Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Trung Quốc: “Em có bắt bọn DNNN cống nạp công nghệ bao giờ đâu ạ!!!”

    :-&Trung Quốc: “Em có bắt bọn DNNN cống nạp công nghệ bao giờ đâu ạ!!!”

    Vào hôm thứ 5 vừa rồi, chính quyền Bắc Kinh đã chối bỏ các cáo buộc của Hoa Kỳ rằng Trung Quốc bắt ép các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn ở Trung Quốc (DNNN) phải chuyển giao công nghệ của mình cho các đối thủ cạnh tranh trụ sở tại Trung Quốc – đây được xem là thứ đánh đổi cho việc Trung Quốc cấp phép cho các DNNN thâm nhập thị trường khổng lồ của Trung Quốc. Theo các quan chức Trung Quốc thì chính sách của nước này “phù hợp với luật lệ toàn cầu”.

    Một quan chức của Bộ Thương mại Trung Quốc – người từ chối nêu tên – trả lời phỏng vấn AFP: “Các quốc gia trên thế giới đã và đang sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau để thúc đẩy đổi mới trong lĩnh vực công nghệ. Các chính sách mà Trung Quốc sử dụng hoàn toàn phù hợp với luật lệ tương ứng của WTO.”

    Bình luận trên của Trung Quốc được xem như lời đáp trả cho báo cáo của Phòng Thương mại Hoa Kỳ (công bố tuần này) trong đó cáo buộc Trung Quốc đã “lạm dụng sự hấp dẫn của thị trường khổng lồ của mình nhằm ép buộc các công ty nước ngoài phải “cống nạp” các công nghệ tối tân nhất của mình cho các đối thủ cạnh tranh người Trung Quốc. Đây là một kế hoạch hết sức chi tiết nhằm ăn cắp công nghệ trên phạm vi toàn cầu và có quy mô lớn chưa từng thấy.”

    Báo cáo này của Phòng Thương mại Hoa Kỳ là động thái mới nhất của “một rừng” các khiếu nại, tố cáo, phàn nàn của các doanh nghiệp và Chính phủ nước ngoài về các chính sách được cho là “không công bằng” và các giới hạn hoạt động trong các thị trường của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.

    Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Ron Kirk cũng chính thức nhảy vào cuộc “đấu khẩu” trên hôm thứ 4 khi hưởng ứng các kêu ca phàn nàn của Phòng thương mại nước này – cho biết chính quyền Washington sẽ tiếp tục thúc ép chính quyền Bắc Kinh về vấn đề này.

    Trả lời phỏng vấn các phóng viên ở Washington ông Kirk cho biết “Đây là một trong số những vấn đề được ưu tiên hàng đầu và chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán với Trung Quốc nhằm đạt được giải pháp cuối cùng.”

    Theo các thông tin từ Washington thì “tại các cuộc hội đàm cấp cao Mỹ - Trung hồi tháng 5, Trung Quốc đã cam kết rằng các chính sách đổi mới và canh tân của mình sẽ không phân biệt đối xử với các DNNN, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của DNNN cũng như đảm bảo rằng các thị luôn phải công khai và minh bạch.

    Theo ông Demetrios Marantis (phó của ông Kirk) thì chính quyền Bắc Kinh cũng đồng thời cam kết sẽ để cho doanh nghiệp tự thỏa thuận và xử lý các vấn đề điều khoản và điều kiện khi chuyển giao công nghệ, các quá trình sản xuất và các thông tin liên quan đến quyền sở hữu.

    Vào năm 2006, Trung Quốc đã phát động chiến dịch “đổi mới dựa vào nội lực” – từ đó chính thức khuyến khích lĩnh vực công nghệ nội địa phát triển từ đó giảm bớt sự phụ thuộc của nước này vào bí quyết công nghệ của nước ngoài.

    Quan chức giấu tên nói trên của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nỗ lực thúc đẩy đổi mới công nghệ dựa vào nội lực của Trung Quốc không hề phân biệt đối xử với các doanh nghiệp nước ngoài và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là “nhân tố then chốt để có thể khuyến khích đổi mới nhờ vào nội lực”. Ông này nói: “Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy hơn nữa việc thực hiện bảo hộ quyền sở hũu trí tuệ. Các đối tượng được bảo vệ bao gồm cả các doanh nghiệp nước ngoài. Lý do đơn giản chỉ là chúng tôi muốn thúc đẩy đổi mới dựa vào nội lực.”

    Căng thẳng gia tăng hồi cuối năm ngoái sau khi chính quyền Bắc Kinh ban hành các luật lệ mới nhằm phục vụ cho chiến dịch “Đổi mới dựa vào nội lực” của mình. Các luật lệ này được hầu hết giới doanh nghiệp nước ngoài xem như các biện pháp nhằm “đuổi cổ các doanh nghiệp nước khác ra khỏi thị trường vật tư béo bở trị giá nhiều tỷ USD của Trung Quốc.”

    Cũng theo báo cáo của Phòng Thương mại Hoa Kỳ đã dấy lên các quan ngại về tác động của chiến dịch này của Trung Quốc đến các luật lệ về mã hóa an ninh, các luật lệ về nhãn hiệu nội địa cũng như các chính sách thiên vị các công ty trong nước.

    Vào hôm thứ 4, một quan chức trong ngành đường sắt Trung Quốc đã bác bỏ các đồn đoán rằng nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào quá trình xây dựng tuyến đường sắt cao tốc cho Trung Quốc đã bị bắt ép phải “cống nộp” công nghệ của mình để đổi lấy “giấy thông hành” vào thị trường Trung Quốc.

    Theo ông He Huawu – kỹ sư trưởng của Bộ Đường sắt Trung Quốc thì các đoàn tàu cao tốc của Trung Quốc được xây dựng dựa trên các công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Tuy nhiên Trung Quốc cũng đã có nhiều cải tiến đối với công nghệ đường sắt cao tốc nhằm làm cho tàu cao tốc chạy nhanh hơn: “Chúng tôi đã có những cải tiến đáng kể dựa trên nền tảng sẵn có và nâng tốc độ lên 350 km/h (trước đây chỉ có 200 km/h)





    (CHINA’S HIGH-SPEED TRAIN AND THE BULLET-TRAIN PROJECT PRESENTED TO OUR NATIONAL ASSEMBLY BEAR STRONG SIMILARITIES ???)







    http://www.channelnewsasia.com/stories/afp_asiapacific_business/view/1072172/1/.html

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Trung Quốc: “Em có bắt bọn DNNN cống nạp công nghệ bao giờ đâu ạ!!!”

    bọn Tàu lắm trò thật...nhưng cũng nể :|

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Trung Quốc: “Em có bắt bọn DNNN cống nạp công nghệ bao giờ đâu ạ!!!”

    Đúng là lắm trò quá đi thôi

 

 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trung Quốc: Lợi nhuận 11 tháng đầu năm của DNNN tăng 43,1%
    Bởi viponline trong diễn đàn Kinh tế ngày nay
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 12-22-2010, 07:18 AM
  2. DNNN, một cơ thể không có sức đề kháng ?
    Bởi adviser trong diễn đàn Kinh tế ngày nay
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 11-19-2010, 04:13 PM
  3. DNTN và DNNN
    Bởi linhtitnb trong diễn đàn Chiến lược kinh doanh
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 10-14-2009, 04:55 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •