảm mạnh mẽ. Vốn và tài sản của các ngân hàng và nhà đầu tư sẽ bị hao mòn. Sự trở lại của suy thoái, thậm chí khủng hoảng tòan cầu, sẽ thu hẹp thị trường ngoại hối đối với xuất khẩu của Trung quốc (năm 2009, xuất khẩu của TQ giảm 16 phần trăm). Để bảo vệ việc làm, các nước khác sẽ áp đặt hạn ngạch hay thuế lên hàng nhập khẩu từ Trung quốc.


    Hãy nhìn ra nơi khác để thấy tầm quan trọng của lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ nầy. Đối với những người khởi đầu, họ xác nhận chính sách mậu dịch trọng thương của Trung quốc. Một quốc gia thực hiện chủ nghĩa trọng thương (mercantilism) để cố tăng xuất khẩu sẽ gây hại cho các đối tác thương mại của mình. Trung quốc đã thực hiện điều nầy bằng cách giữ đồng tiền của mình, đồng nhân dân tệ, ở hối suất thấp một cách giả tạo tạo ra lợi thế cạnh tranh cho xuất khẩu của nó trên thị trường thế giới.

    Thặng dư thương mại thu lại lớn khủng khiếp – ngay cả trong năm ngoái, vốn đã sụt giảm phần nào do suy thoái toàn cầu.

    Người ta thường cho rằng Mỹ “mượn tiền” Trung quốc, vì Trung quốc nắm giữ quá nhiều công trái Mỹ. Điều nầy mô tả không chính xác thực tế.

    Khi Trung quốc thu được đồng đôla, nó có thể sử dụng những đồng đôla đó để mua hàng nhập khẩu. Hay nó có thể hạn chế dòng đôla chảy vào bằng cách tăng giá đồng nhân dân tệ, làm cho xuất khẩu của nó đắt hơn và nhập khẩu của nó rẻ đi. Năm 2005, Trung quốc đã bắt đầu tăng giá nhẹ đồng nhân dân tệ so với đồng đôla; vào giữa năm 2008 thì dừng lại.

    Từ đó, đồng nhân dân tệ đã giảm giá so với nhiều đồng tiền, theo báo cáo của nhà kinh tế Nicholas Lardy ở Peterson Institute. Năm 2010, Lardy dự kiến thặng dư thương mại sẽ tăng lên. Như vậy Trung quốc tích lũy đôla là số tiền cần phải được đầu tư. Thặng dư lớn gây ra việc Trung quốc cho chúng ta và các nước khác “vay”, cho dù chúng ta có muốn “nợ” hay không.

    <span style="color: Red">Điều trớ trêu là, ngay cả khi Trung quốc không có thặng dư thương mại, dự trữ ngoại hối của TQ cũng có thể tăng do thu nhập từ dự trữ hiện có. Những dự trữ nầy phục vụ các mục tiêu chiến lược khác của Trung quốc. Được sử dụng đầu tư vào nguyên liệu thô (dầu, thực phẩm, khoáng sản) và các công nghệ quan trọng trên toàn thế giới; hoặc được mua ảnh hưởng chính trị bằng viện trợ hay những khỏan cho vay ưu đãi.
    </span>
    Thực tế, Trung quốc có 2,4 nghìn tỉ đôla dự trữ, khỏan sở hữu nầy lại thúc đẩy mục tiêu kinh tế tạo việc làm của Trung quốc thông qua xuất khẩu và sự bảo hộ đối với việc khan hiếm các hàng hóa thiết yếu.

    Nhưng điều gì tốt cho Trung quốc có lẽ không tốt cho các nước khác, bao gồm cả Mỹ. Nó không đơn giản là sự định hướng lại sức mạnh kinh tế mà vấn đề là sức mạnh đó sẽ được sử dụng như thế nào, một cách có chủ ý hay không có chủ ý, để định hình trật tự kinh tế tòan cầu.
    (nguồn sưu tầm và tổng hợp)

  3. #13
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Trung Quốc ???

    theo bạn thì với những chính sách thế này liệu TQ có vươn lên qua Nhật rồi Mỹ không ?

  4. #14
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Trung Quốc ???

    Trung Quốc: thủ lợi từ luật thương mại quốc tế

    (TBKTSG theo New York Times)

    Cùng với sự gia tăng xuất khẩu ngay cả khi các nền kinh tế chủ chốt khác đang còn nỗ lực hồi phục sau khủng hoảng, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đã khéo léo sử dụng những mâu thuẫn trong luật thương mại quốc tế để thúc đẩy kinh tế và gây bất lợi cho các nước khác, kể cả Mỹ. Chiến lược hai mặt

    Tìm cách duy trì sự thống trị trong lĩnh vực xuất khẩu, Trung Quốc đã thực hiện một nỗ lực hai mặt: vừa chống chủ nghĩa bảo hộ ở các đối tác thương mại, vừa kìm giá đồng tiền (đồng nhân dân tệ) dưới mức giá trị thực.Trung Quốc đang quyết liệt bảo vệ chính sách kinh tế của mình. Hôm Chủ nhật (14-3), Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã chỉ trích áp lực quốc tế đối với Trung Quốc, đòi để cho đồng tiền của nước này tăng giá, và gọi đó là “vô trách nhiệm”. Ông ta nói rằng đồng nhân dân tệ sẽ được giữ “về cơ bản là ổn định”.

    Để tối đa hóa lợi thế, Bắc Kinh đang khai thác sự khác nhau cơ bản giữa hai cơ quan quốc tế chủ chốt là Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). WTO áp đặt các hình phạt nghiêm khắc, có tính bắt buộc, đối với các quốc gia cản trở thương mại, còn IMF hoạt động như một cơ quan giám sát chính sách kinh tế toàn cầu nhưng lại không có chút quyền lực nào đối với các nước như Trung Quốc vì các nước này không vay mượn tiền của IMF.

    Năm ngoái, thặng dư thương mại của Trung Quốc trong buôn bán với phần còn lại của thế giới đạt 198 tỉ đô la Mỹ, xuất khẩu sang Mỹ nhiều hơn bốn lần so với nhập khẩu từ Mỹ. Tuy vậy trong 12 tháng qua, Trung Quốc đã khởi kiện lên tòa án thương mại WTO ở Geneva nhiều vụ kiện hơn bất kỳ nước nào khác.

    Theo ba chuyên gia có kiến thức sâu về hành động của Trung Quốc, nước này đã ra sức ngăn cản việc phát hành một loạt báo cáo của IMF từ năm 2007 đến nay; trong đó ghi lại những cách thức mà Trung Quốc sử dụng để hạ giá đồng nhân dân tệ một cách cơ bản.

    Trung Quốc đã mua đô la Mỹ và các ngoại tệ khác, trị giá vài trăm tỉ đô la Mỹ mỗi năm bằng cách bán ra nhiều nhân dân tệ, làm cho giá trị của đồng tiền này giảm mạnh. Chính sách can thiệp đó đã giúp xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 2-2010 tăng 46% so với cùng kỳ năm trước.

    Khi đồng tiền của một nước nào đó được định giá thấp hơn giá trị thực thì hàng xuất khẩu của nước ấy trở nên rẻ hơn trên thị trường nước ngoài trong khi hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ. Điều này làm cho thặng dư thương mại tăng, tỷ lệ thất nghiệp của nước đó giảm nhưng đồng thời làm tăng tình trạng thất nghiệp ở các đối tác thương mại. Như vậy, suy cho cùng, kìm giá đồng tiền là biện pháp bảo hộ thương mại hiệu quả nhất.

    Bất cập của luật lệ thương mại quốc tế

    Sự sụp đổ của thương mại thế giới trong thập niên 1930 tập trung ở hai tai họa có liên quan mật thiết với nhau: chủ nghĩa bảo hộ và sự phá giá đồng tiền để làm nghèo nước khác (beggar-thy-neighbour currency devaluations). Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, các nhà lãnh đạo thế giới đã lập ra hai định chế, WTO và IMF, để giảm thiểu nguy cơ của một cuộc đại suy thoái khác. Trong một thời gian dài, WTO (và tiền thân của nó là GATT) chỉ có các ủy ban trọng tài yếu ớt mà phán quyết của chúng dễ dàng bị các nước “bị cáo” ngăn cản. Nhưng từ năm 1995 WTO đã xây dựng những tòa án thương mại hùng mạnh có khả năng áp đặt những vụ cấm vận trị giá hàng tỉ đô la Mỹ.
    IMF thì không có quyền lực như vậy. Cơ quan này yêu cầu các nước thành viên công bố những tài liệu và thông tin - trừ thông tin về biến động thị trường, theo những kỳ hạn nhất định. Nhưng theo luật, một nước thành viên có quyền quyết định công bố hay giữ lại những báo cáo nào đó.

    Nhiều nhà kinh tế học hàn lâm nổi tiếng đã thấy sự mâu thuẫn cơ bản trong hệ thống giám sát thương mại và tiền tệ toàn cầu. Giáo sư Jagdish Bhagwati thuộc Đại học Columbia nói: “Nhiều người trong chúng ta muốn thấy các cam kết theo kiểu WTO - không tuân thủ sẽ bị trừng phạt - được áp dụng ở các cơ quan quốc tế khác như IMF”. Tuy nhiên đó cũng chỉ là ước vọng.

    Trung Quốc gia nhập WTO vào cuối năm 2001 và trong bảy năm đầu tiên tham gia tổ chức này Bắc Kinh chỉ khởi kiện 3 vụ. Nhưng trong thời gian gần đây Trung Quốc khá hăng hái trong việc kiện tụng các nước khác, năm ngoái WTO thụ lý 15 vụ kiện thương mại thì trong đó có đến 4 vụ Trung Quốc đứng đơn kiện, gồm 2 vụ kiện Mỹ liên quan tới lốp (vỏ) xe và thịt gia cầm, 2 vụ kiện Liên minh châu Âu về đai buộc thép và gia cầm.

    Ở IMF, Trung Quốc đã cho phép cơ quan này công bố báo cáo của mình cho đến giữa năm 2007 - thời điểm mà ban điều hành quỹ này quyết định rằng các bản báo cáo phải quan tâm nhiều hơn tới chính sách tiền tệ. Từ đó Bắc Kinh lặng lẽ ngăn cản việc công bố các báo cáo về chính sách của họ mà không đưa ra lý do cụ thể nào.

    Một nhân vật đã xem xét các báo cáo gần nhất mùa hè vừa qua tiết lộ rằng, các chuyên gia IMF đã kết luận rằng đồng nhân dân tệ “bị định giá thấp hơn giá trị thực”. Theo IMF, một đồng tiền bị coi là “định giá thấp hơn giá trị thực” khi giá trị của nó thấp hơn 20% so với giá thị trường.

    Tình huống khó xử của Mỹ

    Thứ Năm tuần trước, Tổng thống Mỹ Obama đã kêu gọi Trung Quốc đưa ra “một tỷ giá hối đoái hướng tới thị trường hơn”. Nhưng phản ứng đầy thách thức sau đó của Trung Quốc đã đẩy Chính phủ Mỹ vào một tình thế khó xử. Nếu Bắc Kinh tiếp tục duy trì chính sách kìm giá đồng nhân dân tệ, thặng dư thương mại sẽ tiếp tục nghiêng về phía Trung Quốc và kinh tế Mỹ sẽ khó mà phục hồi nổi, tình trạng thất nghiệp - hiện ở mức hai con số - sẽ khó mà cải thiện được. Còn nếu Trung Quốc bị phát hiện là thao túng đồng tiền, Chính phủ Mỹ bị buộc phải có hành động thích hợp và đây có thể là một thách thức kinh tế và chính trị nghiêm trọng.

    Trung Quốc hiện là người mua nhiều nhất trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ vào lúc Mỹ bị thâm hụt ngân sách kỷ lục và cần Trung Quốc tiếp tục mua trái phiếu để tài trợ các khoản vay của Mỹ. Nhưng Bộ Tài chính Mỹ cũng đang đối mặt với thời hạn cuối cùng là vào ngày 15-4 sắp tới bộ này phải quyết định xem có nên nêu tên Trung Quốc như là nước thao túng tỷ giá đồng bạc hay không. Nếu Trung Quốc bị coi là thao túng đồng tiền, điều đó có thể sẽ khuyến khích các thành viên Quốc hội Mỹ - hiện thảo luận có nên ngăn cản hàng xuất khẩu của Trung Quốc tràn vào Mỹ hay không. Nếu Quốc hội Mỹ ban hành luật hạn chế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, chắc chắn Bắc Kinh sẽ chỉ trích sự trả đũa đó là chủ nghĩa bảo hộ, làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa hai nước.Trung Quốc đã bắt đầu mô tả sự can thiệp vào tỷ giá như là một biện pháp kích cầu. Nhưng không giống như các khoản chi tiêu kích cầu của chính phủ ở Mỹ và các nước khác, sự can thiệp vào tỷ giá đồng tiền không làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ toàn cầu mà chuyển dịch nhu cầu đó từ các nước khác về Trung Quốc.

    Chỉ dấu chính cho thấy sự can thiệp của một nước vào thị trường tiền tệ là mức độ dự trữ ngoại tệ. Từ tháng 7-2008, Trung Quốc đã chặn đứng đà tăng giá dần dần của đồng nhân dân tệ so với đô la Mỹ và “neo” đồng tiền vào đồng đô la Mỹ đang suy yếu do khủng hoảng tài chính. Từ 30-6-2008 đến 31-12-2009, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tăng thêm 590 tỉ đô la Mỹ. Chỉ một phần nhỏ của sự gia tăng này phản ánh lãi suất trái phiếu, sự tăng giá chứng khoán và sự dao động tiền tệ.

    Chưa biết vào tháng 4 tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ nói gì về tình trạng này.





  5. #15
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Trung Quốc ???

    datphuongnam ơi ????? bạn nói thặng dư thương mại của TQ lớn chưa đúng hoàn toàn đâu ? theo langtuchudu1986 năm 2009 TQ nhập siêu nhiều lằm đó , họ chỉ lo SX & XK thôi nên người tiêu dùng trong nước họ lại thờ ơ với hàng trong nước nên chính sách của TQ đã có sự thay đổi SX ra phải tiêu thụ trong nước đầu tiên sau đó mới XK ( giảm nhập siêu đó ) heheheh

  6. #16
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Trung Quốc ???




    Trích dẫn Gửi bởi langtuchudu1986
    datphuongnam ơi ????? bạn nói thặng dư thương mại của TQ lớn chưa đúng hoàn toàn đâu ? theo langtuchudu1986 năm 2009 TQ nhập siêu nhiều lằm đó , họ chỉ lo SX & XK thôi nên người tiêu dùng trong nước họ lại thờ ơ với hàng trong nước nên chính sách của TQ đã có sự thay đổi SX ra phải tiêu thụ trong nước đầu tiên sau đó mới XK ( giảm nhập siêu đó ) heheheh
    Năm 2008

    Theo số liệu công bố của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, thặng dư thương mại năm 2008 của nước này đạt mức cao kỷ lục hơn 290 tỷ USD cho dù có sự sụt giảm toàn cầu trong nửa cuối năm do tác động của khủng hoảng tài chính quốc tế. Số liệu này cao hơn 10 tỷ USD so với ước tính thặng dư thương mại năm 2008 do Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) – cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của chính phủ Trung Quốc công bố.

    Năm 2009

    Theo số liệu do Tổng cục hải quan Trung Quốc công bố ngày 14/10/2009, thặng dư thương mại của nước này trong 9 tháng đầu năm đạt 135,5 tỷ USD và đến tháng 10/2009 là 159,23 tỉ đô la.

    Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc lần đầu tiên vượt ngưỡng 2.000 tỷ USD vào cuối tháng 6/2009.

    Đến cuối tháng 9/2009, dự trữ ngoại tệ của TQ đạt mức kỷ lục mới với 2.270 tỷ USD, tăng hơn 19% so với cùng kỳ năm 2008 và đến cuối năm 2009, số dự trữ ngoại tệ của anh chàng Tàu đã lên 2.400 tỷ USD.




  7. #17
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Trung Quốc ???




    Trích dẫn Gửi bởi langtuchudu1986
    datphuongnam ơi ????? bạn nói thặng dư thương mại của TQ lớn chưa đúng hoàn toàn đâu ? theo langtuchudu1986 năm 2009 TQ nhập siêu nhiều lằm đó , họ chỉ lo SX & XK thôi nên người tiêu dùng trong nước họ lại thờ ơ với hàng trong nước nên chính sách của TQ đã có sự thay đổi SX ra phải tiêu thụ trong nước đầu tiên sau đó mới XK ( giảm nhập siêu đó ) heheheh
    Nhập siêu nhiều ? Thật khó hiểu !

    Mình nghĩ, trong vấn đề này, chú Cuội còn biết là thặng dư nữa là.

  8. #18
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Trung Quốc ???

    heheheh ) coi số liệu thôi àh? xin lỗi nghe những số liệu đó chỉ nên thao khảo ? bạn hãy xem kim ngạch xuất nhập khẩu của họ xem ????????????? langtuchudu1986 chỉ nói thế thôi cán cân thương mại cua họ trong năm 2009 như thế nào ? số liệu bạn cho lấy ỏ đâu thế ?

  9. #19
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Trung Quốc ???

    hình như mod vừa xóa bài của mình.
    chỉ muốn mod đưa bài này nên ưu tiên thôi mà.

  10. #20
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Trung Quốc ???




    Trích dẫn Gửi bởi sonca88
    muốn langtuchudu1986 nói thì ít nhất cũng phải có một kiến thức tốt về kinh tế để nói thì langtuchudu mới nói chuyện với người đó .những đề tài đưa lên nếu ai nói hay dc thì mới nói chuyện còn không pic cho vui mà thôi (^^)
    Mấy lần vào thấy bạn langtuchudu có rất nhiều các bài gửi nhưng không hiểu sao rất ít người THANKS,mình thấy bạn ko phải người spam vì thế thấy hơi lạ.Bây giờ đọc những dòng này có lẽ mình đã hiểu phần nào.Xin lỗi nhé,mình cảm thấy hình như nhiều người trong VNECON ko có thiện cảm lắm với bạn hay sao ý.Nếu như bạn nhận được một tin nhắn như thế này chắc bạn sẽ cảm thấy như những gì SONCA đang cảm thấy như bây giờ.Mình biết bạn là người cũng có sự hiểu biết,tuy nhiên trong 1 cộng đồng lớn như thế này,2 chữ khiêm tốn chắc ko thừa chút nào.Bạn ko nên lấy cái sự khó chịu của người khác mà làm tự đắc,có lẽ người bất lợi là bạn thôi vì sẽ chẳng ai muốn nói chuyện cả.

    Biết rằng đây là một cộng đồng ảo,chắc sẽ ko ảnh hưởng nhiều đến bạn.Tuy nhiên,mình tin chắc trong cuộc sống ít nhiều bạn sẽ gặp phải sự khó chịu từ một người nào đó.Bạn nghĩ sao nếu mình tin chắc là như vậy.Nó thể hiện bản tính tự cao tự đại của 1 người đấy.

    Và một điều cuối cùng xin nói với bạn đó là.Mình sẵn sàng kết bạn và học hỏi từ bất kì một người nào.Và cả với bạn nữa.Mình chỉ là 1 sinh viên năm2,chắc chắn hiểu biết cũng chỉ bằng 1 góc của bạn và của đa số mọi người ở đây.Nên mình nghĩ rằng diễn đàn này thực sự rất có ích cho mình.Một vài ý kiến hi vọng bạn sẽ quan tâm,chào bạn!

 

 
Trang 2 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối

Các Chủ đề tương tự

  1. G20: Trung Quốc “chia sẻ” kế hoạch cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu
    Bởi phukiensamsung trong diễn đàn Kinh tế ngày nay
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 11-13-2010, 07:20 AM
  2. Ngân hàng trung ương Thái Lan nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế
    Bởi Minhpham.vcu trong diễn đàn Kinh tế ngày nay
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 07-26-2010, 02:09 AM
  3. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 11,9% trong quý 1
    Bởi nhatlinhit88 trong diễn đàn Kinh tế ngày nay
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 04-18-2010, 07:05 AM
  4. Các chuyên gia lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
    Bởi hoaian trong diễn đàn Kinh tế ngày nay
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 03-14-2010, 07:00 AM
  5. Kinh Tế Trung Quốc Phục Hồi Tăng Tốc
    Bởi kevinvu1987 trong diễn đàn Kinh tế ngày nay
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 11-17-2009, 09:00 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •