Trang 4 của 5 Đầu tiênĐầu tiên ... 2345 CuốiCuối
Kết quả 31 đến 40 của 43
  1. #31
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Những nghịch lý phát triển chỉ có ở Việt Nam

    Bây giờ mình xin post lên vài thông tin về nghịch lý phát triển khu vực Bắc-Nam dựa trên buổi phỏng vấn của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, Chủ tịch hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam.

    Trước hết, hãy phân ra ở phía Bắc làHà Nội và các tỉnh phụ cận là một trung tâm kinh tế và quyền lực, có những cảng quan trọng ở gần như Hải Phòng, và các tỉnh có tầm vóc kinh tế như Quảng Ninh, Hải Dương, Hà tây, Vĩnh Phúc. Đối lại, ở phiá Nam có thành phố Saì Gòn (Tp Hồ Chí Minh) và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Riạ.

    Theo Thời Báo Kinh Tế Việt Nam số 4/2004 qua bài viết "Kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh năm 2003", kim ngạch xuất khẩu trung bình tính theo đầu người ở phía Bắc (gồm Hà Nội và các tỉnh lân cận trên) là $50:00/năm và ở phía Nam (Saì Gòn và các tỉnh chung quanh) là $785:00/năm.
    Hay nếu tính bằng kim ngạch xuất khẩu, trong năm 2003, phía Nam đạt được 4 tỷ Mỹ kim, không tính đến dầu khí. Còn phía Bắc cũng trong thơì gian nầy chỉ thu được $0,50 tỷ tính luôn cả than đá. Đó là một trong những nghịch lý lớn cho sự phát triển giữa hai miền.


    Vì sao lại gọi đó là nghịch lý?? Vì Phía Bắc có nhiều ưu tiên về địa lý, chính trị, và được đặt ưu tiên phát triển hàng đầu về hạ tầng cơ sở như đường xá, cầu cống, ... chiếm ưu thế trong xây dựng so với phía Nam. Thêm nữa, mọi ưu đãi về thủ tục hành chánh, cũng như quy hoạch đều đứng trên và trước so với phía Nam. Phía Bắc có tất cả những ưu điểm và ưu thế mà vẫn không phát triển được. Như vậy là có vấn đề. Và vấn đề trước mắt là phải kể đến con người và não trạng của cấp điều hành kinh tế phía Bắc. Chúng tôi xin đan cử lần lược ba khía cạnh khác nhau của hai miền Bắc và Nam. Đó là yếu tố nhân sự, trình độ chuyên môn, và chính sách phát triển.

    Vậy các bạn có thể phân tích được về vấn đề trên theo hiểu biết và suy luận với kiến thức và kinh nghiệp của mình không, không cần thiết quá vĩ mô và vi mô, cái cần ở đây là để mọi người cùng đánh giá và suy luận.

    Theo Bạn đọc VnEcon thì như thế nào??

  2. #32
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Những nghịch lý phát triển chỉ có ở Việt Nam

    Bây giờ mình xin post lên vài thông tin về nghịch lý phát triển khu vực Bắc-Nam dựa trên buổi phỏng vấn của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, Chủ tịch hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam.

    Trước hết, hãy phân ra ở phía Bắc làHà Nội và các tỉnh phụ cận là một trung tâm kinh tế và quyền lực, có những cảng quan trọng ở gần như Hải Phòng, và các tỉnh có tầm vóc kinh tế như Quảng Ninh, Hải Dương, Hà tây, Vĩnh Phúc. Đối lại, ở phiá Nam có thành phố Saì Gòn (Tp Hồ Chí Minh) và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Riạ.

    Theo Thời Báo Kinh Tế Việt Nam số 4/2004 qua bài viết "Kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh năm 2003", kim ngạch xuất khẩu trung bình tính theo đầu người ở phía Bắc (gồm Hà Nội và các tỉnh lân cận trên) là $50:00/năm và ở phía Nam (Saì Gòn và các tỉnh chung quanh) là $785:00/năm.
    Hay nếu tính bằng kim ngạch xuất khẩu, trong năm 2003, phía Nam đạt được 4 tỷ Mỹ kim, không tính đến dầu khí. Còn phía Bắc cũng trong thơì gian nầy chỉ thu được $0,50 tỷ tính luôn cả than đá. Đó là một trong những nghịch lý lớn cho sự phát triển giữa hai miền.


    Vì sao lại gọi đó là nghịch lý?? Vì Phía Bắc có nhiều ưu tiên về địa lý, chính trị, và được đặt ưu tiên phát triển hàng đầu về hạ tầng cơ sở như đường xá, cầu cống, ... chiếm ưu thế trong xây dựng so với phía Nam. Thêm nữa, mọi ưu đãi về thủ tục hành chánh, cũng như quy hoạch đều đứng trên và trước so với phía Nam. Phía Bắc có tất cả những ưu điểm và ưu thế mà vẫn không phát triển được. Như vậy là có vấn đề. Và vấn đề trước mắt là phải kể đến con người và não trạng của cấp điều hành kinh tế phía Bắc. Chúng tôi xin đan cử lần lược ba khía cạnh khác nhau của hai miền Bắc và Nam. Đó là yếu tố nhân sự, trình độ chuyên môn, và chính sách phát triển.

    Vậy các bạn có thể phân tích được về vấn đề trên theo hiểu biết và suy luận với kiến thức và kinh nghiệp của mình không, không cần thiết quá vĩ mô và vi mô, cái cần ở đây là để mọi người cùng đánh giá và suy luận.

    Theo Bạn đọc VnEcon thì như thế nào??

  3. #33
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Những nghịch lý phát triển chỉ có ở Việt Nam

    Mấy bạn này chắc ở khoa kinh tế phát triển ra hay sao ấy nhỉ...toàn nói chuyện trên trời.

    Không có thông tin thì làm sao mà phân tích gì được, nói ra cũng nghe chơi cho vui thôi. Thế mình cũng góp vui tí. Các nghịch lý ông gì gì đó nêu ra ở bài đầu tiên theo mình rất rất bình thường, ko có gì gọi là nghịch lý cả. Gọi nghịch lý để nó xì căng đan chút...đọc nghe cho vui.

    Nghịch lý gì khi đi so sánh quả cam với quả táo...đem sức chiến đấu của dân tộc mà so với khả năng làm kinh tế...đem tăng trưởng GDP so với thu nhập trên đầu người (thế khỏi tính tăng trưởng dân số à, quăng đâu cái mẫu số của người ta rồi)....thế chắc nghịch lý này cũng cỡ liên bang Xô Viết.

    Bài trích mới nhất trên của bạn eddy19 còn có vấn đề hơn...ai cũng biết khu vực phía bắc được quy hoạch phát triển theo hướng khác phía nam. Ai cũng biết việc xd Hà Nội hướng tới mục tiêu khác với xd TP.HCM. Nếu so bằng giá trị xk thế thì cũng như so tại sao tôi bỏ 10 đồng ra mua bức tranh treo tường mà nó ko cho tôi lãi nhiều bằng tôi bỏ 10 đồng ra mua 1 kg bưởi đem ra chợ bán.

    Còn nói miền bắc ưu thế hơn miền nam hoàn toàn thì hơi bị sai...với cả bà tiến sĩ gì đấy chọn thông tin khôn quá...chọn toàn những cái miền bắc ưu thế còn những ưu thế của miền nam thì ko lôi vào nói. Thế đem ra so sánh thì quả là 1 nghịch lý lớn như...con cá voi...

  4. #34
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Những nghịch lý phát triển chỉ có ở Việt Nam

    Mấy bạn này chắc ở khoa kinh tế phát triển ra hay sao ấy nhỉ...toàn nói chuyện trên trời.

    Không có thông tin thì làm sao mà phân tích gì được, nói ra cũng nghe chơi cho vui thôi. Thế mình cũng góp vui tí. Các nghịch lý ông gì gì đó nêu ra ở bài đầu tiên theo mình rất rất bình thường, ko có gì gọi là nghịch lý cả. Gọi nghịch lý để nó xì căng đan chút...đọc nghe cho vui.

    Nghịch lý gì khi đi so sánh quả cam với quả táo...đem sức chiến đấu của dân tộc mà so với khả năng làm kinh tế...đem tăng trưởng GDP so với thu nhập trên đầu người (thế khỏi tính tăng trưởng dân số à, quăng đâu cái mẫu số của người ta rồi)....thế chắc nghịch lý này cũng cỡ liên bang Xô Viết.

    Bài trích mới nhất trên của bạn eddy19 còn có vấn đề hơn...ai cũng biết khu vực phía bắc được quy hoạch phát triển theo hướng khác phía nam. Ai cũng biết việc xd Hà Nội hướng tới mục tiêu khác với xd TP.HCM. Nếu so bằng giá trị xk thế thì cũng như so tại sao tôi bỏ 10 đồng ra mua bức tranh treo tường mà nó ko cho tôi lãi nhiều bằng tôi bỏ 10 đồng ra mua 1 kg bưởi đem ra chợ bán.

    Còn nói miền bắc ưu thế hơn miền nam hoàn toàn thì hơi bị sai...với cả bà tiến sĩ gì đấy chọn thông tin khôn quá...chọn toàn những cái miền bắc ưu thế còn những ưu thế của miền nam thì ko lôi vào nói. Thế đem ra so sánh thì quả là 1 nghịch lý lớn như...con cá voi...

  5. #35
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Những nghịch lý phát triển chỉ có ở Việt Nam




    Trích dẫn Gửi bởi hitman_codename
    Mấy bạn này chắc ở khoa kinh tế phát triển ra hay sao ấy nhỉ...toàn nói chuyện trên trời.

    Không có thông tin thì làm sao mà phân tích gì được, nói ra cũng nghe chơi cho vui thôi. Thế mình cũng góp vui tí. Các nghịch lý ông gì gì đó nêu ra ở bài đầu tiên theo mình rất rất bình thường, ko có gì gọi là nghịch lý cả. Gọi nghịch lý để nó xì căng đan chút...đọc nghe cho vui.

    Nghịch lý gì khi đi so sánh quả cam với quả táo...đem sức chiến đấu của dân tộc mà so với khả năng làm kinh tế...đem tăng trưởng GDP so với thu nhập trên đầu người (thế khỏi tính tăng trưởng dân số à, quăng đâu cái mẫu số của người ta rồi)....thế chắc nghịch lý này cũng cỡ liên bang Xô Viết.

    Bài trích mới nhất trên của bạn eddy19 còn có vấn đề hơn...ai cũng biết khu vực phía bắc được quy hoạch phát triển theo hướng khác phía nam. Ai cũng biết việc xd Hà Nội hướng tới mục tiêu khác với xd TP.HCM. Nếu so bằng giá trị xk thế thì cũng như so tại sao tôi bỏ 10 đồng ra mua bức tranh treo tường mà nó ko cho tôi lãi nhiều bằng tôi bỏ 10 đồng ra mua 1 kg bưởi đem ra chợ bán.

    Còn nói miền bắc ưu thế hơn miền nam hoàn toàn thì hơi bị sai...với cả bà tiến sĩ gì đấy chọn thông tin khôn quá...chọn toàn những cái miền bắc ưu thế còn những ưu thế của miền nam thì ko lôi vào nói. Thế đem ra so sánh thì quả là 1 nghịch lý lớn như...con cá voi...
    Bác nói sâu sắc và hay quá mà nói vậy thì có vẻ 2 ông bà ấy sai toét hết. Mỗi người có cái lý của mình. Cái chính là tự mình nhìn được ra vấn đề theo hướng nào, tự mình tổng gộp thông tin đúng sai từ "2 ông bà", các comment và chính mình tạo nên 1 kiến thức tổng kết theo ý mà mình cho là đúng nhất. 2 trích dẫn trên k phải sai hoàn toàn nên cũng nên mở đường cho mọi người phân tích thử chứ.

  6. #36
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Những nghịch lý phát triển chỉ có ở Việt Nam




    Trích dẫn Gửi bởi hitman_codename
    Mấy bạn này chắc ở khoa kinh tế phát triển ra hay sao ấy nhỉ...toàn nói chuyện trên trời.

    Không có thông tin thì làm sao mà phân tích gì được, nói ra cũng nghe chơi cho vui thôi. Thế mình cũng góp vui tí. Các nghịch lý ông gì gì đó nêu ra ở bài đầu tiên theo mình rất rất bình thường, ko có gì gọi là nghịch lý cả. Gọi nghịch lý để nó xì căng đan chút...đọc nghe cho vui.

    Nghịch lý gì khi đi so sánh quả cam với quả táo...đem sức chiến đấu của dân tộc mà so với khả năng làm kinh tế...đem tăng trưởng GDP so với thu nhập trên đầu người (thế khỏi tính tăng trưởng dân số à, quăng đâu cái mẫu số của người ta rồi)....thế chắc nghịch lý này cũng cỡ liên bang Xô Viết.

    Bài trích mới nhất trên của bạn eddy19 còn có vấn đề hơn...ai cũng biết khu vực phía bắc được quy hoạch phát triển theo hướng khác phía nam. Ai cũng biết việc xd Hà Nội hướng tới mục tiêu khác với xd TP.HCM. Nếu so bằng giá trị xk thế thì cũng như so tại sao tôi bỏ 10 đồng ra mua bức tranh treo tường mà nó ko cho tôi lãi nhiều bằng tôi bỏ 10 đồng ra mua 1 kg bưởi đem ra chợ bán.

    Còn nói miền bắc ưu thế hơn miền nam hoàn toàn thì hơi bị sai...với cả bà tiến sĩ gì đấy chọn thông tin khôn quá...chọn toàn những cái miền bắc ưu thế còn những ưu thế của miền nam thì ko lôi vào nói. Thế đem ra so sánh thì quả là 1 nghịch lý lớn như...con cá voi...
    Bài viết của bạn có một số điểm khá hợp với suy nghĩ của mình. Bài phân tích của ông viện trưởng có những sự so sánh khập khiễng ví dụ như đem so sánh năng lực đấu tranh quân sự với khả năng làm kinh tế. Nếu cũng với hình ảnh đó đem lắp vào Nhật Bản- một đất nước ko có quân đội (vẫn có phòng vệ quân nhưng ko đc coi là quân đội) thì chẳng hiểu sẽ phải suy diễn thế nào.

    Tuy nhiên mình thấy bạn có những góc nhìn xã hội để ứng dụng vào chuyện kinh tế. Có thể đảm bảo với bạn một câu là "nghịch lý này" ko gây được scandal. Nó ko liên quan gì đến phim ảnh, đến lĩnh vực nghệ thuạt, càng ko liên quan gì đến các sao (ko biết bạn có hay thích xem những tin giật gân ko)). Các vấn đề kinh tế mà muốn gây đc tiếng vang thì phải là DSCT, Vinashin, Vedan... còn mấy bài phân tích kia dở đến đâu cũng ko thể làm xôn xao ầm ĩ. Và có những cái vẫn phải chấp nhận để so sánh như GDP và bình quân thu nhập đầu ng, xuất khẩu miền bắc và xuất khẩu miền nam...
    Đơn giản phải hiểu là với kinh tế ko phải cái nào cũng có tiêu chí so sánh tuyệt đối. Trc đây mình cũng có bài phân tích giữa lợi thế của Nhật Bản và lợi thế phát triển kinh tế của VN. Nhiều bạn đều kêu là đem hươu so sánh với hổ. Thật buồn cười khi muốn học hỏi ng ta mà ko đem so sánh với ng ta.

    Ở bài trích dẫn thứ 2 của eddy mình thấy thông tin có vẻ lôgic và chặt chẽ hơn lần trc nhiều. Cũng ko hẳn là đầy đủ nhưng số liệu đưa ra mang tính chất điển hình nên bạn có nói "chọn toàn những cái miền bắc ưu thế còn những ưu thế của miền nam thì ko lôi vào nói" âu đó cũng là điều khó tránh khỏi.

    Mong bạn cảm nhận đc những luận điểm hợp lý và quan sát đc những nghịch lý của đất nước thời hội nhập. Bạn chỉ cần đặt nó dưới góc độ kinh tế học: 1 VN có tốc độ đô thị hoá rất nhanh, nhưng chất lượng sống ở một số thành thị thậm chí còn giảm sút.
    Nghịch lý lại là cơ sở chính để thấy rằng VN tăng trưởng đều và cao trong nhiều năm nhưng vẫn ko đc coi là tăng trưởng bền vững.

  7. #37
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Những nghịch lý phát triển chỉ có ở Việt Nam

    He, ý mình chỉ đơn giản thôi. Ở đây có ai đủ trình + thông tin để phân tích ko. Nên đi bàn cái gì đủ sức + thực tế chút.

    Không cần phải bàn đâu chi xa. Giờ chỉ cần mọi người ở đây bàn ra được hai bác tiến sĩ đó theo trường phái kinh tế phát triển nào là một thành công lớn rồi. Không ra được trường phái + quan điểm thì chỉ có bàn loạn xạ thấy thiếu đâu thì đắp đó thôi.

  8. #38
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Những nghịch lý phát triển chỉ có ở Việt Nam




    Trích dẫn Gửi bởi eddy19
    Một bài rất hay mình xin post cho các bạn xem và ý kiến(đọc hết bạn sẽ thấy cái hay của nó):

    - Những nghịch lý

    1/ nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục khoảng 7% trong 25 năm qua mà vẫn không được coi là tăng trưởng bền vững. Trên thế giới, tăng trưởng 5% liên tục trong 10 năm là bền vững lắm rồi. Thế mà chúng ta tăng trưởng cao trong thời gian dài như vậy mà không bền vững. Và thực sự chúng ta thấy là không bền vững.

    2/ chúng ta bước vào hội nhập và cạnh tranh mà sức cạnh tranh giảm liên tục. Cả một dân tộc tài ba, chiến đấu giành độc lập thì tuyệt vời nhưng khi vào cạnh tranh thế giới thì sức cạnh tranh giảm mạnh.

    3/ chúng ta dường như tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều nước nhưng tụt hậu thì ngày càng xa hơn, kể cả tụt hậu về thu nhập trên đầu người. Nhiều người không hiểu nổi, tại sao chúng ta tăng trưởng 7%, họ chỉ 3% mà ta ngày càng tụt hậu xa vậy.

    4/ sau ba năm gia nhập WTO, chúng ta có cơ hội lớn, vốn FDI đổ vào nhiều, cơ hội thị trường lớn, thương mại đều tăng. Nhưng trong ba năm có nhiều cơ hội như vậy thì nền kinh tế lại đối mặt với lắm chuyện. Bi kịch ở chỗ vốn vào nhiều mà tăng trưởng lại giảm tốc, lạm phát tăng lên và bất ổn vĩ mô trở nên nghiêm trọng hơn. Tôi muốn nói, năng lực hội nhập của chúng ta có vấn đề rất lớn.

    5/ Liên quan đến chiến lược thu hút FDI. Việt Nam được coi là một địa chỉ tốt bậc nhất trên thế giới cho đầu tư nước ngoài. Nhưng một quan chức lâu năm của bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, có từ 60 – 80% nhà đầu tư kêu lỗ. Lỗ không chỉ một hai năm mà lỗ triền miên. Nhưng lạ ở chỗ, họ kêu lỗ rất nhiều mà không có ai bỏ chạy. Thế thì Việt Nam là “thiên đường đầu tư” cho ai, vì ai?

    6/ Việt Nam kích cầu lớn nhưng lạm phát lại giảm. Năm nay các nhà kinh tế dự báo là lạm phát có thể tăng mạnh, nhưng nó lại ghìm lại. Tuy nhiên chúng ta quan tâm đến lạm phát ở góc độ sai lệch là giá đầu ra hay là CPI, mà quên mất một loại giá cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế là giá vốn, giá đầu vào. Sự quan tâm lệch lạc như thế dẫn đến ảo tưởng về thành tích và sự ổn định.

    7/ Sau hai năm vất vả chống đỡ với suy giảm tăng trưởng, lạm phát cao, bất ổn nghiêm trọng, với nền kinh tế mở chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, ai cũng nghĩ lần này chúng ta xuống hố sâu, rồi có thể nằm bẹp ở đó theo hình chữ L, chưa biết đến bao giờ mới hồi phục được. Tuy nhiên, từ quý 1/2009 quá trình phục hồi bắt đầu và diễn ra liên tục cho đến bây giờ. Nhưng nghịch lý ở chỗ, mặc dù GDP có đà đi lên, và lạm phát được kiềm chế, nhưng bất ổn gia tăng. Lãi suất và tâm lý đầu tư kinh doanh có vấn đề nghiêm trọng. Đáng lẽ phục hồi như vậy, thì tính ổn định phải tăng lên, nhưng thực tế lại ngược lại.
    Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế, lẽ ra chính sách tài khoá phải chịu một phần trách nhiệm, nhưng ngân sách vẫn chi tiêu rất đàng hoàng.

    Một số nguyên nhân

    Tình hình cho thấy kinh tế Việt Nam có những căn bệnh kinh niên rất nghiêm trọng. Một là thâm hụt ngân sách triền miên, thường xuyên trên 5% mà ta vẫn điềm nhiên như không. Quốc hội, sau khi phê phán tiêu hoang, lãng phí, đầu tư dàn trải, đủ thứ… cuối cùng vẫn vui vẻ cho phép thâm hụt 5 – 6% để tiêu tiền tiếp, tức là chính sách có vấn đề.
    Thứ hai, thâm hụt thương mại triền miên đến mức trở thành bình thường. Sau 25 năm đổi mới, chúng ta chỉ có duy nhất 1 năm thặng dư thương mại ở mức 41 triệu USD, còn lại là thâm hụt. Sau khi gia nhập WTO, thâm hụt thương mại càng bùng lên dữ dội. Hiện nay 90% thâm hụt thương mại của Việt Nam là với Trung Quốc. Lệ thuộc thương mại vào một nước là vấn đề đáng quan tâm. Mà thâm hụt thương mại giờ đây không thể biện minh bằng quá trình công nghiệp hoá nữa.
    Bên cạnh đó là tình trạng bất ổn vĩ mô và điều hành chính sách lộn xộn. Nhưng, trong toàn bộ các chính sách lộn xộn đó, có một chính sách rất ổn định. Đó là chính sách tài khoá. Chính sách tài khoá phục vụ cho nhà nước, chính sách tiền tệ phục vụ cho doanh nghiệp và đời sống xã hội, trong mấy năm vừa rồi chỉ vất vả mỗi chính sách tiền tệ. Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế, lẽ ra chính sách tài khoá phải chịu một phần trách nhiệm, nhưng ngân sách vẫn chi tiêu rất đàng hoàng. Tức là không có sự chia sẻ nào của khu vực nhà nước cho khu vực doanh nghiệp. Mà theo nguyên lý, trong điều kiện khó khăn thì chính sách tài khoá phải gánh nhiều hơn. Điều hành chính sách gây ra bất ổn. Như vậy cấu trúc có vấn đề.

    Còn nhiều bệnh khác như tập đoàn nhà nước phình to, doanh nghiệp tư nhân chậm lớn, còi cọc cả chục năm nay. Những căn bệnh kinh niên ấy đều phản ánh những vấn đề mang tính cơ cấu của nền kinh tế.

    Nguồn http://sgtt.vn/Goc-nhin/127824/Nhung-nghich-ly-phat-trien.html
    Bạn đọc VnEcon nghĩ sao về vấn đề này
    Chào eddy ! theo mình hiểu thì như thế này :
    1/tăng trưởng kinh tế bền vững phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó có cả yếu tố tài nguyên môi trường ,phát triển con người , y tế giáo dục ,hành chính công ,tư pháp , an sinh xã hội v.v...nói chung tất tần tật các yếu tố liên quan đến phát triển cho nên mặc dù đạt mức tăng trưởng cao nhưng tấ cả các mặt khác còn nhiều hạn chế nên vẫn chưa được đánh giá là bền vững .
    2/ lâu nay chúng ta sản xuất kinh doanh vẫn còn năng hình thức tự cung tự cấp hoặc bảo hộ mậu dịch và trong bối cảnh đó thì ta chống được sức cạnh tranh dồn ép của các doanh nghiệp nước ngoài nhưng khi gia nhập WTO buộc phải mở cửa thị trường ,dỡ bỏ bảo hộ mậu dịch thì lúc đó năng lực cạnh tranh yếu kém của doanh nghiệp trong nước mới bộc lộ ra . như vậy nên phát biểu thế này : năng lực cạnh tranh vốn yếu kém chứ không phải sụt giảm .
    3/cái này thì lấy tăng trưởng kinh tế của 2 gia đình so sánh cho dễ hiểu nha . ví dụ có một gia đình có vốn một tỉ đồng mõi năm họ tăng trưởng 3 % vậy thì mỗi năm họ tăng thêm 30 triệu cạnh nhà đó có một nhà khác có số vốn 100 ngìn tăng trưởng mỗi năm 10% vậy mỗi năm họ tăng trưởng 10 ngìn đồng thử hỏi bao nhiêu năm thì nhà thứ hai theo kịp nhà thứ nhất .
    4/cơ hội bao giờ cũng đi đôi với thách thức . bởi vậy trong đàm phán gia nhập WTO mới căng thẳng như vậy - nga đàm phán gia nhập trong 12 năm và thành công hậu gia nhập cam pu chia dàm phán bốn năm và mất hẳn thị trường trong nước ,vạy thì khó khăn có gì lạ ta luồn vào thị trường của họ thì họ cũng có quyền đó ! hơn nữa nền kinh tế việt nam sau hội nhập buộc phải chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới mà kinh tế thế giới như thế nào thì không nói mọi người cũng đã rỏ . giữ được như vậy cũng là giỏi lắm rồi ,hãy xem nền kinh tế trung quốc đang rên rỉ kia kìa .
    5/ bạn học kinh tế nên chắc không lạ gì chuyện lõ của doanh nghiệpnước ngoài và tiền lời của họ nằm trong chính cái lỗ đó càng báo lỗ họ lại càng giàu hơn thậm chí họ còn trả lương cho mình thật cao để báo lỗ trốn thuế .

    còn những cái còn lại mình không dám bàn đến bởi nó thuộc về chính sách ta không đủ tầm để nhận định đúng sai !

    THÂN ÁI !

  9. #39
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Những nghịch lý phát triển chỉ có ở Việt Nam




    Trích dẫn Gửi bởi hitman_codename
    He, ý mình chỉ đơn giản thôi. Ở đây có ai đủ trình + thông tin để phân tích ko. Nên đi bàn cái gì đủ sức + thực tế chút.

    Không cần phải bàn đâu chi xa. Giờ chỉ cần mọi người ở đây bàn ra được hai bác tiến sĩ đó theo trường phái kinh tế phát triển nào là một thành công lớn rồi. Không ra được trường phái + quan điểm thì chỉ có bàn loạn xạ thấy thiếu đâu thì đắp đó thôi.
    Công nhận. Chủ đề này ko phải quá khó mà là quá rộng. Có rất nhiều nghịch lý mà nếu nêu ra thôi cũng rất dài.
    Có lẽ sẽ dễ cho mọi ng thảo luận hơn nếu chúng ta chỉ cùng tập trung khai thác sâu 1 khía cạnh nào đó trong vấn đề này.

  10. #40
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Những nghịch lý phát triển chỉ có ở Việt Nam

    Mình thích các bài viết của anh th_phu trong 2pic này và đồng tình với quan điểm của anh. Còn các bài viết của anh "anhbacuaban" thì có vẻ gò ép và áp đặt quá. Anh đã nói là ở vnecon chỉ có win-win, nhưng em thì có cảm giác như anh đang cố gắng muốn mình win thì phải.

    Về bài viết của ông viện trưởng, em ko đủ trình độ để phân tích, chỉ thấy bác ấy nói ra những vấn đề nhưng lại ko đề cập hay gợi ý tới hướng giải quyết thì phải? hình như ở VN thì chỗ nào cũng gặp được vấn đề tương tự như vậy!!! thứ nữa là có một vài điểm có vẻ hình như tất cả đều đang cố đề cao "Chính chúng ta" quá mức. Một kiểu tự sướng hay thẩm du tư tưởng!!!

    Về bài viết sau của bà Tiến sĩ nào đó, hình như có ý muốn phân biệt Bắc Kỳ và Nam Kỳ quá thì phải? đưa ra những dẫn chứng nhưng những cái đó ko thể nói nên hết được điểm khác biệt rõ rệt đã tác động tới ảnh hưởng kinh tế của cả 2 miền.

 

 
Trang 4 của 5 Đầu tiênĐầu tiên ... 2345 CuốiCuối

Các Chủ đề tương tự

  1. Triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt và gia công kim loại
    Bởi minhhai1307 trong diễn đàn Mua bán hàng hóa
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 10-04-2016, 09:33 PM
  2. Những nghề hái ra tiền triệu mỗi ngày
    Bởi npd.fpt01 trong diễn đàn CLB doanh nhân
    Trả lời: 28
    Bài viết cuối: 09-29-2016, 05:12 PM
  3. Xây dựng phát triển nhờ áp dụng nhiều thành tựu công nghệ
    Bởi phamhoasp trong diễn đàn Giới thiệu dịch vụ
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 08-13-2016, 09:59 PM
  4. Các triệu chứng của chứng nôn nghén
    Bởi thanh_k8_cntt trong diễn đàn Giới thiệu dịch vụ
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 03-18-2016, 09:20 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •