Các ngân hàng thế giới thấy EU cần phối hợp chính sách hơn nữa

Theo hiệp hội các tổ chức tài chính toàn cầu, Các nhà lãnh đạo châu Âu cần phải tăng cường phối hợp chính sách, đặc biệt là giữa các nền kinh tế chủ chốt của thế giới, nhằm khôi phục niềm tin của thị trường tài chính. "Thiếu sự phối hợp hiệu quả về chính sách – ở cả quy mô toàn cầu và trong nội bộ Liên minh châu Âu – đã góp phần làm tăng căng thẳng trên thị trường hiện tại và gây ra rủi ro lớn hơn cho đợt phục hồi đã đạt được của nền kinh tế toàn cầu," Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cảnh báo.

IIF nói rằng các chính phủ của Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu "cần thiết" phải giúp các quốc gia đang lao vào cuộc khủng hoảng nợ công và các nước đang trong quá trình việc giảm thâm hụt nhưng vẫn chua đủ nhanh và chịu tác động của khủng hoảng nợ công. "Cần nỗ lực hơn nữa, trong đó có đẩy nhanh cổ phần hóa và thực hiện những cải cách cơ cấu cần thiết để cải thiện triển vọng tăng trưởng," IIF nói.

IIF hoan nghênh công bố của EU về gói cứu trợ dành cho đất nước đang gặp khốn khó Ailen, song nói rằng ECB phải tiếp tục thực hiện "các biện pháp bất thường, trong đó có chương trình mua trái phiếu...để giúp kiềm chế rủi ro." IIF nói chính sách tiền tệ nới lỏng tại các nước công nghiệp, trong khi được tạo ra để thúc đẩy tăng trưởng, lại khiến dòng tiền đầu tư chảy liên tục vào các tài sản rủi ro hơn, những cơ hội thu lời cao hơn, thường là vào các thị trường mới nổi. IIF nói điều đó làm nổi bật sự cần thiết phải phối hợp chính sách tốt hơn vì dòng tiền bất ngờ chảy vào sẽ đẩy giá trị đồng tiền của các thị trường mới nổi lên và có thể gây ra mất ổn định. Kiểm soát vốn nói chung là không hiệu quả, IIF nói, và có khả năng làm sai lệch thêm hoạt động của các công ty tài chính và hoạt động kinh tế nói chung.







(Sưu tầm từ Internet)