Nguy cơ của mất cân bằng thương mại thế giới



[IMG]data/attachments/4/4190-cc5bc61ecf98ac8858d826be1980c727.jpg[/IMG]



NEW YORK (CNNMoney.com)Tiêu chuẩn sống cao cấp của mà hầu hết người dân Hoa Kỳ đã hưởng thụ đang lâm nguy. Và những nguy hiểm đang bùng nổ mà nếu quan tâm đến nguyên nhân thì chỉ có thể diễn giải bằng “ mất cân bằng thương mại toàn cầu”.

Nguyên nhân này có liên quan đế thâm hụt thương mại khổng lồ cái đã và đang gây đau đầu cho một vài quốc gia, đặc biệt là ở Hoa Kì, đồng thời với thặng dư thương mại khổng lồ trong các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc.

Nói chung các nhà kinh tế học đồng ý rằng trừ khi các nhà lãnh đạo thế giới có thể làm việc cùng nhau để giảm sự mất cân bằng này, nếu không sẽ có một nguy cơ về một cuộc khủng hoảng kinh tế mới mang tính toàn cầu.

“ rõ ràng rằng xu hướng thâm hụt của nước Mỹ và thăng dư ở Trung Quốc không thể cứ kéo dài mãi, “ Dean Maki, nhà kinh tế trưởng Hoa Kì ở Barclays Captial, phát biểu” nhưng ngay bây giờ, chưa thấy có một dấu hiệu nào khắc phục tình trạng mất cân đối thương mại này trong tương lai gần.”

Thặng dư thương mai có nhược điểm gì?

Giá trị xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu dường như là một điều tốt đối với Trung Quốc. Thực tế, nền kinh tế phụ thuộc sức mạnh xuất khẩu và những thành công gần đây của Trung Quốc đã cứu hàng triệu người ra khỏi đói nghèo. Nhưng khi có một sự thặng dự khổng lồ cũng có có thể thúc đẩy lạm phát và bong bóng tài sản- tiềm ẩn những hiểm nguy có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính khác.

Và khi Trung Quốc thặng dư thương mại thì những quốc gia khác như Hoa Kì ,những nước đang đối mặt với tình trạng thậm hụt thương mại, cũng nguy hiểm. Một cách nhất quán khi tiêu dùng nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn khả năng sản xuất của quốc gia thì điều đó có nghĩa là nước đó cần phải có nguồn tài chính tài trợ cho thâm hụt đó bằng cách bán tài sản, như Trái phiếu chính phủ Hoa Kì, tới các nhà đầu tư nước ngoài.

“ cuối cùng, phần còn lại của thế giới sẽ từ chối cho chúng ta vay tiền và chúng ta sẽ rơi vào một cụộc khủng hoảng ,” Jay Bryson, nhà kinh tế học công tác tại Wells Fargo Securities phát biểu.

Thậm chí nếu Hoa Kì không chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng nợ, người dân Mỹ có thể nhận thấy đồng đôla của họ đang mất giá trên thị trường thế giới nếu như thâm hụt thương mại tiếp tục mở rộng, điều sẽ làm giá hàng hóa nhập khẩu, cũng như hàng hóa tiêu dùng, như dầu mỏ và thức ăn, đắt hơn. Lãi suất sẽ tăng, và lại càng gây khó khăn cho nền kinh tế.

Chiến tranh tiền tệ

Trung Quốc đang bị la ó bởi chính sách hạ giá đồng nhân dân tệ để thúc đẩy xuất khẩu bằng cách mua đôla Mỹ và bán đi đồng tiền của chính nó.

Và bây giờ Hoa Kì lại đang đối mặt với những lời chỉ trích về việc hạ giá đồng đôla với cùng một mục tiêu như thế. Những bước đi gần đây của cục dự trữ liên bang bơm thêm 600 tỉ đôla vào nền kinh tế đang vấp phải những phản hồi gay gắt từ các nhà làm chính sách trên thế giới rằng Hoa Kì đang cố hạ giá đồng đôla.

Nhưng tình trạng thâm hụt thương mại khổng lồ với Trung Quốc sẽ làm cho Hoa Kì không thể tự mình giải quyết vấn đề của riêng nó. Khi Trung Quốc cho phép đồng nhân dân tệ tăng gần 20% vào khoảng thời gian trước cuộc khủng hoảng tài chính 2008, thâm hụt thương mại giữa 2 nước vẫn mở rộng hơn 40%.

Hơn nữa, Hoa Hì vẫn có thâm hụt thương mại với hầu hết các quốc gia giao thương với nó, thậm chí là các quốc gia có chính sách tỉ giá thả nổi tự do.

Vấn đề thực sự là sự chi tiêu quá hoang phí của người tiêu dùng Hoa Kì, và tình trạng ngược lại ở các nước khác.

“ Vấn đề là chúng ta chi tiêu quá nhiều”, Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng tại Mesirow Financial phát biểu. “ để tái cân bằng thì chúng ta phải có những sự thay đổi cơ bản, điều này sẽ rất dễ gây tổn thương”.

Bằng cách nào để giảm thiểu tình trạng chi tiêu hiện nay của người dân Mỹ, và cách nào để thúc đẩy chi tiêu ở các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn độ không phải là câu trả lời dễ dàng, theo các nhà kinh tế học.

“ Thật khó tránh nó sẽ xảy ra. Câu hỏi là bằng cách nào, Tỉ giá có thể giúp được một phần. Nhưng cuối cùng tiết kiệm và đầu tư là những công cụ chính có thể giúp chúng ta lập lại tình trạng cân bằng.

Source:http://money.cnn.com/2010/11/23/news/international/global_trade_imblances_rebalancing/index.htm