Nhiều quan ngại cho nước Mỹ trong bối cảnh thực hiện kế hoạch cắt giảm ngân sách

Một Ủy ban đặc biệt của Nhà trắng chịu trách nhiệm về cân đối ngân sách chi tiêu của Chính phủ Mỹ sẽ ra bản báo cáo cuối cùng về kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách vào thứ sáu (theo giờ Mỹ) này. Lịch công bố báo cáo quan trọng trong thời điểm nhạy cảm hiện nay đối với chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đó đưa ra là vào hôm nay, thứ tư, ngày 1 tháng 12 năm 2010. Tuy nhiên, sự bất đồng và chia rẽ gay gắt của tiểu ban trực thuộc gồm cả các thành viên của cả Đảng Cộng hòa và Dân chủ.

Việc Đảng cộng hòa thắng thế ở Hạ Viện, Thượng viện và nhiều cơ quan, trong đó có Ủy ban đặc biệt về vấn đề ngân sách sẽ gây một áp lực lớn cho việc hiện thực hóa các giải pháp giải quyết vấn đề chi tiêu và thâm hụt ngân sách. Trước đó, vào đầu tháng 10, một kế hoạch sơ bộ thuộc diện dự thảo cũng được công bố với việc hướng đến mục tiêu cắt giảm chi tiêu và phúc lợi cùng việc rà soát và kiểm tra toàn bộ các khoản thuế thu chính. Theo quy trình, sau khi bản dự thảo hoàn tất, để báo cáo cuối cùng được công bố, cần sự đồng thuận của hầu hết các thành viên trong ủy ban đặc biệt này.

Trên thực tế, vấn đề chi tiêu và thâm hụt ngân sách được nhắc đến, bàn thảo và làm cơ sở cho quá trình xây dựng các kế hoạch chiến lược nhằm đưa nước Mỹ thoát khỏi thời kỳ có mức nợ công và thâm hụt leo thang. Mặc dù đây là một kế hoạch rất khó thực hiện trong ngắn hạn, ngay cả chiến lược hiện thực hóa trong dài hạn vào thời điểm hiện nay cũng là một thách thức lớn với nước Mỹ trước những mâu thuẫn dự kiến sẽ có thẻ gay gắt sau giai đoạn bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ Tổng thống vừa qua. Báo chí Mỹ cảnh báo, chính quyền, doanh nghiệp, người dân đều đang bị lôi kéo vào một cuộc khủng hoảng mới “khủng hoảng chính trị”. Như vậy, những điểm nhạy cảm trong dự thảo và cả báo cáo cuối cùng của kế hoạch đầy tham vọng này, đặc biệt việc cân nhắc sửa đổi một số nội dung liên quan đến chính sách y tế và phúc lợi xã hội, lương lưu hay cắt giảm thuế thu nhập từ lãi của hoạt động tín dụng địa ốc cũng sẽ là một trong những yếu tố góp phần làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chính trị này.

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tổng nợ chính phủ của Mỹ, trong đó riêng phần tăng thêm từ nguồn tài chính dùng cho các chương trình y tế và an sinh xã hội trong giai đoạn khủng hoảng của Chính quyền Tổng thống Barack Obama ước tính sẽ chiếm tới 92,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). So với tỷ lệ khổng lồ 225,9 của Nhật Bản, mức rất cao tới 118,4% của Italy, tỷ lệ khiêm tốn hơn với 84,2% của Pháp, và 81,7% của Canada, tỷ lệ nợ chính phủ so với GDP của Mỹ thuộc diện đã ở mức đáng nguy. Chính công chúng Mỹ cũng rất lo lắng về mức nợ công cao này. Mới đây nhất, 54% trong số người được hỏi của cuộc khảo sát về thuế của CNBC cho rằng chính sách thuế mới sẽ thay đổi theo chiều hướng mức thuế đóng cao lên trong khi dịch vụ công, xã hội và phúc lợi công cộng bị thu hẹp lại. Điều này cho thấy nước Mỹ cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức mới “suy giảm niềm tin công chúng”.

Trong khi nước Mỹ đang phải chờ đợi sự đồng thuận của giới chức liên quan bằng cách bỏ phiếu thông qua báo cáo cuối cùng về kế hoạch chiến lược cắt giảm ngân sách và thâm hụt, các thị trường tài chính lại thể hiện một sự nghi ngờ và lo lắng. Còn các nhà đầu tư thì vẫn tiếp tục rót tiền đầu tư vào các trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành.

Cùng với cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực châu Âu mà nổi lên là vấn đề của Ireland – đang có nguy cơ nhấn chìm khu vực này một lần nữa, cuộc khủng hoảng nợ công nếu xảy ra tại Mỹ, hoặc ít nhất vấn đề thâm hụt ngân sách và kế hoạch cắt giảm chi tiêu không được thực hiện một cách có lợi nhất - đặc biệt đối với công chúng - sẽ khiến cho sự sụt giảm niềm tin của giới đầu tư toàn thế giới vào giá trị tín dụng của Mỹ. Điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra bất chấp dòng vốn chảy trong nước Mỹ qua các thị trường tài chính vẫn được xem là an toàn nhất.






(Sưu tầm từ Internet)