Quá trình đánh giá thực hiện cam kết đa phương của G-20 (MAP)


Thông điệp chính của Hội nghị thượng đỉnh nhóm G-20 khi kết thúc hội nghị tại Seoul – Hàn Quốc là “Nhiều tiến bộ mới đã được thực hiện, ít nhất là những cam kết tại sự kiện quan trọng này nhưng những thách thức về những chính sách tối cần thiết vẫn chứa ẩn nhiều khó khăn, gây cản trở quá trình hiện thực hóa mục tiêu của nhóm hậu G20-Summit. Bản thân mục tiêu tăng trưởng cân bằng, ổn định, bền vững mặc dù được sự đồng thuận lớn của các nhà lãnh đạo cấp cao các nước thành viên cũng khó thực hiện trên thực tế.

Trong bối cảnh đó, quy trình đánh giá việc thực hiện cam kết đa phương (MAP = Mututal Assessment Process) của G20 được xem là dễ nói nhưng khó làm. Một số nội dung được đặt ra làm cơ sở cho quy trình này bao gồm:
-Sản phẩm tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng dựa trên các khuôn khổ của nhóm phải đáp ứng được các mục tiêu khắt khe nhưng lại vẫn phải lạc quan so với những phục hồi trong thời gian qua
-Cải thiện quá trình tái cân bằng các tiến bộ đã đạt được trong thời gian qua, trong đó đặt ra vấn đề các tài khoản vãng lai phải được kỳ vọng quay trở lại thời kỳ trước khủng hoảng
-Việc đưa ra những dự báo tài khóa phải thuận đường đối với việc thực hiện đúng các cam kết tại hội nghị tổ chức ở Toronto – Canada trước đó. Tuy nhiên những rủi ro tiềm ẩn đối với vấn đề tài khóa phải được nhìn nhận song hành với sự tăng trưởng và các kịch bản kinh tế
-Ưu tiên các mục tiêu phối hợp hành động giải quyết các vấn đề ưu tiên như tăng trưởng bền vững, giảm tỷ lệ đói nghèo. Các lĩnh vực ưu tiên cũng bao gồm cải cách cấu trúc và sự linh hoạt của tỷ giá hối đoái nhằm củng cố nhu cầu nội địa của các nền kinh tế mới nổi
-Tiếp tục củng cố chính sách tài khóa tại các nền kinh tế phát triển dựa trên các giải pháp “hướng đến tăng trưởng”; và thực hiện các cải cách thị trường lao động và sản phẩm dịch vụ theo hướng có sự tham gia của tất cả các thành viên nhằm củng cố, phát huy sức mạnh nội khối và năng lực từng thành viên.

Đây cũng là những điểm cơ bản được đề cập trong báo cáo mới đây của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) được thực hiện với sự hợp tác của nhiều tổ chức, bao gồm ILO, OECD, UNCTAD, và WTO.







(Sưu tầm từ Internet)