-
10-09-2010, 09:16 PM #1
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Cây quyền trượng kinh tế sẽ có chủ nhân mới?
Không tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, các nền kinh tế phát triển sẽ kẹt trong tình trạng trì trệ như Nhật Bản.
Họ nên hỗ trợ tổng cầu ngắn hạn hay kích thích tổng cung dài hạn? Mai sau giới sử học sẽ coi đâu là xu hướng kinh tế chủ đạo của những năm đầu thế kỷ 21? Có rất nhiều ứng viên tiềm năng, từ cải cách nền tài chính hậu khủng hoảng 2008 đến bùng nổ nợ chính phủ.
Nhưng đứng đầu danh sách gần như chắc chắn sẽ là việc cây quyền trượng kinh tế có chủ nhân mới.
10 năm trước các nước giàu thống trị kinh tế thế giới, đóng góp 2/3 GDP toàn cầu. Thập kỷ tới tỷ lệ này sẽ có thể giảm xuống 40%. Phần lớn sản lượng sẽ nằm ở các nước mới nổi.
Sự tiến bộ nhanh chóng minh chứng cho thành công của các quốc gia này. Nhờ các chính sách tốt cùng quá trình toàn cầu hóa, hầu hết các quốc gia đang phát triển đang bắt kịp các nước giàu.
Giai đoạn 2002-08, hơn 85% các nền kinh tế đang phát triển tăng trưởng nhanh hơn Mỹ, so với chưa đến 1/3 trong những năm 196-2000, và gần như chẳng quốc gia nào một thế kỷ trước đó.
Đó là một thành tựu đáng kinh ngạc mà đi kèm với nó là mức sống của đại bộ phận dân số thế giới được cải thiện chưa từng có.
Nhưng sự thay đổi ấy còn có thêm một lời giải thích chẳng mấy vui tai: đó là sự tăng trưởng chậm chạp tại các nước giàu như Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản.
Có 3 nguyên nhân cho thấy vài năm tới sẽ chứng kiến phương Tây trì trệ và phần còn lại của thế giới vươn dậy.
Thứ nhất: Quy mô đợt suy thoái 2008-09 và quá trình phục hồi yếu ớt sau đó.
Tính chung các nền kinh tế phát triển, suy thoái hậu khủng hoảng tài chính nặng nề nhất kể từ thập niên 1930. Theo sau nó là con số lao động thất nghiệp và nhà máy hoạt động cầm chừng nhiều chưa từng có.
Dù sản lượng ở phần lớn các nước đã ngừng giảm từ một năm trước nhưng phục hồi quá yếu ớt để có thể nhanh chóng dùng đến phần sản lượng dư thừa trên (xem đồ thị 1). OECD cho rằng “khoảng trống sản lượng” này sẽ tồn tại cho đến năm 2015.
Thứ hai: Phía cung.
Cầu quyết định liệu nền kinh tế đang hoạt động trên hay dưới mức tăng trưởng “tiềm năng”, nhưng tăng trưởng tiềm năng tự nó lại phụ thuộc vào nguồn cung lao động và năng suất của họ. Năng suất ấy lại phụ thuộc vào tỷ lệ vốn đầu tư và tốc độ đổi mối.
Cung lao động ở các nước giàu sẽ giảm khi số lượng người nghỉ hưu tăng. Vài thập kỷ tới dân số trong độ tuổi lao động ở Tây Âu sẽ giảm 0,3%/năm. Ở Nhật Bản, tốc độ suy giảm lớn gấp đôi, tới 0,7%/năm.
Với hàng triệu lao động thất nghiệp, cung lao động giảm có lẽ chẳng quan trọng lắm. Nhưng sự thay đổi về nhân khẩu học này lại quyết định tương lai trung hạn của các nước giàu, bao gồm cả khả năng thanh toán nợ công.
Theo tính toán của Dale Jorgenson từ ĐH Havard và Khuong Vu từ ĐHQG Singapore, trung bình tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của nhóm G7 giai đoạn 1998-2008 là 2,1%.
Với xu hướng nhân khẩu hiện nay, và giả định rằng năng suất tăng với tốc độ tương tự 10 năm vừa qua, tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng sẽ giảm xuống 1,45% trong 10 năm tới, con số thấp nhất kể từ sau CTTG II.
Năng suất tăng nhanh hơn có thể hạn chế sự giảm sút trên nhưng chẳng có vẻ gì là nó sẽ xảy ra. Trước khủng hoảng tài chính, xu hướng tăng trưởng năng suất tại nhiều nước giàu hoặc đứng im hoặc chậm lại trong khi lại tăng mạnh ở các nước mới nổi.
Thứ ba: Hậu quả của khủng hoảng tài chính và sự phục hồi yếu ớt tác động xấu tới tăng trưởng kinh tế tiềm năng.
Thất nghiệp cao trong thời gian dài thường làm giảm chứ không tăng số lao động tiềm năng. Người thất nghiệp mất đi các kỹ năng và khi đã quá thất vọng, họ không còn muốn lao động nữa. Tài sản các ngân hàng giảm khiến tín dụng đắt đỏ mà vẫn khó tiếp cận hơn.
Ai lạc quan thì dẫn ra kinh nghiệm của Mỹ trong thế kỷ qua và cho rằng suy thoái dẫu có nghiêm trọng không phải lúc nào cũng gây ra hậu quả dài hạn.
Sau mọi đợt suy thoái rút cục kinh tế lại hồi phục khiến tỷ lệ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tiềm năng vẫn ổn định một cách đáng ngạc nhiên (xem đồ thị 2).
Bất chấp thiếu hụt tổng cầu, năng suất của Mỹ thập niên 1930 vẫn tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ thập niên nào khác trong thế kỷ 20. Thất nghiệp cao hôm nay có thể là nền tảng giúp tăng hiệu quả sản xuất ngày mai.
Tuy vậy đa phần các nhà kinh tế cho rằng khả năng sản xuất của các nước giàu đã chịu thiệt hại, đặc biệt là ở các nước mà tăng trưởng đến nhiều từ các ngành phát triển kiểu “bong bóng” như xây dựng ở Tây Ban Nha và tài chính ở Anh.
OECD tính toán rằng hậu quả của khủng hoảng tài chính trung bình sẽ lấy mất 3% sản lượng tiềm năng của các nước giàu.
Cầu yếu càng kéo dài, thiệt hại càng lớn. Kinh nghiệm của Nhật hai thập kỷ vừa qua là một ví dụ đáng lo ngại, đặc biệt là với các nền kinh tế có dân số già ở Châu Âu.
Để tránh số phận như Nhật Bản, các nước giàu nên kích thích tăng trưởng bằng hai con đường là củng cố tổng cầu ngắn hạn và tăng tổng cung dài hạn.
Đáng buồn thay các nhà hoạch định chính sách hiện nay thường xem hai chiến lược này chỉ là lựa chọn thay thế.
Nhiều nhà kinh tế phái theo Keynes lo ngại về thiết hụt cầu từ khu vực tư nhân cho rằng lúc này chưa nên lo tới tăng trưởng tiềm năng trong trung hạn.
Kích thích kinh tế hay Thắt lưng buộc bụng?
Các nhà kinh tế Châu Âu nhấn mạnh tới kích thích tăng trưởng trung hạn và ủng hộ các cải cách ví dụ như làm thị trường lao động linh hoạt hơn. Họ thường phủ nhận việc tiếp tục kích thích để hỗ trợ tổng cầu.
Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet là người rất ủng hộ cải cách cơ cấu kinh tế Âu châu. Nhưng ông cũng là người ủng hộ nhiệt tình nhất ý tưởng cắt giảm thâm hụt tự nó sẽ kích thích tăng trưởng.
Và thế là một cuộc tranh luận tuy trong diện hẹp nhưng không kém phần nảy lửa đã nổ ra về việc nên kích thích tài khóa hay thắt chặt ngân sách.<div style="text-align: left">
Người viết bài này cho rằng cả hai bên đều chỉ nhìn một phía. Chính phủ nên nghĩ xem làm thế nào vừa hỗ trợ tổng cầu vừa kích thích tổng cung cùng một lúc.
Thứ nhất, phe theo Keynes đúng khi cho rằng với các nước giàu, thắt chặt ngân sách trong ngắn hạn quá mức cũng là hiểm họa.
Cắt giảm mạnh tay đe dọa phục hồi, đặc biệt là vì không thể dễ dàng bù đắp nhờ nới lỏng chính sách tiền tệ. Cải thiện cơ cấu thuế và chi tiêu công cũng quan trọng chẳng kém gì thâm hụt trong ngắn hạn.
Thứ hai, lờ đi nguy cơ đối với tăng trưởng kinh tế tiềm năng và đánh mất cơ hội thực hiện những cải cách hỗ trợ tăng trưởng ở tầm vi mô cũng nguy hiểm chẳng kém gì nhau.
Chính phủ hầu hết các nước giàu đều đã học được một bài học quan trọng từ các cuộc khủng hoảng tài chính trước đó: phải nhanh tay dọn dẹp khu vực ngân hàng.
Nhưng tăng cạnh tranh và giải điều tiết cũng cần phải được nhìn nhận đúng mức hơn, đặc biệt là ở khu vực dịch vụ, nguồn gốc của phần lớn việc làm và tăng trưởng năng suất tại các nước giàu trong tương lai.
Tăng trưởng nhanh không phải là liều thuốc vạn năng. Vì các nền kinh tế đang phát triển đông dân hơn các nước giàu nên rồi thì thế nào họ cũng thống trị nền kinh tế thế giới.
Nhưng bước chuyển ấy sẽ tới trong bối cảnh thịnh vượng hay đình trệ phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của các nước giàu. Hiện nay, đáng lo ngại là trì trệ lại là kịch bản mà nhiều nước đang hướng tới.
Nguồn
</div>View more random threads:
- Để VN trở thành nước công nghiệp vào năm 2020
- Tiêu điểm kinh tế thế giới tuần 28/03-01/04
- Việt Nam cạnh tranh với Thái Lan trong xuất khẩu
- Kinh tế như chiến trường
- Tổng thống Obama tích cực thúc đẩy hiệp định thương mại với Hàn Quốc
- Việt Nam: Standard Chartered Bank: Có thể sẽ điều chỉnh tỷ giá vào nửa cuối năm
- IMF: Tiến trình phục hồi kinh tế có thể “đứt đoạn”
- vàng bắt đầu tăng giá trở lại
- thông tin thị trường hàng hóa chuyên sau
- Giao dịch USD khi thị trường ngoại tệ tự do bị siết chặt
Các Chủ đề tương tự
-
Nhượng quyền kinh doanh - franchise
Bởi hoanganha1q2 trong diễn đàn Chính sách và pháp luậtTrả lời: 2Bài viết cuối: 09-29-2016, 08:43 PM -
Bản chất kinh tế của CNTB độc quyền, so sánh CNTB độc quyền và CNTB độc quyền nhà nước?
Bởi hungpro9x trong diễn đàn Kinh tế học đại cươngTrả lời: 12Bài viết cuối: 09-29-2016, 06:31 PM -
Cho em hỏi về kinh tế vi mô - Thị trường Độc quyền
Bởi nvtuantt trong diễn đàn Kinh tế học đại cươngTrả lời: 2Bài viết cuối: 11-05-2008, 08:44 AM
Dụng cụ người lớn tuyệt nhất dành cho các vợ chồng vào màn dạo đầu Nói một cách đơn giản, như tôi đã nói ở trên, chơi trò chơi tình dục là một cách nhẵn để thêm một số niềm vui và sự phấn khích...
Trò chơi người lớn hay nhất dành cho các cặp đôi vào màn dạo đầu