Kết quả 1 đến 7 của 7
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Economist: Mỗi người Việt Nam nợ 580USD


    Theo tính toán của Economist, với tổng số dân 87.622.465 người và tỷ lệ nợ công/GDP là 51,6%, mỗi người Việt Nam gánh khoản nợ 580,91 USD.


    Economist đã tiến hành khảo sát và công bố con số nợ công chi tiết của toàn thế giới và từng nước trên thế giới.
    Cụ thể, tính đến 4h chiều ngày hôm nay (ngày 12/10/2010), tổng số nợ của toàn thế giới là 39.942.322.481.713 USD, khoảng hơn 39 nghìn tỷ USD.
    Đối với Việt Nam, tổng số nợ công là 50.935.068.493 USD (50,9 tỷ USD).
    Theo tính toán của Economist, với tổng số dân 87.622.465 người và tỷ lệ nợ công/GDP là 51,6%, mỗi người Việt Nam gánh khoản nợ 580,91 USD.



    Theo thống kê đó, từ năm 2001 đến nay, số nợ công/đầu người của Việt Nam ngày càng cao. Năm 2001, nợ công/GDP của Việt Nam chỉ là 26,6% GDP, tính chia ra đầu người là 106USD.

    Mỗi người Pháp nợ 31.785USD; mỗi người Mỹ nợ 27.683USD còn mỗi người Anh nợ 26.602USD.
    Tại châu Á, mỗi người Trung Quốc nợ 713USD, con số này đối với người Ấn Độ là 713USD, Thái Lan 2.063USD.
    Trong khi đó cũng tại châu Á, mỗi người Nhật phải chịu khoản nợ 83.697USD.
    Nhóm nước nợ nhiều bao gồm Mỹ, Canada và Tây Âu. Chuyên gia thuộc Economist tính toán con số trên dựa trên báo cáo hàng quý của các nước và khảo sát 99% GDP trên toàn cầu.
    Nguồn


    Bạn đọc VnEcon nghĩ gì về tình trạng nợ ở Việt Nam khi đọc bài viết này??

  2. #2
    Phản hồi: Economist: Mỗi người Việt Nam nợ 580USD

    580.91 USD, với tỷ giá hiện nay khoảng 19500 đồng/USD, tính ra mỗi người dân chúng ta gánh trên vai trên 11.000.000 đồng (!). Trong khi đó thu nhập bình quân nước ta phấn đấu năm 2010 là 1100USD/năm (!).
    Nhìn vào 2 con số trên bạn cảm thấy thế nào?

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Economist: Mỗi người Việt Nam nợ 580USD

    Hix...nghe sợ và lo ghê luôn. Nhưng tớ hông hiểu nợ đó là do đâu với lại nước ta ắt hẳn phải có kế hoạch trả nợ sao chứ nhỉ?

    Đó giờ mới biết đến việc này, mong bạn nào biết thì giải đáp dùm tớ với nhé

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Economist: Mỗi người Việt Nam nợ 580USD




    Trích dẫn Gửi bởi CodePink
    Hix...nghe sợ và lo ghê luôn. Nhưng tớ hông hiểu nợ đó là do đâu với lại nước ta ắt hẳn phải có kế hoạch trả nợ sao chứ nhỉ?

    Đó giờ mới biết đến việc này, mong bạn nào biết thì giải đáp dùm tớ với nhé
    Vốn là một trong 3 yếu tố cơ bản để sản xuất. Trong thời kỳ kinh tế thế giới phát triển nhanh như hiện nay, vốn đã trở thành một vấn đề hàng đầu của mọi quốc gia. Thiếu vốn tức là sản xuất trì trệ. Thiếu vốn tức là sinh ra cái vòng luẩn quẩn làm cho kinh tế không phát triển nổi. Cần có một cú hích đó chính là vay vốn nước ngoài. Đây chính là nguyên do của nợ nước ngoài.
    Có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao những nước giàu như Mỹ lại là con nợ lớn nhất của thế giới. Nhưng bạn cũng nên biết rằng Mỹ cũng là chủ nợ của thế giới.
    Sự di chuyển chủ yếu của dòng vốn hiện nay không phải là từ các nước đang phát triển sang các nước đang phát triển, mà là từ các nước phát triển sang các nước phát triển khác. Các nước phát triển tuy có nhiều vốn, nhưng họ không thể có lợi thế ở tất cả các lĩnh vực. Họ chỉ đầu tư trong nước những lĩnh vực mà họ có lợi thế. Những lĩnh vực còn lại họ sẽ kêu gọi đầu tư từ những nước phát triển khác có lợi thế hơn. Còn nguồn vốn dư thừa của họ sẽ được mang sang đầu tư ở nước ngoài, vào những ngành mà họ có lợi thế. Kết quả của tất cả các việc này là hiệu quả kinh tế được nâng cao, năng suất lao động tăng lên, thúc đẩy kinh tế quốc gia và quốc tế phát triển. Như vậy có thể thấy một nước phát triển họ vừa là con nợ, vừa là chủ nợ của những nước còn lại.
    Lại xét đến những nước đang phát triển. Đã gọi là đang phát triển thì họ không thể thừa vốn được rồi. Họ luôn ở trong tình trạng thiếu vốn cho sự phát triển kinh tế đất nước. Và vay vốn nước ngoài chính là một giải pháp hữu hiệu. Thứ nhất, tận dụng được nguồn vốn dồi dào để đầu tư sản xuất. Thứ hai, tận dụng được khoa học công nghệ. Thứ ba, tận dụng được kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển. Điều này làm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của những nước này, góp phần đưa kinh tế - xã hội đi lên, rút ngắn khoảng cách tụt hậu đối với những nước phát triển. Như vậy, các nước đang phát triển thưởng chỉ có vay nợ mà không cho vay. Tuy nhiên, không thể cứ đi vay vô tội vạ một cách ồ ạt. Cần phải tính toán lượng vay nước ngoài ở cả khu vực tư nhân và chính phủ. Việc vay nước ngoài không được kiểm soát sẽ dẫn đến quá phụ thuộc và nước ngoài, mất đi tính tự chủ của nền kinh tế. Một nền kinh tế thiếu đi tính tự chủ sẽ dễ dàng bị thao túng bởi nước ngoài. Đặc biệt đối với một nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, việc kiểm soát chặt chẽ nợ nước ngoài lại càng trở nên quan trọng.
    Thân!

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Economist: Mỗi người Việt Nam nợ 580USD

    "đời cha ăn mặn, đời con uống nước" đó mà. vay nhiều rùi bù lỗ cho những thằng làm ăn không hiệu quả rùi lại đi vay tiếp như Vinashin chẳng hạn. người ta cũng đi vay nhưng lại use đòng vốn có hiệu quả, còn mình đi vay lại use một cách vô tội vạ, không mang lại hiệu quả cao. cũng khó hiểu được suy nghĩ của những người lãnh đạo. có lẽ họ mang trọng trách quá lớn nên đã để hổng nhìu chỗ mà không thấy. đến khi vỡ ra thì lại tìm cách khắc phục đó là đi vay típ. pó tay

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Economist: Mỗi người Việt Nam nợ 580USD




    Trích dẫn Gửi bởi cuncon23
    "đời cha ăn mặn, đời con uống nước" đó mà. vay nhiều rùi bù lỗ cho những thằng làm ăn không hiệu quả rùi lại đi vay tiếp như Vinashin chẳng hạn. người ta cũng đi vay nhưng lại use đòng vốn có hiệu quả, còn mình đi vay lại use một cách vô tội vạ, không mang lại hiệu quả cao. cũng khó hiểu được suy nghĩ của những người lãnh đạo. có lẽ họ mang trọng trách quá lớn nên đã để hổng nhìu chỗ mà không thấy. đến khi vỡ ra thì lại tìm cách khắc phục đó là đi vay típ. pó tay
    Quản lý cả một nền kinh tế không phải là chuyện dễ dàng đâu bạn. Thử hỏi có một đất nước nào trong quá trình phát triển mà không có những sai lầm của những người lãnh đạo? Nước ta đang trong quá trình xây dựng và phát triển, trình độ điều hành, kinh nghiệm quản lý còn thấp. Vì vậy phạm phải những sai lầm, thậm chí là những sai lầm lớn như vụ Vinashin có thể nói là tất yếu. Vì vậy chúng ta cũng không nên quá chỉ trích họ. Việc cần bàn bây giờ là làm thế nào để tái thiết được Vinashin, và lớn hơn nữa đó là kiến thiết một cơ chế quản lý mới hiệu quả hơn để ngăn chặn một vụ Vinashin nữa xảy ra, chứ không phải là chỉ trích, gây sức ép làm cho quá trình tái thiết Vinashin càng thêm khó khăn.
    Việc này đã bàn nhiều lần lắm rồi, mình cũng không muốn nói nhiều đến nữa làm sai chủ đề Topic.
    Thân!

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Economist: Mỗi người Việt Nam nợ 580USD

    con số này là khá lớn so với thu nhập của ng VN
    chính thế hệ chúng ta sẽ là những ng trả nợ

 

 

Các Chủ đề tương tự

  1. Xin kinh nghiệm và tài liệu thi MBA CFVG cho non-economist
    Bởi Thinhquang chemi trong diễn đàn Kinh tế học đại cương
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 09-29-2016, 06:13 PM
  2. Economist công bố con số nợ chi tiết của các nước trên thế giới
    Bởi hongocha202 trong diễn đàn Kinh tế ngày nay
    Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 10-27-2010, 05:15 AM
  3. Call for papers: the 2nd Vietnam Economist Annual Meeting 2009 (VEAM 2009)
    Bởi slight_wind01 trong diễn đàn Kinh tế học đại cương
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 10-30-2009, 04:51 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •