Chủ đề: Tại sao không phá độc quyền EVN?
-
09-18-2010, 06:08 AM #1
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Tại sao không phá độc quyền EVN?
EVN đề xuất tăng giá điện hơn 11%
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đề xuất tăng giá bán lẻ 11,65% lên 1.059,75 đồng một kWh. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều phương án khác được đưa ra trước khi Thủ tướng chính thức phê duyệt.
Theo Quyết định về việc kinh doanh điện năm 2009 và các năm 2010 - 2012 theo cơ chế thị trường của Thủ tướng ngày 12/2/2009, giá bán điện kể từ ngày 1/1/2010 sẽ được thực hiện trên cơ sở thị trường.
Cuối tháng 12/2009, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) lại gửi văn bản đề nghị tăng giá bán than phục vụ sản xuất điện kể từ 1/1/2010. EVN cho rằng nếu giá than nhiên liệu đầu vào tăng, giá điện tất nhiên sẽ phải tăng theo.
Những tranh cãi xung quanh mối quan hệ giữa giá than - điện vẫn chưa ngã ngũ. Ảnh minh họa: Hoàng Hà Trao đổi với VnExpress.net, ông Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực, Bộ Công Thương, đơn vị trực tiếp cho ý kiến về Đề án giá năm 2010 của EVN cho biết: "Giá bán điện chịu tác động lớn từ giá than. Than tăng thì điện cũng sẽ phải điều chỉnh. Đương nhiên, cả hai mặt hàng này đều ảnh hưởng lớn đến kinh tế quốc dân nên khi điều chỉnh, cần phải cân nhắc kỹ".
Cũng theo ông Phạm Mạnh Thắng, việc xây dựng đề án giá điện hàng năm sẽ do EVN đảm nhiệm, Bộ Công Thương sẽ cho ý kiến và được Bộ Tài chính thẩm định trước khi trình Thủ tướng phê duyệt.
Căn cứ vào quy trình và các phương án tăng giá do TKV đề xuất, EVN đã có văn bản gửi Bộ Công Thương ngày 15/1. Tập đoàn Điện lực nêu ra bốn phương án giá được áp dụng cho năm 2010, trong đó mức tăng thấp nhất (phương án số 4) là 6,2% (tương ứng với mức tăng giá than là 10%). Khi đó, giá bán điện bình quân đạt 1.052,44 đồng một kWh.
Tuy nhiên, EVN đề xuất thực hiện phương án tăng giá bán lẻ điện lên 11,65% so với giá bình quân được duyệt của năm 2009, đạt 1.059,75 đồng một kWh (theo mức tăng 15% của giá than). Theo EVN, nếu thực hiện phương án này, tổng chi phí sản xuất và kinh doanh điện trong năm 2010 là 84.915 tỷ đồng, giá thành bình quân là 1.029 đồng một kWh. Đây là mức giá mà EVN đạt được lợi nhuận từ 6%-12%.
Ngay sau khi EVN có văn bản nói trên, các cơ quan liên quan cũng có báo cáo gửi Bộ Công Thương. Trong đó, đa phần đồng ý với các phương án giá do EVN xây dựng. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, đối với phương án EVN kiến nghị thực hiện (than tăng 15%, điện tăng 11,65%), nên giảm mức tăng giá điện xuống còn 4,98%, tương đương 1.019 đồng một kWh.
Ngoài ra, bộ phận đánh giá cũng đề nghị loại bỏ phương án số 4 của EVN do "mức tăng giá than của phương án này là thấp (10%), không đáp ứng lộ trình đưa giá than thực hiện theo giá thị trường".
Về phía cơ quan thẩm tra đề án, Bộ Tài Chính, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá, cho biết: Quan điểm của Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính là cần có 4 phương án, khác nhau chủ yếu là do giá than".
Theo đó, phương án 1 là đề nghị giá than cho điện bằng 90% giá than xuất khẩu. Phương án 2 tính giá điện khi than được bán bằng giá thành khai thác năm 2010. Phương án 3và 4 căn cứ theo giá than bán cho điện mà TKV đề xuất Bộ Kế hoạch Đầu tư hồi tháng 7/2009.
Căn cứ vào Quyết định về việc kinh doanh điện năm 2009 và các năm 2010 - 2012 theo cơ chế thị trường của Thủ tướng, trường hợp mức điều chỉnh với biên độ trên 5%, Bộ Công Thương sẽ xem xét và trình, Bộ Tài chính thẩm định, báo cáo Thủ tướng phê duyệt. Như vậy, giá điện chính thức áp dụng cho năm 2010 chỉ có thể được quyết định sau khi có ý kiến của Thủ tướng.vnexpress.net
Năm trước EVN than lổ do thiếu tiền đầu tư, giá điện hiện tại rẻ.....khi Kiểm toán nhào vô thì thấy EVN lãng phí nhiều thứ, đầu tư không hiệu quả....? Tại sao ta không cho công ty nước ngoài vào, có cạnh tranh mới có phấn đấu chứ, độc quyền thế này hoài chỉ khổ cho dân....? Theo Bạn đọc VnEcon.....?View more random threads:
- Chàng sinh viên lập quỹ 100 ngàn USD cho sinh viên
- Ngăn lạm phát - ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc trong năm 2011
- Dự án Bô xít và phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên
- Khủng hoảng kinh tế 2008 ảnh hưởng như thế nào đến cung cầu tiền tệ Việt Nam
- Nhật Bản: PMI sản xuất công nghiệp giảm tháng thứ ba liên tiếp
- Nguyên tắc quản lý tiền bạc - Money management
- Nói và làm: Tập đoàn Nhà nước ngập ngừng bán USD
- Cung USD cho ngân hàng dồi dào
- chi tiêu hợp lý tời kỳ khủng hoảng
- Kinh tế 24h qua: “Bão” lương thực bắt đầu nổi
-
09-18-2010, 06:56 AM #2
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Tại sao không phá độc quyền EVN?
EVN LA MỘT TẬP ĐOÀN NHÀ NƯỚC~ SAO LẠI CÓ THỂ KHÔNG VÌ NHÂN DÂN CHỨ! EM NGHĨ THỦ TƯỚNG MÀ CÒN ĐỒNG Ý NỮA THÌ KO CÒN JIF ĐỂ NÓI:
:Sau nhiều năm hoạt động, mặc dù là công ty độc quyền kinh doanh về điện và có số lợi tức lớn, nhưng EVN vẫn không thể đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện cho dân sử dụng, dẫn tới việc cắt điện thường xuyên tại các thành phố trên diện rộng, đặc biệt vào mùa hè. Gần đây đã có dư luận thắc mắc về sự đầu tư dàn trải và không tập trung của EVN. Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh (trong bài viết Ngành điện mang tiền đầu tư đi đâu? [1]), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cần báo cáo rõ nguồn tiền của Nhà nước đã được đem đi đầu tư vào những lĩnh vực nào. Theo ông Doanh, "Nhà nước đầu tư lập ra ngành điện để phục vụ sản xuất điện chứ không phải để ngành điện đem đi đầu tư vào các ngành khác", và cần có một cơ quan giám sát về điện vì "ngoài việc thiếu công khai minh bạch về cơ cấu chi tiêu giá thành thì việc quy trách nhiệm về một đối tượng cụ thể cũng chưa được thực hiện".
Trong một diễn biến khác, khi phát biểu liên quan đến vụ án điện kế điện tử kém chất lượng tại TP Hồ Chí Minh, Phó chủ tịch UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM Lê Hiếu Đằng đã phát biểu "việc độc quyền của ngành điện đã sinh ra những tệ nạn như vậy. Cho nên, cần phải phá vỡ cơ chế độc quyền này thì người dân mới "dễ thở", không bị phiền nhiễu" [2].
Tháng 7 năm 2008, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có yêu cầu EVN cần thực hiện các biện pháp để chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn các dự án thủy điện như huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn; ngừng đầu tư các công trình ngoài lĩnh vực điện để tập trung vốn tự có cho các dự án điện [3].
Trước tin Tập đoàn đang có dự định tăng giá điện, cơ quan Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức 1 đợt kiểm toán tại EVN bắt đầu từ ngày 23/6 kéo dài trong vòng 3 tháng và dự kiến kết thúc vào tháng 10/2008.[4]. Từ kết quả kiểm tra này, cơ quan kiểm toán sẽ kiến nghị xử lý tài chính, hoặc các sai phạm (nếu có), đồng thời kiến nghị Chính phủ những giải pháp để nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước. Kiểm toán Nhà nước rà soát hầu hết các hoạt động sản xuất, truyền tải, thu chi tài chính, giá thành... của Tập đoàn Điện lực VN (EVN). Chính phủ sẽ căn cứ vào đó để xem xét giá điện."
-
09-23-2010, 05:53 PM #3
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Tại sao không phá độc quyền EVN?
COCC đang trở thành vấn nạn cho nền kinh tế Việt Nam. nó làm Việt Nam tụt hậu về mọi mặt, đặt biệt trong lĩnh vực cạnh tranh và minh bạch tài chính. trong khi EVN thì nhiễm quá nặng thể hiện trong chính sách "ưu tiên con em trong ngành" đã được thực hiện trong mấy chục năm qua. Nếu chưa có bước đột phá về thể chế mà xóa bỏ độc quyền thì nguy cơ bị thâu tóm là rất lớn. Bài toán này chủ topic đưa ra thực sự quá khó cho chính phủ Việt Nam hiện nay.
-
09-24-2010, 05:23 PM #4
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Tại sao không phá độc quyền EVN?
Không thể nào xóa bỏ cơ chế độc quyền của EVN đựơc đâu vì nó ảnh hưởng đến an ninh quốc gia nên nhà nước phải quản lý vấn đề năng lượng quốc gia, nó hơi giống an ninh quốc phòng vậy.
Nước Việt nam là nước của dân,... nên EVN là của dân, tức là EVN là của chúng ta mà có gì đâu mà phải xóa bỏ độc quyền chứ. Như vậy tốt cho tất cả chúng ta mà. Thử nghĩ xem nếu có thêm một anh chàng nào đó được phép kinh doanh điện, thì trước cửa nhà bạn sẽ có thêm một hàng cột điện và thêm một mớ bòng bong treo lủng lẳng trước nhà bạn, nó sẽ làm mất mỹ quan lắm.
Độc quyền vẫn tốt đẹp đấy chứ?
-
09-25-2010, 01:10 AM #5
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Tại sao không phá độc quyền EVN?
Em là một sinh viên em đã từng tìm hiểu về vấn đề độc quyền của EVN. Và em thấy rằng muốn cho tình hình điện của nước ta ổn định, hạn chế tình trạng thiếu điện, cắt điện đột xuất thì cần phải xóa bỏ độc quyền của ngành điện. Như vậy ngành điện mới có cạnh tranh và phát triển. Nhưng cũng rất khó khăn bởi EVN đang sở hữu toàn bộ cơ sở vật chất như cột điện,...Nếu có 1 hãng khác cũng muốn sản xuất điện thì cơ sở vật chất phải đầu tư là rất lớn. Đây đúng là 1 bài toàn khó của nước ta
-
09-25-2010, 01:10 AM #6
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Tại sao không phá độc quyền EVN?
Em là một sinh viên em đã từng tìm hiểu về vấn đề độc quyền của EVN. Và em thấy rằng muốn cho tình hình điện của nước ta ổn định, hạn chế tình trạng thiếu điện, cắt điện đột xuất thì cần phải xóa bỏ độc quyền của ngành điện. Như vậy ngành điện mới có cạnh tranh và phát triển. Nhưng cũng rất khó khăn bởi EVN đang sở hữu toàn bộ cơ sở vật chất như cột điện,...Nếu có 1 hãng khác cũng muốn sản xuất điện thì cơ sở vật chất phải đầu tư là rất lớn. Đây đúng là 1 bài toàn khó của nước ta
-
09-25-2010, 01:29 AM #7
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Tại sao không phá độc quyền EVN?
điện,nước,dầu theo mình thì không nên bị phá độc quyền.Việc độc quyền ngành sẽ đưa lai sự ổn định cho nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn.
-
09-25-2010, 01:29 AM #8
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Tại sao không phá độc quyền EVN?
điện,nước,dầu theo mình thì không nên bị phá độc quyền.Việc độc quyền ngành sẽ đưa lai sự ổn định cho nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn.
-
09-25-2010, 02:02 AM #9
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Tại sao không phá độc quyền EVN?
trước tiên thì chúng ta nên để ý tới một vấn đề rằng ĐỘC QUYỀN có thật sự xấu hay không.bạn thừ tưởng tượng xem tình trạng đường dây diện ở nước ta bây giờ như thế nào???và nếu xuất hiện thêm một công ty cạnh tranh về điện nữa thì sẽ ra sao???có phải lúc đó số lượng cột điện,dây điện sẽ tăng gấp đôi hay không.ngoài ra vấn đề an ninh quốc gia có được thực sự đảm bảo hay không.
-
09-25-2010, 02:02 AM #10
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Tại sao không phá độc quyền EVN?
trước tiên thì chúng ta nên để ý tới một vấn đề rằng ĐỘC QUYỀN có thật sự xấu hay không.bạn thừ tưởng tượng xem tình trạng đường dây diện ở nước ta bây giờ như thế nào???và nếu xuất hiện thêm một công ty cạnh tranh về điện nữa thì sẽ ra sao???có phải lúc đó số lượng cột điện,dây điện sẽ tăng gấp đôi hay không.ngoài ra vấn đề an ninh quốc gia có được thực sự đảm bảo hay không.
Các Chủ đề tương tự
-
Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền
Bởi giaitriso trong diễn đàn Giới thiệu dịch vụTrả lời: 0Bài viết cuối: 10-01-2016, 02:15 AM -
Bản chất kinh tế của CNTB độc quyền, so sánh CNTB độc quyền và CNTB độc quyền nhà nước?
Bởi hungpro9x trong diễn đàn Kinh tế học đại cươngTrả lời: 12Bài viết cuối: 09-29-2016, 06:31 PM -
Đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan phần 2
Bởi sonhp trong diễn đàn Giới thiệu dịch vụTrả lời: 0Bài viết cuối: 08-16-2016, 12:48 AM -
tình huống về nhân sự , cấp dưới vượt quyền.
Bởi hungtk15122010 trong diễn đàn Chiến lược kinh doanhTrả lời: 6Bài viết cuối: 01-07-2011, 05:07 PM
Dụng cụ người lớn tuyệt nhất dành cho các vợ chồng vào màn dạo đầu Nói một cách đơn giản, như tôi đã nói ở trên, chơi trò chơi tình dục là một cách nhẵn để thêm một số niềm vui và sự phấn khích...
Trò chơi người lớn hay nhất dành cho các cặp đôi vào màn dạo đầu