Phó giám đốc IMF: Kinh tế toàn cầu đang hồi phục với tốc độ “vừa phải”

Ông John Lipsky – quan chức cao cấp thứ 2 của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF – cho biết trong phiên họp mới đây của khối G20, các Thứ trưởng Kinh tế, Tài chính và Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương đã cho thấy niềm tin vào tiến trình hồi phục của kinh tế toàn cầu - kể cả khi đã xem xét kỹ lưỡng các thách thức và rủi ro có thể gặp phải.

Sau khi cuộc họp của các Thứ trưởng và Phó Thống đốc Ngân hàng của các nền kinh tế thuộc khối G20 kết thúc hôm qua tại thành phố Gwangju – Hàn Quốc, ông Lipsky cho biết: “Đa phần các nhà lãnh đạo cấp cao của các nền kinh tế đều tin tưởng rằng tiến trình phục hồi kinh tế đang diễn ra một cách từ từ, vừa phải trên phạm vi toàn cầu. Tất nhiên, các rủi ro và thách thức là rất rõ ràng nhưng mọi thứ dường như biến động ít nhiều đúng với những gì chúng tôi đã dự đoán.”

Ông Lipsy đưa ra các bình luận trên một ngày sau khi Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (Bank of China) cho biết các Thứ trưởng Tài chính, Kinh tế cũng như các Phó Thống đốc Ngân hàng đã thảo luận về các quan ngại rằng biến động gần đây trên các thị trường tài chính có thể làm sụt giảm triển vọng của kinh tế toàn cầu trong ngắn hạn.

Tuần trước, các thị trường chứng khoán toàn cầu đã phục hồi sau 3 tuần chỉ số MSCI Thế Giới sụt giảm liên tiếp do lo ngại rằng tiến trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sau cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập niên có thể giảm sút. Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ Fed có thể xem xét việc lần thứ 2 mua các chứng khoán với quy mô lớn nhằm ngăn chặn nền kinh tế Hoa Kỳ lại rơi vào suy thoái lần nữa. tháng trưởng, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (Bank of Japan) cũng mở rộng chương trình vay vốn ngân hàng nhằm củng cố và tăng cường cầu trong nước.

Ông Lipsky cũng nói rằng các thay đổi được thực hiện trong chương trình nghị sự liên quan đến vấn đề đại diện của các quốc gia trong Ban giám đốc của IMF cũng như cơ chế phân bổ số lượng thành viên đang cho thấy các kết quả hết sức tích cực.

Ông này cũng từ chối đưa ra bình luận về lời kêu gọi “thống nhất, đoàn kết” của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Jean-Claude Trichet nhằm bảo vệ số ghế của lục địa già trong Ban giám đốc của IMF.

Cũng vào ngày 4 tháng 9 vừa qua, ông Jean-Claude Trichet đã lên tiếng thúc giục các nền kinh tế thuộc liên minh châu Âu EU nhanh chóng đi đến một quan điểm thống nhất nhằm đối phó với các đe dọa đến ảnh hưởng của khối này tại Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. (China chăng)

Hoa Kỳ là quốc gia đang tích cực thúc giục việc dành cho các nền kinh tế mới nổi tiếng nói có trọng lượng lớn hơn tại Ban giám đốc có 24 người của IMF.

Việc Hoa Kỳ tháng trước đã từ chối đề nghị giữ nguyên cơ cấu ban lãnh đạo của IMF như hiện thời có thể khiến cho 9 ghế của các nền kinh tế thuộc liên minh châu Âu EU (bao gồm cả Hà Lan và Bỉ) tại Ban giám đố IMF bị cắt giảm.






http://www.bloomberg.com/news/2010-...es-see-modest-recovery-in-global-economy.html