Tăng trưởng xuất khẩu của Thái Lan chậm lại (cho mày chit)

Kim ngạch xuất khẩu tháng 7 của Thái Lan tăng với tốc độ chậm hơn dự kiến do nhu cầu đối với các loại đồ điện tử và gạo của Thái giảm nhẹ trong bối cảnh xuất hiện những dấu hiệu cho thấy tăng trưởng toàn cầu đang có dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Tại tỉnh Nonthaburi – thuộc ngoại ô Băng-cốc, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Porntiva Nakasai cho hay kim ngạch xuất khẩu tháng 7 của nước này tăng đến 20,6% so với cùng kỳ năm trước lên mức 15,57 tỷ USD. Trước đó, theo ước tính trung bình của 8 kinh tế gia (trong một cuộc điều tra của Bloomberg) thì tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu của Thái là 37,1%.

Thái Lan và Singapore là 2 quốc gia có tăng trưởng xuất khẩu tháng 7 thấp hơn tháng 6 trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu suy yếu. Trước đó, việc các đơn hàng ở nước ngoài tăng cao đã giúp nền kinh tế Thái Lan chống chọi lại thực trạng nhu cầu nội địa suy yếu và lĩnh vực du lịch của nước này bị suy giảm nghiêm trọng khi Thái Lan lâm vào tình trạng bất ổn và bạo loạn chính trị chết chóc hồi tháng 4 và 5.

Ông Thanomsri Fongarunrung – kinh tế gia thuộc công ty chứng khoán Phatra Securities Pcl tại Băng-cốc cho biết trước khi báo cáo trên được công bố: “Kim ngạch xuất khẩu đã bắt đầu phản ánh được nhu cầu thực sau khi quá trình tái dự trữ hàng tồn kho được hoàn tất trong nửa đầu của năm 2010. Chúng tôi cảm thấy quan ngại về việc ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tăng trưởng thấp hơn dự kiến trong quý 4.”

Chính phủ các quốc gia châu Âu đang thực hiện các chương trình thắt chặt nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách trong khi nhiều hộ gia đình ở một số nền kinh tế lớn đang hạn chế chi tiêu. Điều này đã làm mờ đi khiến cho triển vọng của tiến trình hồi phục kinh tế toàn cầu vốn có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu của các quốc gia châu Á.

Sự lên giá của đồng Bạt Thái

Trong tháng này, giá trị đồng Bạt Thái đã tăng đến 2,2% - khiến cho đồng Bạt Thái là đồng tiền lên giá mạnh nhất trong số 10 đồng tiền được giao dịch nhiều nhất châu Á – ngoại trừ đồng Yên của Nhật Bản.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan – bà Tarisa Watanagase cho biết “mình không lo lắng lắm về vấn đề đồng Bạt Thái lên giá sẽ tác động xấu đến xuất khẩu bởi lẽ đồng tiền của Thái Lan luôn biến động phù hợp với tốc độ biến động của các đồng tiền khác của châu Á.” (THẬT KHÔNG, VND THÌ SAO???)

Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Porntiva Nakasai cho biết “việc đồng Bạt Thái lên giá là một rủi ro đối với doanh số bán hàng ra nước ngoài của Thái Lan. Các nhà xuất khẩu đều lo ngại rằng đồng Bạt Thái có thể lên giá tới mức 30 đồng Bạt Thái đổi được 1 USD. Ngân hàng Trung ương Thái phải chú ý “chăm sóc” đồng Bạt Thái và cố gắng ổn định đồng tiền.”

Vào hôm 14 tháng 7, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã nâng lãi suất cơ ản lên 1,5%. Đây cũng là lần tăng lãi suất đầu tiên trong vòng 2 năm sau khi các cuộc biểu tình phản đối chính trị ở Thái kết thúc hồi tháng 5 mà không làm lệch đường đi của nền kinh tế Thái. Các nhà hoạch định chính sách sẽ có cuộc họp tuần tới nhằm quyết định xem có nên tăng lãi suất cơ thêm nữa không.

Trong khi đó kim ngạch nhập khẩu tháng 7 của Thái Lan tăng 36,1% - đánh dấu tháng thứ 8 tăng liên tiếp của kim ngạch nhập khẩu trong bối cảnh công cuộc phục hồi kinh tế làm nhu cầu đối với các loại nguyên liệu thô và hàng hóa tiêu dùng tăng cao. Điều này khiến tháng 7 Thái Lan đã phải gánh chịu mức thâm hụt thương mại 940 triệu USD – giảm mạnh so với mức thặng dư 2,32 tỷ USD hồi tháng 6.

Tháng trước Bộ Thương mại Thái Lan đã nâng mức tăng trưởng mục tiêu của xuất khẩu nước này lên mức không quá 20% sau khi chứng kiến kim ngạch xuất khẩu tháng 6 tăng kỷ lục 46% lên mức 18,04 tỷ USD.














<span style="text-decoration: underline">http://www.bloomberg.com/news/2010-...g-global-economy-curbs-electronics-sales.html</span>