-Hiện nay, làn sóng doanh nhân người Việt ở nước ngoài về Việt Nam lập nghiệp đang có tiến triển với sự đầu tư về mở công ty, quán ăn hay làm phim và đa số là việt kiều Mỹ."

-"Sự trở về của các Việt kiều tại Mỹ xảy ra trong bối cảnh Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục nới lỏng việc kiểm soát kinh tế trong nỗ lực nâng cao chất lượng sống tại đây"
"
Điểm thu hút nhất ở Việt Nam chính là cảm giác như ở nhà. Nhưng những doanh nhân cũng bị hấp dẫn bởi cơ hội kinh doanh tại một quốc gia thuộc thế giới thứ ba đang chuyển dịch thành một trong số những nền kinh tế triển vọng nhất khu vực."
(nguồn::http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/08/3BA1F8B4/)

-Nhưng theo nhận thấy thì đa số những việt kiều về Việt Nam lập nghiệp thì họ đã khá thành công và thường thì có những "quan hệ" mới đầu tư được ở Việt Nam, nơi mả tệ nạn tham nhũng tràn lan như lá vàng mùa thu.

-Dù vậy vẫn có rất ít trí thức Việt kiều về nước làm việc. Có thể khắng định nếu có sự hợp tác về giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu của trí thức Việt kiều dù dưới bất kì hình thức nào cũng sẽ rất có lợi cho công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hoá đất nước. ( trí thức doanh nhân ở trên có sự khác biệt nhé) và sau đây là 1 số lí do chính:

1/ Việt Nam chưa thực sự thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế, nên một số chính sách và cơ chế để thu hút trí thức không được nghiêm chỉnh thực hiện. Một khi trí thức trong nước chưa được sử dụng đúng mức thì việc trở về của trí thức Việt kiều sẽ không bao giờ xảy ra vì họ đang được làm việc trong điều kiện tốt nhất của nước sở tại.
2/ Chưa có đầu mối để tìm tòi, liên lạc, mời gọi… do chính trí thức Việt kiều đảm trách vì trong hàng trăm, hàng ngàn công nghệ cao của thế giới, phải là người có kiến thức mới có thể lựa chọn những công nghệ tốt nhất, thích hơp nhất và có lợi nhất cho đất nước.
3/ Thủ tục giấy tờ về nước phải thông qua nhiều Bộ ngành nên rất rườm rà, mất thời gian.
4/ Tinh thần “vọng ngoại” của một số ít người trong nước vẫn thích “mắt xanh mũi lõ” dù rằng có nhiều khi “mắt xanh mũi lõ” lại ở trình độ khoa học kỹ thuật thấp hơn, không hiểu Việt Nam hơn trí thức Việt kiều.
5/ Tính “địa phương” và “trong ngoài” còn khá phổ biến, môi trường làm việc dựa nhiều vào cảm tính nên nhiều khi không công bằng, thiếu tin tưởng làm trí thức Việt kiều trở thành những thứ trang trí, không có thực quyền và cơ hội đóng góp sở trường khoa học kỹ thuật của mình.
(nguồn:http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=3296)

-Vậy nên làm gì thiết thực trước mắt để khuyến khích các trí thức về nước làm việc và các doanh nhân mạnh tay hơn trong việc đầu tư? Xin các bạn đóng góp ý kiến nhé. Bạn đọc VnEcon nghĩ sao?