-
11-13-2010, 01:23 AM #1
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Kinh tế thế giới trước nguy cơ bùng phát chiến tranh tiền tệ
Tình trạng căng thẳng giữa các cường quốc kinh tế đang ngày càng leo thang do những người điều hành hệ thống tài chính của mỗi nước nhìn thấy nhiều lợi ích khi phá giá đồng nội tệ.
Câu hỏi đặt ra trong tình huống này là liệu chúng ta có đang lâm vào một cuộc chiến tranh tiền tệ hay đó chỉ là những mâu thuẫn vụn vặt?
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã dứt khoát phủ định nguy cơ nổ ra chiến tranh tiền tệ.
Trong một cuộc trao đổi trên truyền hình gần đây với người dẫn chương trình Charlie Rose, ông cho rằng rủi ro để những tranh chấp tỷ giá giữa các quốc gia phát triển thành chiến tranh là không thể.
Tuy nhiên, ý kiến này không nhận được sự đồng tình của người đồng cấp Brazil Guido Mantega. Tháng trước, ông này phát biểu công khai rằng “một cuộc chiến tranh tiền tệ trên quy mô quốc tế” đã bùng phát.
Khi được hỏi về khái niệm chính xác thế nào là một cuộc chiến tranh tiền tệ, người phát ngôn của Bộ tài chính Mỹ đã trả lời bằng email như sau: “Tôi không nghĩ mình có thể đưa ra một định nghĩa chính xác về thuật ngữ này.
Theo như tôi được biết, ngài Bộ trưởng tài chính Brazil là người đã sáng tạo ra nó, vì thế tốt hơn hết là bạn nên hỏi thẳng ông ấy.”
Như vậy, câu trả lời thực sự cho thắc mắc này là: không một ai biết chính xác khi nào và với điều kiện gì thì cuộc xung đột kinh tế toàn cầu sẽ trở thành “chiến tranh”.
Ngay cả ngài Geithner, người tuyên bố chắc chắn rằng điều đó không có khả năng xảy ra, có vẻ như cũng mù mờ về khái niệm này.
Nhưng mặc cho chúng ta có gọi những tranh chấp tiền tệ đang diễn ra là gì đi nữa, thì lời cảnh báo của Mantega không phải là vô căn cứ.
Bằng chứng gần đây nhất là việc Ngân hàng trung ương Nhật tháng trước đã bơm ra gần 20 tỷ yên – động thái can thiệp đầu tiên vào thị trường ngoại hối của chính phủ Nhật trong sáu năm qua.
Hàn Quốc cũng đã ra tay kiềm chế đồng won tăng giá thông qua một vài lần can thiệp trong khoảng một năm trở lại đây.
Hơn thế nữa, nhiều quốc gia từ Singapore cho tới Columbia đều lên tiếng lo ngại về việc đồng nội tệ của họ đang mạnh lên, điều đó hoàn toàn có thể dẫn đến những hành động tương tự như của Nhật Bản.
Và cũng không thể không nhắc tới nhân dân tệ vốn từ lâu đã là tiêu điểm gây tranh cãi. Việc nền kinh tế Mỹ và các quốc gia khác suy yếu càng khiến cho các nhà lãnh đạo những nước này cảm thấy mình bị Trung Quốc bòn rút thông qua việc thao túng tiền tệ.
Lý do quan trọng nhất thúc đẩy các quốc gia lựa chọn can thiệp vào giá trị đồng nội tệ là: tỷ giá hối đoái thấp sẽ làm hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu rẻ hơn, cạnh tranh hơn - một chiến lược mà hầu hết các chính phủ trên thế giới đang nhắm đến hòng đưa nền kinh tế nước mình phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng.
Trong một động thái khác, những người đứng đầu ngân hàng trung ương các nước cũng đang cố gắng bơm thêm các liều thuốc kích thích vào nền kinh tế, ví dụ như cắt giảm lãi suất hay thậm chí in một lượng lớn tiền mặt ngoài lộ trình tăng cung tiền như Ben Bernanke đang làm.
Cho dù với mục đích gì đi nữa thì các hành động can thiệp này đều đã và đang làm giảm giá trị đồng tiền.
Quan trọng hơn, nó có thể dẫn tới hiệu ứng domino tồi tệ: một loại tiền xuống giá, nó sẽ làm cho những đồng tiền khác tăng giá một cách không mong muốn, và nhiều hệ lụy tiếp đó xảy ra.
Sau cùng, kịch bản của cuộc chạy đua phá giá tiền tệ những năm 1930 có thể sẽ lặp lại. Trong thời kỳ đó, niềm tin vào chế độ bản vị vàng bị sụp đổ đã khiến cho đồng bảng Anh rớt giá liên tục, từ đó gây nhiễu loạn tỷ giá hối đoái trên toàn cầu.
Nguy cơ bùng phát chiến tranh thương mại
Cuộc chiến tranh tiền tệ diễn ra vào thập kỷ 30 cuối cùng đã dẫn đến chiến tranh thương mại, làm Đại suy thoái trở nên tồi tệ hơn nữa.
Các quốc gia đua nhau dựng lên những rào cản thương mại, khiến lượng hàng hóa lưu thông trên toàn cầu giảm sút nghiêm trọng.
Mark Thoma, kinh tế gia đại học Oregon, cho rằng với những dấu hiệu như hiện nay thì nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại không phải là quá xa vời, đặc biệt là với quyết định mua thêm trái phiếu chính phủ bằng cách in tiền của Fed.
Vì vậy, những chính sách hướng tới việc tạo cú hích cho nền kinh tế trong ngắn hạn rất có thể sẽ làm tổn thương đến tăng trưởng dài hạn.
Làn sóng phá giá tiền tệ nhiều khả năng sẽ làm suy giảm thương mại quốc tế cũng như đầu tư xuyên quốc gia. Thêm vào đó, việc tăng cung tiền trên quy mô toàn cầu rất dễ tạo ra những bong bóng tài sản.
Có lẽ nguyên nhân sâu xa hơn gây nên tình huống rối ren hiện nay là sự bất hợp lý trên chính trường chứ không phải vấn đề về tiền tệ.
Việc các nền kinh tế mới nổi vượt qua suy thoái và phục hồi nhanh hơn những quốc gia công nghiệp là điều không có gì phải tranh cãi.
Trọng tâm kinh tế thế giới đang dịch chuyển xa dần những cây đại thụ già cỗi như Hoa Kỳ, liên minh châu Âu hay Nhật Bản, đòi hỏi sự phân chia lại quyền lực trên chính trường quốc tế, với nhiều lợi thế hơn dành cho các nước đang phát triển.
<div style="text-align: right">(Theo Fortune) </div>View more random threads:
- Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc VND giảm còn 1,2%
- Thủ tướng yêu cầu lường trước kịch bản xấu với nền kinh tế
- Lạm phát 2010: “Có chuyện lòng tin vào đồng tiền có vấn đề”
- AFTA , cơ hội và thách thức gì, những câu hỏi cần đặt ra hiện nay với VN
- Alan Greenspan: Thâm hụt ngân sách của Mỹ có thể gây ra khủng hoảng trái phiếu
- Gần 20.000 tỷ đồng tiền thuế có thể được giãn và miễn giảm trong năm 2011
- Liên hệ từ khủng hoảng tín dụng tại Dubai đến Việt Nam
- Tỷ phú đôla đầu tiên trên TTCK Việt Nam
- thành công trong khủng hoảng
- Vedan lại "oanh tạc" Hà Tĩnh
-
11-15-2010, 05:39 AM #2
Junior Member
- Ngày tham gia
- Dec 2015
- Bài viết
- 0
Phản hồi: Kinh tế thế giới trước nguy cơ bùng phát chiến tranh tiền tệ
Hy vọng một thỏa thuận tích cực được thông qua tại hội nghị G20 sẽ làm giảm căng thẳng trên thế giới, làm giảm nguy cơ về một cuộc chiến tranh tiền tệ rất có thể sẽ xảy ra.
Các Chủ đề tương tự
-
"Thế giới đang cận kề chiến tranh thương mại”
Bởi hoanglan9 trong diễn đàn Kinh tế ngày nayTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-15-2011, 08:28 AM -
Timothy Geithner: Không có nguy cơ xảy ra chiến tranh tiền tệ
Bởi npd.fpt01 trong diễn đàn Kinh tế ngày nayTrả lời: 0Bài viết cuối: 10-14-2010, 01:02 PM -
IMF & World Bank: Tranh chấp tiền tệ sẽ gây nguy hại cho phục hồi kinh tế
Bởi seovietdang trong diễn đàn Kinh tế ngày nayTrả lời: 0Bài viết cuối: 10-09-2010, 07:02 AM -
Chiến Tranh Thế Giới Thì Kinh Tế Sẽ Ra Sao?
Bởi Shushisa trong diễn đàn Chiến lược kinh doanhTrả lời: 3Bài viết cuối: 02-24-2010, 04:38 AM
Dụng cụ người lớn tuyệt nhất dành cho các vợ chồng vào màn dạo đầu Nói một cách đơn giản, như tôi đã nói ở trên, chơi trò chơi tình dục là một cách nhẵn để thêm một số niềm vui và sự phấn khích...
Trò chơi người lớn hay nhất dành cho các cặp đôi vào màn dạo đầu