Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 12
  1. #1
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0

    Sao ta không kiện Mỹ?

    Ngày hôm nay theo phán quyết Bộ Thương mại Mỹ (DOC) quyết định áp mức bán chống bán phá giá cá basa VN với mức thuế nhập khẩu trên 100% và lấy mức giá Philipine để so sánh biên độ bán phá giá cá basa của VN. Năm 2003 ta bị một lần với mức thuế nhập khẩu khoảng trên 37,94%-63,88%, sau bao nhiêu năm phấn đấu rút kinh nghiệm thưa kiện bây giờ là trên 100% ?????

    Ta có nên tiếp tục kiện Mỹ ko?

    Sao ko đưa chuyện này ra quốc tế
    theo tinh thần WTO mà chỉ Bộ Thương Mại Mỹ (thua cái chắc vì đó là quyền lợi dân Mỹ)?

    Với mức thuế này Mỹ được gì và mất gì?


    Theo Bạn đọc VnEcon....?

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Sao ta không kiện Mỹ?

    Nguyên nhân quan trọng nhất là trình độ đội ngũ luật sư chưa đủ: cả về chuyên môn lẫn tiếng Anh để có thể tranh tụng trên tầm quốc tế. Điều này chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đông đảo luật sư đã thừa nhận tại Hội thảo năm ngoái.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Sao ta không kiện Mỹ?

    Chính phủ Mỹ làm vậy là để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất cá basa trong nước, và cái thiệt của Mỹ là người tiêu dùng Mỹ sẽ không còn được mua cá với giá rẻ từ Việt Nam. Em nghĩ nôm na là như thế, không biết còn lý do gì nữa không :-/
    P/s: nickname của anh là basatoan, không biết có phải anh kinh doanh cá ba sa không? )

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Sao ta không kiện Mỹ?

    Hành lang pháp lý của Việt Nam không đủ thuyết phục đối tác về việc chứng minh chi phí đầu vào là thấp. Trong các hiệp định song phương và đa phương cua WTO thì các nước chưa kiện toàn được nền kinh tế thị trường như Việt Nam có một list các mặt hàng có thể bị áp dụng điều khoản chống bán phá giá. Nói rõ một chút không ại có người thắc mắc là tại sao chi phí đầu vào lại có liên quan đến pháp luật?! Các nước đều co tiêu chuẩn về đánh bắt, nuôi trồng, trình độ công nhân qua đào tạo, quy trình chế biến, đóng gói, mức độ kiểm dịch thực phẩm trước khi hàng được xuất cảng. Nhưng Việt Nam ta chưa có những quy định cụ thể về các vấn đề này, mặc dù đã được các đối tác yêu cầu. Nếu không có những quy định cụ thể tại Việt Nam thì tất nhiên những vân đề đó sẽ được áp dụng theo quy định của các nước nhập khẩu và với mức chi phí của nước đó. Như vậy thì rõ ràng hàng Việt Nam là bán phá giá. Chúng ta dù có cãi kiểu gi cũng không thắng.
    Không thể trach Chính phủ hay các luật sư khi nền kinh tế mới mở cửa chưa lâu. Các tình huống phát sinh khó có thể nằm hết trong dự kiến của chúng ta, nhưng chúng ta cũng không thể sao chép các quy định của nước khác về áp dụng được.
    Suy diễn vậy thôi chứ cụ thể chắc phải người trong đoàn mới biết được.

  5. #5
    Phản hồi: Sao ta không kiện Mỹ?




    Năm 2003 ta bị một lần với mức thuế nhập khẩu khoảng trên 37,94%-63,88%, sau bao nhiêu năm phấn đấu rút kinh nghiệm thưa kiện bây giờ là trên 100% ?????
    nghe có vẻ chế giếu quá phải ko ạ?chẳng nhẽ chúng ta phải chịu mức thuế chống bán phá giá sao trong khi thực sự chúng ta đâu có bán phá giá.chẳng nhẽ ng việt nam chịu bó tay.em nghĩ là không.chúng ta nên tiếp tục theo kiện,dù biết là việc theo kiện rất khó khăn vì vướng phải những lí lẽ phản bác of họ,vì tài chính và vì cả các vấn đề chính trị nhạy cảm nữa.

    thật là bất công khi lấy giá của philipine để so sánh biên độ phá giá of việt nam,như thế chúng ta sẽ thiệt lớn,vì philipine đâu có đc lợi như nước ta về điều kiện tự nhiên,nguồn nhân công rẻ....nên tất nhiên giá của họ sẽ cao hơn rồi,như thế thì biên độ phá giá của ta càng lớn=>ta càng chịu thuế cao=>thiệt quá.

    em nghĩ vụ kiện này chưa thể đưa ra quốc tế theo tinh thần WTO đc cho dù việt nam có muốn thế.

    còn với mức thuế này chính phủ Mỹ có lợi còn ng dân lại ko được lợi.chẳng khác nào chuyển lợi ích từ người dân sang chính phủ.
    bởi vì chính phủ thu đc tiền nhiều hơn tù thuế.còn ng dân lại phải mua đắt hơn,giá cá basa nhập khẩu tăng lên.

    nhưng ng dân of họ dù có thiệt cũng đâu có thiệt bằng các doanh nghiệp việt nam.trước đây các doanh nghiệp việt nam xuất khẩu được lợi thế cạnh tranh về giá cả giờ thì giá bán sang mỹ tăng lên sẽ phải cạnh tranh cao vs các nước xuất khẩu khác cùng mặt hàng đó.
    vì thế chúng ta nên tiếp tục theo kiện mà điều quan trọng nhất là phải chứng minh được chúng ta ko bán phá giá cá basa.
    hi vọng mọi ng cũng có cùng tâm ý vs mình.^^

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Sao ta không kiện Mỹ?

    Làm sao bây h! Nghĩ cũng thật bất công! Vụ kiện mấy năm trước làm thương hiệu basa việt nam lên như diều gặp gió! Bạn nào có nguồn thông tin cụ thể về tỷ lệ % xuất khẩu basa sang mỹ so với các thị trường khác không! Em muốn thấy được sự chuyển hướng các hợp đồng sang các khu vực kinh tế khác!

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Sao ta không kiện Mỹ?




    Trích dẫn Gửi bởi SanYeDaZhong
    Hành lang pháp lý của Việt Nam không đủ thuyết phục đối tác về việc chứng minh chi phí đầu vào là thấp. Trong các hiệp định song phương và đa phương cua WTO thì các nước chưa kiện toàn được nền kinh tế thị trường như Việt Nam có một list các mặt hàng có thể bị áp dụng điều khoản chống bán phá giá. Nói rõ một chút không ại có người thắc mắc là tại sao chi phí đầu vào lại có liên quan đến pháp luật?! Các nước đều co tiêu chuẩn về đánh bắt, nuôi trồng, trình độ công nhân qua đào tạo, quy trình chế biến, đóng gói, mức độ kiểm dịch thực phẩm trước khi hàng được xuất cảng. Nhưng Việt Nam ta chưa có những quy định cụ thể về các vấn đề này, mặc dù đã được các đối tác yêu cầu. Nếu không có những quy định cụ thể tại Việt Nam thì tất nhiên những vân đề đó sẽ được áp dụng theo quy định của các nước nhập khẩu và với mức chi phí của nước đó. Như vậy thì rõ ràng hàng Việt Nam là bán phá giá. Chúng ta dù có cãi kiểu gi cũng không thắng.
    Không thể trach Chính phủ hay các luật sư khi nền kinh tế mới mở cửa chưa lâu. Các tình huống phát sinh khó có thể nằm hết trong dự kiến của chúng ta, nhưng chúng ta cũng không thể sao chép các quy định của nước khác về áp dụng được.
    Suy diễn vậy thôi chứ cụ thể chắc phải người trong đoàn mới biết được.
    Bạn San nói vậy là chỉ đúng có 1 phần thôi,việc giá cá Basa thấp trong đó còn có nguyên nhân VN là nước có nhân công rẻ.nuôi trồng về thủy sản thuận lơi nhưng việc kiện được là 1 việc rất mong manh

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Sao ta không kiện Mỹ?




    Trích dẫn Gửi bởi k94ever
    Bạn San nói vậy là chỉ đúng có 1 phần thôi,việc giá cá Basa thấp trong đó còn có nguyên nhân VN là nước có nhân công rẻ.nuôi trồng về thủy sản thuận lơi nhưng việc kiện được là 1 việc rất mong manh
    Thì đúng là như vậy nhưng nước mình không có cách để chứng minh cho người ta thấy là nguyên liệu, nhân công và các điều kiện đầu vào khác có chi phí thấp nên giá mới rẻ.

  9. #9
    Phản hồi: Sao ta không kiện Mỹ?

    • Rõ ràng đi kiện là lựa chọn không khôn ngoan bởi VN chưa có đội ngũ những luật sư cũng như hành lang pháp lý để rõ ràng trong kiện tụng bán phá giá. Khi mà thị trường cá basa ở Vn chưa rộng khắp. Bán phá giá là vấn đề nan giải.
      Được gì và mất gì qua vụ kiện lần này với mức thuế đó VN sẽ mất đi 1 phần lợi nhuận từ thị trường này mang lại nhưng thực sự mà nói nó không ảnh hưởng quá nhiều đến ngành này tại VN. Vì từ lâu Mỹ không phải là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất cá da trơn từ Việt Nam. Kiện tụng vào WTO hay tại quốc gia Mỹ thì khả năng thắng kiện không cao và mất nhiều tiền theo đuổi vụ kiện. Vậy sao không dùng số tiền và thời gian đó để nâng cao chất lượng sản phẩm và hành lang pháp lý rõ ràng hơn trong tiêu chuẩn và ổn định thị trường cá trong nước và mở rộng xuất khẩu sang nước khác.
    • Họ làm vậy để bảo vệ nhà cung cấp trong nước mà thôi. Dân Mỹ phải chấp nhận một mức giá cao hơn khi mua hàng hóa đó! Kiến thức nông cạn mong được chia sẻ, Tí vu vơ cuối tuần bình an!

  10. #10
    Phản hồi: Sao ta không kiện Mỹ?

    Hi!
    Mình nói thật là bạn đưa ra chủ đề này, khi bắt đầu đọc mình không có ý định comment vì mình chỉ nghe nói tới vụ việc này khi bạn đưa topic lên diễn đàn, mọi người lại hô hào sôi động quá và nói thật bản chất sâu xa của vấn đề là như thế nào thì mình cũng không dám nói hiểu hết.
    Nhưng thiết nghĩ đôi khi chúng ta nên nhìn nhận lại, có những sự việc kinh tế nếu chúng ta chỉ nói , chỉ đc nghe thôi thì đơn giản quá, mà hơn thế là phải hiểu thế nào cho đúng , cho thấy rằng cái được mất trên thương trường mà không dễ dàng giải quyết được.
    Cá basa là 1 loại cá được người dân Mỹ rất ưa chuộng , không chỉ ngon không kém các loại cá da trơn của Mỹ, mà giá lại rẻ chỉ bằng 1/5 lần.Vì cá da trơn ở Mỹ được bán rất đắt, trên 25 USD/kg. Năm 2002 trở về trước, cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ, được thương lái Mỹ gắn nhãn cá da trơn, nhưng giá bán lại rẻ hơn nhiều.Vì lo cá của Việt Nam “đánh bạt” cá da trơn Mỹ, nên Bộ Nông nghiệp Mỹ yêu cầu không cho phép gọi cá này là cá da trơn.
    Mỹ là một thị trường rất đa dạng, có rất nhiều sự dị biệt so với thị trường chung trên thế giới,chỉ riêng việc đặt tên cho cá tra, cá basa cũng đã gây rất nhiều phiền nhiễu cho xuất khẩu thủy sản của nước ta. . Năm 2006, người nuôi tôm hùm ở bang Maine, Đông Bắc nước Mỹ, từng kiên quyết ngăn không cho các nhà hàng dùng chữ “tôm hùm langostino” (hay tôm hùm nhỏ) để gọi một loại tôm từ Chile. Thế là con tôm hùm của Chile khi sang đến Mỹ bị buộc phải gọi tên là con “cua”!
    Tuy nhiên, mặc dù thành công trong việc ngăn cản cá tra Việt Nam được đóng nhãn cá da trơn, người nuôi cá ở Mỹ đã không thể ngăn cản loại cá từ Việt Nam này xuất hiện trong bữa ăn của người dân nước này. Theo hãng nghiên cứu thị trường Informa Economics, năm 2000 Mỹ chỉ nhập khẩu 10,7 triệu USD cá tra, basa từ Việt Nam. Đến năm 2008 đã tăng lên đến 77 triệu USD.
    <span style="font-family: 'Verdana'">Hầu hết các doanh nghiệp thủy sản nước ta chỉ cần bán được sản phẩm cho các đối tác ở Mỹ, mà không quan tâm đến việc sau đó sản phẩm đến với người tiêu dùng với nhãn mác nào.Bởi vậy, phần lớn thủy sản Việt Nam được lưu thông trên thị trường Mỹ không mang nhãn mác của Việt Nam.Nguyên tắc của thị trường thực phẩm tiêu dùng tại Mỹ là người tiêu dùng mua những món họ thích chứ không phải mua thứ họ cần. Với một xã hội dư thừa về thực phẩm, bao bì bắt mắt, nhãn hiệu sản phẩm, tên gọi sản phẩm vô cùng quan trọng.</span>
    <span style="font-family: 'Verdana'">Năm 2003, lần đầu tiên Việt Nam là bị đơn bởi cơ chế bảo hộ qua vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa với HOa Kỳ từ khi hiệp định Thương mại Việt- Mỹ bắt đầu có hiệu lực vào 12/2001. Chúng ta gia nhập WTO tức là chúng ta chấp nhận hội nhập và hợp tác, tuy nhiên cùng với quá trình giao thương với các nước tăng thì mức độ cạnh tranh cũng gia tăng chóng mặt.Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở mức độ các doanh nghiệp mà nó còn là sự cạnh tranh giữa những ngành hàng của các quốc gia có quan hệ giao thương.trước nghịch lí: </span>
    <span style="font-family: 'Verdana'">-Một mặt phải phát triển ngoại thương. Nói cách khác phải thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại. </span>
    <span style="font-family: 'Verdana'">-Mặt khác khi hàng hóa của nước ngoài nhập khẩu quá nhiều đe dọa đến nền sản xuất trong nước thì một nhu cầu khác lại xuất hiện đó là bảo hộ mậu dịch. Dưới góc độ luật học các biện pháp bảo hộ gồm các loại sau: Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại.</span>

    <span style="font-family: 'Verdana'"> Tới năm nay, chúng ta thay vì ở vị thế bị đơn trong vụ kiện bán phá giá, Việt Nam rất có thể sẽ đưa vụ việc này ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO nếu quá trình tham vấn không thành công với lí do Việt Nam chịu những thiệt thòi trong việc chịu thuế phá giá do Hoa Kỳ đề ra.Mục tiêu của Bộ Thương mại Mỹ là ép doanh nghiệp VN không thể cạnh tranh được, do vậy họ muốn áp thuế càng cao càng tốt. và 1 lý do nữa đó là: </span>
    <span style="font-family: 'Verdana'">Trên thực tế, Philipines không có ngành công nghiệp cá. Bộ thương mại Mỹ chọn Philippines, một nước có sản lượng cá thấp (chỉ có 36 ao nuôi với sản lượng 12.000 tấn/năm-PV), chi phí giá thành cao để so sánh với VN, nước phát triển mạnh về cá tra, có đầu tư lớn từ vùng nuôi, từ chế biến đến xuất khẩu là không tương đồng với VN và rất vô lý.</span>
    <span style="font-family: 'Verdana'">Basatoan đưa ra câu hỏi có nên đưa chuyện này ra quốc tế theo tinh thần WTO , phải không ạ?
    Mình nghĩ có thể đấy, vì chúng ta được quyền giao thương, được quyền hội nhập , hợp tác và tất nhiên có quyền giành dân chủ khi mất quyền lợi, nhưng cái có đấy nếu dễ thì trangnhutrang nghĩ chỉ cần nói ra thì đâu để tới mức kiện tụng thế này. Việt Nam nên xem các điều khoản của MỸ có vi phạm các quy định của WTO không, rồi lúc đó mới có thể kiện lên WTO được.</span>
    <span style="font-family: 'Verdana'">Giải quyết cho vụ kiện tụng lần này sẽ không hề đơn giản, nếu như năm 2003 VN đã chú ý hơn các thị trường khác cũng nhiều tiềm năng như:châu Âu, Nhật Bản, Hongkong, Trung Quốc..và vẫn có thể duy trì xuất khẩu sang Mỹ tuy sẽ bị ảnh hưởng bởi mức thuế cao, nhưng cá basa được đánh giá là sản phẩm chất lượng cao, có thể tăng giá bán lẻ...</span>
    <span style="font-family: 'Verdana'">Còn năm nay, sau bao nhiêu năm phấn đấu rút kinh nghiệm thưa kiện bây giờ là trên 100% ( nguyên văn của basatoan thôi chứ ko do mình nói) chúng ta có nên tiếp tục chọn Mỹ làm thì trường để xuất khẩu nữa ko?</span>
    <span style="font-family: 'Verdana'">Việt Nam hầu như chưa có biện pháp tự vệ hữu hiệu nào. Hiện chúng ta mới chỉ đối phó bằng đàm phán, đấu tranh ngoại giao, vận động, tranh thủ sự ủng hộ của các đối tượng hưởng lợi từ nhập khẩu cá tra, ba sa của Việt Nam. Tuy nhiên, đây là việc rất phức tạp, bởi những người ủng hộ lại vấp phải sự phản đối quyết liệt của những nhà sản xuất.việc chúng ta có thể chủ động kiện tình trạng nói trên là rất khó.</span>
    <span style="font-family: 'Verdana'"> Thứ nhất, chúng ta phải cân nhắc kỹ khả năng thắng kiện đến đâu. </span>
    <span style="font-family: 'Verdana'">Thứ hai, để theo đuổi các vụ kiện, chi phí cực kỳ tốn kém, từ tiền thuê các công ty luật quốc tế, tiền đóng thế chân sản phẩm (trị giá bằng 80% tổng giá trị xuất khẩu vào thị trường bị kiện), thời gian theo kiện có thể kéo dài 5-10 năm.</span><span style="font-family: 'Verdana'">

    Theo quy định, từ khi khởi kiện cho đến khi liên tục trong vòng 3 năm, mức áp thuế của thị trường nhập khẩu bằng 0% thì DN mới đủ điều kiện được xoá thuế chống bán phá giá.Để đối phó và tránh những vụ kiện chống bán phá giá, chúng ta nên chủ động và tránh các vụ kiện bằng cách tìm kiếm những thị trường mới, không tập trung quá nhiều vào một thị trường. Thực tế cho thấy, sự tăng trưởng nóng của mặt hàng cá tra, ba sa của Việt Nam ở bất cứ thị trường nào cũng nảy sinh vấn đề. B<span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-family: 'Verdana'">ên cạnh việc cân nhắc đến khả năng áp dụng pháp luật chống bán phá giá trong những vụ việc cụ thể, nhà nước và doanh nhân Việt Nam cần thiết phải có ý thức nâng cao hơn nữa vị thế và năng lực cạnh tranh của mình trong các quan hệ thương mại quốc tế.
    </span>
    Mà quên mất , còn câu hỏi của bạn :Với mức thuế này Mỹ được gì và mất gì?

    mức thuế chống bán phá giá cao, không chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra VN chịu lỗ nặng, mà người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng (Người tiêu dùng sẽ phải trả 1 chi phí cao hơn rất nhiều khi lựa chọn sản phẩm sau khi đánh thuế 100% , các DN Mỹ khó có thể tiêu thụ đc số luợng sản phẩm dù hấp dẫn này nhưng với mức thuế cao như vậy ). Một khi Bộ thương mại Mỹ áp dụng quyết định này, xuất khẩu cá tra của VN sang Mỹ sẽ khó khăn hơn.

    </span></span>

 

 
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •