Nguy cơ giảm phát.
Các nước giàu phải hành động để ngăn chặn giá hàng hóa rớt thêm nữa. Nhưng điều này sẽ gây ra vấn đề đối với các nền kinh tế mới nổi khác.
( 3rd, tháng Sáu, 2010, economist.com)
Bạn có nên lo lắng về tình trạng giảm phát hay lạm phát không? Một vài câu hỏi gây đau đầu cho các nhà đầu tư và các nhà chính sách., chưa kể là dường như quá mơ hồ. Thị trường tài chính đang cung cấp những tín hiệu hỗn loạn. Việc suy giảm của tỉ suất sinh lợi của trái phiếu chính phủ Mỹ cho thấy rằng nhiều nhà đầu tư
đang lo lắng về sự đình truệ của nền kinh tế và giảm phát; nhưng giá vàng tăng cao cũng chỉ ra rằng hiện đang có nhiều nỗi sợ hãi về nguy cơ lạm phát phi mã.
Các nhà kinh tế cũng có quan điểm khác nhau về nguy cơ lớn hơn đang nằm ở đâu, phụ thuộc vào từng nước và khoảng thời gian xem xét. Trong cuộc hội thảo của diễn đàn “new online forum” quy tụ hơn 50 nhà kinh tế hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới mà tạp chí Economist phát động tuần này, giảm phát đựoc xem như là nguy cơ ngắn hạn đáng quan tâm hơn ở các nền kinh tế lớn và giàu có, nhưng ngược lại, lạm phát lại là nguy cơ tức thì ở nhiều nước mới nổi và tiềm ẩn sẽ là mối nguy dài hạn cho các nước giàu có.
Điều này có vẻ là một sự đánh giá khá công bằng. Ở Hoa Kì, khu vực đồng euro và Nhật, nguy cơ giảm phát hoặc là rất khả năng xảy ra hoặc đang là một thực tế đầy khó khăn, mặc dù ngân hàng trung ương các quốc gia này đã áp dụng mức lãi suât gần bằng 0 và thực thi nhiều nỗ lực khác. Trong năm nay tính đến tháng Tư, giá tiêu dùng chỉ tăng nhỏ giot 0.9% ở Mỹ, mức tăng chậm nhất trong vào 4 thập kỉ qua. Ở châu Âu mức tăng chỉ là 0.7%. Và ở Nhật, nơi đang chống sự rớt giá của chỉ số tiêu dùng hơn một thập kỉ qua với mức giảm -1.5%.
Không có nhiều lí do để mong đợi một sự phục hồi tức thời.Các phưong tiện tiền tệ và sự phát tiển tín dụng đã bị đình trệ thậm chí là co lại ở cả 3 khu vực. Thất nghiệp ở mức cao và có quá nhiều khoảng cách lớn về sản xuất thực tế và tiềm năng của các nền kinh tế. Hơn nữa, khu vực đồng Euro, các kế hoạch cắt giảm chi tiêu sẽ làm suy yếu hơn nhu cầu quốc nội. Nhưng thật may mắn, dường như điều này không phải một sự suy giảm giá cả rộng lớn, ít nhất là bởi vì những người dân bình thường vẫn mong chờ giá cả tiêu dùng sẽ tăng một cách khiêm tốn và chính những sự mong đợi này trong tưong lai sẽ giúp ổn định giá cả. Nhưng những tín hiệu trong ngắn hạn rõ ràng đang chỉ ra sự suy giảm giá cả.
Với những nguy cơ này.Tình trạng giảm phát, nếu nó trở nên rõ ràng hơn nữa, thì sẽ nguy hiểm hơn lạm phát nhiều. Bởi vì khi hàng hóa rớt giá, ngừoi tiêu dùng sẽ tạm thời trì hoãn việc chi dùng của họ để chờ đợi giá giảm thêm nữa, điều này sẽ đẩy nền kinh tế tới một chu kì nguy hiểm của việc chi tiêu yếu ớt và giá cả suy giảm. Ở các nền kinh tế đang gánh nặng nợ, việc rớt giá sẽ làm gia tăng nợ cho quốc gia.
Thật tế, đối phó giảm phát cũng khó khăn hơn lạm phát. Hơn hai thập kỉ vừa qua, các ngân hàng trung ương đã đạt nhiều kinh nghiệm trong việc chống lại lạm phát.Việc bất lực hiện tại của Nhật nhằm ngăn ngừa giảm phát cho thấy rằng nhiệm vụ chống giảm phát ( nguợc lại so vơi lạm phát) chưa đựoc nghiên cứu đầy đủ. Mặc dù sư thật rằng các chính phủ đang gánh nặng nợ có thể nỗ lực để giảm nợ với mức lạm phát cao hơn, nhưng chỉ có một vài dấu hiệu cho thấy việc hỗ trợ từ chính phủ chống lại tình trạng giảm phát thật sự đáng lo ngại.
Tựu chung lại, ba ngân hang trung ương lớn của thế giơi- Mỹ, khu vực đông euro và Nhât – nên quan tâm nhiều nhất đến giảm phát. Mức độ thắt chặt chi tiêu ngân sách sẽ khiến chính sach lãi suất của các ngân hàng này có tiếp tuc giữ ở mức thâp trong một vài năm nữa. Nhưng điều này sẽ gây ra nhiều vấn đề ở khắp nơi. Đó là lãi suất gân bằng 0 ở các nền kinh tế lớn sẽ tạo ra một cơn lũ tiền tệ khắp nơi khi mọi người mong muốn đầu tư vào các lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao hơn, điều này sẽ gây khó khăn hơn cho các nền kinh tế khỏe mạnh hơn giữ cho nền kinh tế của họ ổn định.
Giúp chỗ này, gây hại chỗ khác
Bài báo cũng chỉ ra các nền kinh tế mới nổi sẽ đối măt với một vấn đề nghiêm trọng nhất. Nhiều quốc gia đã và đang phát triển quá nóng, với giá cả tăng cao và nguy cơ bong bóng tài sản ngày càng cao. Nhiều quốc gia lại có những chính sách tiền tệ thả lỏng không phù hợp. Lãi suất thực đang ở mức âm ở 2/3 trong số 25 nền kinh tế mới nổi ( theo dữ liệu của Economist). Dường như các quốc gia này chưa có dự đoán đựoc sự tăng nhanh của lạm phát của một vững chắc và vì vậy giá cả có thê tiếp tục leo thang một cách nhanh chóng.
Một chính sách tiền tê thắt chặt hơn là một yêu cầu chính đáng. Các ngân hàng trung ương ở Brazil, Malaysia và nhiều nơi khác đã bắt đầu. Nhưng nền kinh tế mới nổi lớn nhất là Trung quốc, lại đang cố định tỉ giá tiền tệ của họ đối với đồng đôla Mỹ, điều này sẽ giới hạn khả năng tăng lãi suất. Nhưng thậm chí dù có chính sách tỉ giá uyển chuyển hơn thì vẫn còn nỗi lo âu rằng mức lãi suất cao hơn sẽ khiến cho giá tri đồng tiền của các quốc giá này tăng cao.
Thật sự, đồng tiền mạnh hơn ở các nền kinh tế mới nôi là một bộ phận cần thiết của cái gọi là “ tái cân bằng” nền kinh tế tòan cầu, cái mà sẽ giúp các nền kinh tế lớn thóat khỏi áp lực giảm phát. Chính sách tài chính thắt chặt hơn ở các nền kinh tế mới nổi sẽ giúp hạ nhiệt áp lực giá cả. Việc kiểm soát tài chinh như vậy nên là một phần trong chính sách phòng thủ của các quốc gia này, cũng là đê chống lại nguy cơ đối măt với một cơn lũ ngoại tệ bất ngờ.
Tuy nhiên, lịch sử chỉ ra rằng, không có các phuơng pháp nào là thuốc bách bệnh. Trong khi chính sách tiền tệ đang nới lỏng hơn ở các nước giàu có , thì các nước mới nổi lại dành ưu tiên quan tâm về vấn đề cho vay quá mức và bong bóng tài sản. Cái giá phải trả của việc tránh giảm phát hiên nay ở các nước giàu có thể là một sư sụp đổ ở các nước mới nổi vào ngày mai.

Source: http://www.economist.com/opinion/displaystory.cfm?story_id=16274363